6. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn
làm điểm đến trong chương trình tour của họ, từ đó có thể đưa ra những chiến lược truyền thông thích hợp.
Tăng cường các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt lựa chọn các kênh truyền thông có lượng người quan tâm nhiều như internet, truyền hình, báo chí, tạp chí du lịch. Trên các ấn phẩm, biển quảng cáo, pano, apphic...cần thiết kế các thông điệp quảng cáo ấn tượng, độc đáo thu hút người xem.
Cần chú trọng tổ chức chuyên nghiệp những hoạt động Hội thảo, triển lãm, quảng bá du lịch Mỹ Sơn. Công tác quảng cáo ngoài trời cần được chú trọng hơn, tiếp tục đầu tư thêm các biển quảng cáo tấm lớn đặt tại các đầu mối giao thông trọng điểm, hay cửa ngõ ra vào của tỉnh, các bãi biển nơi tập trung nhiều người hay tại các công trình công cộng dễ thu hút sự chú ý của công chúng.
3.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn Sơn
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn, trước hết cần giám sát, đánh giá chặt chẽ di tích, bảo quản hiệu quả hiện vật, tăng cường trưng bày, triển lãm và phát huy bảo tàng trong thu hút khách. Thực hiện tốt việc giám sát, đánh giá hiện trạng di tích thường xuyên, định kỳ từ đó báo cáo kịp thời để có các giải pháp tu bổ, trùng tu cấp thiết những di tích có nguy cơ sụp đổ cao, khắc phục sự xuống cấp của các công trình kiến trúc nhằm bảo tồn bền vững. Chú trọng công tác bảo quản hiện vật ngoài trời và xử lý tốt hiện vật tại bảo tàng và kho hiện vật, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng bảo tàng Sa Huỳnh nhằm phát huy giá trị tạo điểm đến trong thu hút khách, liên kết tuyến điểm với các tour tuyến tham quan Mỹ Sơn. Đồng thời góp phần bảo quản hiện vật khoa học, hiệu quả.
Quản lý và bảo tồn di tích, di sản phải gắn liền và bảo đảm lợi ích của cộng đồng và trên hết phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và nhân dân, trong đó vai trò của nhân dân hết sức quan trọng. Trong đó có thể chú trọng các hoạt động như mở rộng đưa chương trình đưa giáo dục di sản vào học đường; Tăng cường phổ biến pháp luật cho người dân về bảo tồn văn hóa, bảo vệ di sản, tránh việc xâm hại các công trình kiến trúc, xâm hại khai thác lâm sản trong diện tích rừng khoanh cấm, hỗ trợ sinh kế để người dân chuyển đổi mô hình kinh tế, đồng thời thực hiện các cam kết gắn trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi với người dân thông qua các chương trình chính sách hỗ trợ cho giảm nghèo, các chương trình phúc lợi để người dân thừa hưởng.
Tổ chức tốt công tác an ninh trật tự, không trống chỗ, trống vị trí, thời gian trực tại di tích. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các đối tượng vào di tích không vì mục đích tham quan. Bảo vệ tốt sự an toàn tính mạng du khách, tài sản cơ quan. Phát
huy vai trò của các lực lượng nòng cốt trực sẵn sàng chiến đấu trong các dịp lễ tết, sự kiện quan trọng.
Tập trung làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Triển khai thực hiện Đề án rừng cảnh quan di sản, thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và vùng cảnh quan xung quanh, đảm bảo cảnh quan môi trường. Phục hồi tiến đến bảo tồn bền vững và khai thác hiệu quả các giá trị rừng tự nhiên. Tổ chức tốt công tác phòng cháy chữa cháy, sẵn sàng các phương án đối phó kịp thời với những diễn biến phức tạp trong những tháng cao điểm mùa nắng nóng, mưa bão. Đẩy mạnh việc tuần tra ngăn chặn việc xâm hại rừng tự nhiên, khai thác lâm sản.
- Đào tạo nguồn nhân lực:
Quảng Nam nói chung và riêng Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phải luôn chú trọng công tác hợp tác quốc tế để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ trong công tác trùng tu và quản lý di tích nhằm chủ động trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.
Thực tế cho thấy giải pháp này vừa có giá trị thực tiễn, vừa tạo nguồn lực, góp phần đáng kể trong việc bảo tồn các giá trị cốt lõi của di sản. Tuy vậy, trong thời gian dài, việc trùng tu chủ yếu dựa vào đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên đến từ các quốc gia thông qua những dự án trùng tu, bảo tồn di sản. Do đó, yêu cầu cấp bách của tỉnh Quảng Nam là phải có đội ngũ nhân lực có trình độ, đảm bảo ứng cứu, bảo tồn di sản. Đáp ứng đòi hỏi này, một dự án về Trung tâm đào tạo nghề trùng tu di tích và bảo tồn di tích văn hóa tại Quảng Nam đã ra đời nhằm đào tạo công nghệ khảo cổ học, phục chế hiện vật, trùng tu, quản lý kiến trúc. Dự án do Đại sứ quán Italy, Cơ quan Hợp tác phát triển Italy (AICS), Trường Đại học Bách khoa Milan (Italy) phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam triển khai từ năm 2017.
Đồng thời tiếp tục hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Italy, Ba Lan... và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, việc khai quật, bảo tồn, trùng tu trên cơ sở giữ nguyên giá trị cốt lõi của di sản đã giúp các tháp, nhóm tháp trung tâm B,C,D và nhóm G, E7, K, H trong quần thể DSVH thế giới Mỹ Sơn lấy lại được một phần hình hài cổ xưa của mình.
Việc mời các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới không những giúp cứu vãn, phục hồi di sản một cách bền vững mà còn hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, giảng viên, công nhân lành nghề, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản. Và cần phải xem xét một cách khoa học lại toàn bộ quá trình trùng tu gia cố các di tích Chăm ở Mỹ Sơn nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất cho giai đoạn trùng tu sắp tới đặc biệt là trùng tu nhóm tháp A năm 2020
Thực tiễn phát triển chỉ ra rằng con người luôn là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển, vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện thông qua các chương trình lớn
Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ quản lý, bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch
Đào tạo và thu hút nhân tài: Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường với mục tiêu phát triển bền vững
Xã hội hoá công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.
Trùng tu di sản, đào tạo nghề trùng tu di tích được các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu áp dụng tại DSVH thế giới Mỹ Sơn, góp phần đắc lực trong việc phục hồi nguyên gốc giá trị cổ xưa của di sản.
Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có tay nghề cao còn tạo tiền đề vững chắc giúp tỉnh tích lũy kinh nghiệm trùng tu, chủ động hơn trong việc bảo tồn các di sản khác của tỉnh nói riêng và di sản trong Tiểu vùng sông Mekong nói chung.