Phát huy giá trị di sản gắn với du lịch

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Phát huy giá trị di sản gắn với du lịch

Thời gian qua nhờ sự nỗ lực trùng tu, cải tạo bền bỉ của địa phương và nguồn lực hỗ trợ đáng kể từ các tổ chức trong và ngoài nước, các di sản của Quảng Nam nói chung và riêng di sản văn hóa Mỹ Sơn không chỉ được bảo tồn nguyên vẹn các giá trị mà còn phát huy được những giá trị ấy để trở thành động lực thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển.

Quảng Nam đang từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, với 6,5 triệu lượt du khách năm 2018, trong đó gồm 3,5 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu từ du lịch đạt khá cao và không ngừng tăng lên. Song song với đó hình ảnh, uy tín của Mỹ Sơn ngày càng trở nên gần gũi, thân thiện với nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế, thu hút lượng du khách đến tham quan, nghiên cứu Mỹ Sơn ngày càng đông, bình quân mỗi năm Mỹ Sơn đón gần 400.000 lượt du khách (năm 2018), đem lại nguồn thu đáng kể để đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn di tích

Có thể thấy cho đến nay công tác phát huy giá trị di sản gắn với du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn đã đạt được nhiều thành công, nhưng nhìn chung tiềm năng và lợi thế về du lịch của Mỹ Sơn mới chỉ được khai thác qua bán vé vào thăm di tích là chủ yếu; sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, hoạt động dịch vụ còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao; chưa có cơ chế đầu tư phát triển phù hợp để gắn kết chặt chẽ lợi ích của nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong vùng di tích như Hội An đã làm được. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cảnh quan, bồi đắp và phát triển tài nguyên du lịch Mỹ Sơn tuy đã có cố gắng nhưng chưa thật xứng tầm. Phần lớn các hợp phần chưa triển khai thực hiện trong quy hoạch tổng thể về Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn đã được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ (Quyết định 1915). Chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn vào khu vực Mỹ Sơn- Thạch Bàn, chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn. Việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các hàng hoá đặc thù của địa phương chưa được chú trọng. Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa được đầu tư nên du lịch Duy Xuyên chưa có sức hút đối với khách du lịch.

Hạ tầng cơ sở ở nhiều điểm trong huyện Duy Xuyên còn yếu (Duy Sơn, Đông Bình - Trà Nhiêu, Bãi tắm Duy Hải...) do thiếu nguồn đầu tư; Đội ngũ nhân lực hoạt động trên lĩnh vực du lịch, trong đó có 50% có trình độ Đại học du lịch, ngoại ngữ theo Đề án chưa đạt được yêu cầu. Mối quan hệ với các Trung tâm du lịch, các hãng lữ

hành để thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và mời gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế. Sản phẩm du lịch và dịch vụ nhìn chung còn đơn điệu, các trang web quảng bá còn nghèo thông tin, việc giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch địa phương chưa mang tính chuyên nghiệp. Là địa phương có di sản thế giới nhưng lượng khách du lịch đến Duy Xuyên còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng lượt khách đến Quảng Nam.

Đối với Mỹ Sơn, để tiếp tục bảo tồn, phát huy một cách bền vững cụm di sản này cần hướng tới những mô hình tăng trưởng bao trùm trong việc phát triển du lịch gắn với giá trị di sản; gắn việc giải quyết hài hòa giữa bảo vệ, phát huy giá trị di sản với việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân sinh sống trong vùng di sản. Định hướng này sẽ tác động rất tích cực trở lại đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

2.3.1.1. Quy mô và cơ sở kinh doanh du lịch quanh vùng di sản

Theo quan sát, vùng phụ cận của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn nằm trong lưu vực rộng của hệ thống các con sông lớn và huyện Duy Xuyên, mảnh đất có bề dày của địa tầng văn hóa, những di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, làng nghề, cùng với những thắng cảnh đẹp. Vùng phụ cận này còn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng, kết nối qua đường bộ và đường sắt. Đây là những điều kiện rất thuận lợi trong liên kết vùng để phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch cùng với quần thể di tích Mỹ Sơn.

Để có cơ sở mở rộng quy mô du lịch và đẩy mạnh phát triển du lịch quanh vùng di sản, trong những năm qua, huyện Duy Xuyên đã tập trung vào công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, cùng cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Dựa vào đặc điểm thế mạnh vùng địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, huyện đã quy hoạch thành 3 vùng trọng điểm du lịch có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

Trong đó, vùng Đông với các xã Duy Phước, Duy Vinh, Duy Nghĩa với tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, lịch sử Hội An, Cù Lao Chàm; vùng Tây nơi tiếp giáp Di sản Mỹ Sơn được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái Mỹ Sơn - Thạch Bàn, du lịch sinh thái cánh đồng sen ở Duy Sơn làm vệ tinh lan tỏa đến các vùng phụ cận vùng sâu trong đất liền là sản phẩm du lịch đặc sắc, có thế mạnh của tỉnh Quảng Nam. Nơi đây cũng là điểm đến thu hút nhiếp ảnh gia yêu thích sự huyền bí, riêng biệt ở thánh địa. Cạnh đó, các địa điểm trong vùng di tích như Nhà thờ Trà Kiệu, Đức Mẹ Trà Kiệu, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – Chămpa cũng được sự đầu tư khang trang để đón khách hơn. Các hàng quán ăn uống, quầy lưu niệm của hộ cá nhân kinh doanh như bánh bột lọc, cơm gà, cháo lươn, bánh mỳ, mỳ Quảng… cũng đã dần đi vào hoạt động có quy hoạch, tạo được vùng phụ cận tuy không quá sầm uất như đô thị Hội An hay thành phố Đà Nẵng gần đó, nhưng cũng đảm bảo cung cấp được cho khách các dịch vụ du lịch cần thiết của chuỗi cung ứng du lịch trong ngày, hoặc ngắn ngày đầy đủ.

Có thể xem bảng thống kê các địa điểm du lịch cơ bản, các cơ sở phục vụ du lịch đã được đưa vào hoạt động ở vùng phụ cận khu vực di sản văn hóa Mỹ Sơn sau:

Bảng 2.7. Thống kê các điểm, cơ sở phục vụ du lịch tại vùng phụ cận di sản văn hóa Mỹ Sơn (Nguồn: Tác giả)

Di tích lịch sử Di tích văn hóa Du lịch sinh thái Nhà hàng, khách sạn Làng nghề truyền thống

Khu tưởng niệm Đặc khu Ủy Quảng Đà Kinh thành Sinhapura (Trà Kiệu) Làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu Khách sạn Mỹ Sơn Heritage Làng chiếu An Phước Đài tưởng niệm

Vĩnh Trinh

Lăng Bà Thu Bồn

Khu du lịch sinh thái Thủy

điện Duy Sơn

Làng Homestay Mỹ Sơn Làng đúc đồng Phước Kiệu Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh – Chămpa Cụm du lịch sinh thái đập Thạch Bàn Nhà hàng thung lũng Mỹ Sơn Làng chiếu Bàn Thạch Di tích Gò Lồi Làng trái cây Đại Bình Làng gốm sứ La Tháp Tháp Dương bi Làng rau Trà Quế Làng Dầu chổi Duy Trinh

Chùa Vua Làng lụa Mã

Châu Di tích

Triền Tranh Lăng mộ Đoàn Quí Phi

Đình Mỹ Xuyên Đông

Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch những vùng trọng điểm, lấy DSVH thế giới Mỹ Sơn làm trung tâm, huyện Duy Xuyên đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nhà đầu tư, nhờ vậy cơ sở hạ tầng tại những vùng trọng điểm đã hoàn thành và đang kêu gọi các doanh nghiệp triển khai dự án.

Tại vùng Đông, nơi có thế mạnh về du lịch biển đảo, việc đưa cầu Cửa Đại vào sử dụng mở ra nhiều cơ hội cho du lịch vùng này phát triển, kéo dài vệt du lịch ven biển từ Non Nước - Hội An - Duy Xuyên.

Tại vùng Tây, cầu Giao Thủy đã xây dựng xong, kết nối hạ tầng giao thông với các huyện, thành phố lân cận và tuyến đường lên huyện miền núi Nông Sơn được triển khai là cơ hội để du lịch vùng này ngày càng đa dạng, khai thác có hiệu quả bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số dưới chân dãy Trường Sơn.

Trong thời gian tới, Ban Quan lý sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng trong khu di sản; tiếp tục ưu tiên các chương trình phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tổ chức thực hiện kết nối, hợp tác với các công ty, hãng lữ hành. Đồng thời tăng cường liên kết giữa đơn vị quản lý và doanh nghiệp du lịch nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ thông tin, tri thức đến các doanh nghiệp để liên kết phát triển.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam tiếp tục xây dựng các sản phẩm du lịch mới theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử cũng như các sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Chăm Pa; xây dựng Mỹ Sơn thành điểm du lịch có chất lượng theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường...

2.3.1.2. Sản phẩm du lịch tại khu di tích Mỹ Sơn

Với các định hướng mở rộng, gắn liền với việc bảo tồn trùng tu di sản với hoạt động du lịch, chính quyền địa phương cũng như Ban Quản lý di tích đã triển khai đầu tư về hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông tại khu đền tháp Mỹ Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức được nhiều sản phẩm du lịch. Đặc biệt là các sản phẩm gắn liền với văn hóa Chămpa như tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa Chăm, bán các sản phẩm lưu niệm có nội dung về văn hóa Chăm, sản phẩm của các làng nghề thủ công quanh vùng di sản.

Hạ tầng du lịch Mỹ Sơn ngày càng hoàn thiện, ngày một đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan. Hệ thống giao thông nội bộ được đầu tư tạo thuận lợi trong phát triển các sản phẩm du lịch hiện đại. Các trung tâm dịch vụ dần dịch chuyển khỏi vùng lõi di tích hình thành các khu vực mới như Khe Thẻ, Nhà Đôi. Chất lượng hạ tầng được quan tâm, nhiều công trình kiến trúc vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa hài hòa với tự nhiên và không gian khu di sản. Hệ thống môi trường được xử lý, các công trình vệ sinh được xây mới tại các khu vực đáp ứng mọi đối tượng khách, các khu vực quy hoạch được tổ chức điều chỉnh từng bước nhằm xây dựng phát triển dịch vụ.

Sản phẩm du lịch được đổi mới và nâng cao chất lượng, xây dựng nhiều sản phẩm mới được du khách đánh giá cao. Phát triển dịch vụ xe điện thân thiện với môi trường và phù hợp với loại hình du lịch hiện đại. Đưa vào khai thác sản phẩm như chụp hình qua vé, cho thuê trang phục Chăm kết hợp với chụp hình in trên sản phẩm lưu niệm. Xây dựng và triển khai vị trí dừng nghỉ kết hợp quảng bá sản phẩm truyền thống Chăm trên hành trình tham quan theo lộ trình đi E,F. Đặc biệt, tổ chức biểu diễn văn nghệ dưới chân tháp mang lại nét mới, tạo sự sống động cho di tích.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ được quan tâm với những sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm làng nghề như dầu chổi, chè lá dung, gốm thủ công… Củng cố chất lượng công tác thuyết minh tạo sức lan tỏa và để lại ấn tượng tốt đẹp, nội dung thuyết minh ngày càng thống nhất, chất lượng thuyết minh ngày một đồng đều hơn. Công tác liên kết, xúc tiến quảng bá được đơn vị đặc biệt quan tâm. Hằng năm, đều tổ chức gặp gỡ với doanh nghiệp du lịch, hỗ trợ thông tin đến doanh nghiệp một cách chủ động kịp thời, phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan và phóng viên báo chí

trong nước và quốc tế làm phim, phóng sự, tăng cường đầu tư nội dung thông tin Website Mỹ Sơn, kết nối với các thông tin đầu mối và các di sản khác tại Việt Nam nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh. Xuất bản nhiều loại hình ấn phẩm, đĩa video, phục vụ cho việc nghiên cứu và quảng bá giá trị di sản toàn cầu khu đền tháp Mỹ Sơn.

Về lĩnh vực du lịch cộng đồng, đây là một trong ba trụ cột được xác định trong bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn nên thời gian qua công tác này được các cấp ngành huyện, tỉnh, thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Ngoài việc hình thành làng du lịch cộng đồng Homestay Mỹ Sơn từ năm 2013, đến nay, thông qua các hoạt động đơn vị đã thường xuyên hỗ trợ sự phát triển của làng. Năm 2018, đơn vị đã chủ động đề xuất, phối hợp với UBND và các ban ngành xã Duy Phú tổ chức Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ làng du lịch cộng đồng và triển khai nhiều nhóm giải pháp đạt kết quả như củng cố lại Ban Quản lý Làng, xây dựng sản phẩm dầu chổi Mỹ Sơn, vừa khôi phục sản phẩm làng nghề của địa phương tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương vừa đa dạng sản phẩm dịch vụ.

Theo số liệu thống kê, tổng lượt khách đến Mỹ Sơn thời gian gần đây tăng vọt. Nếu so với thời gian năm 2015 từ 198.143 lượt khách so với 6 tháng đầu năm 2019 đã đạt 213.685 lượt khách. Có thể xem bảng sau:

Bảng số 2.8. Thống kê số lượng khách và doanh thu đạt được tại Mỹ Sơn từ năm 2015 đến năm 2019

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 6 tháng đầu năm 2019

Tổng lượt khách:

198.143 người 282.159 người 342.082 người 389.729 người 213.685 người Doanh thu đạt được 31.418.818.198 đồng 44.740.931.033 đồng 54.242.704. 144 đồng 61.797.916.452 đồng 34.709.541.647 đồng. (Nguồn BQL)

Qua bảng biểu trên chúng ta thấy rằng trong giai đoạn từ năm năm 2015 đến sáu tháng đầu năm 2019 tổng lượt khách đến Mỹ Sơn tăng qua từng năm đồng thời doanh thu đạt được cũng tăng theo. Từ năm 2015 doanh thu đạt được là 31.418.818.198 đồng đã tăng dần đến 6 tháng đầu năm 2019 đã đạt 34.709.541.647 đồng.

Trong số các sản phẩm du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn, ngoài các chương trình giới thiệu, tham quan được đội ngũ hướng dẫn viên chuẩn bị chu đáo, các sản phẩm nhận được sự quan tâm nhiều của du khách là sản phẩm múa Chăm, và bán hàng lưu niệm.

Với loại hình múa Chăm, đây thực sự là một giá trị văn hóa độc đáo, thể hiện sự giao hòa giữa âm dương, trời đất, giữa con người và cõi tâm linh huyền bí. Múa Chăm đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong những hoạt động đón khách của khu DSVH thế giới Mỹ Sơn. Nội dung các bài múa gồm các trích đoạn như: múa quạt tiếng Chăm gọi là Tamia Tadik có thể kết hợp thao tác tất cả điệu múa truyền thống như : Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử), Wah gaiy (chèo

thuyền), Mưmơng, Mrai…Múa đội lu tiếng Chăm gọi là Tamia Đwa buk là điệu múa có hình thái từ đội Thong Hala trong lễ lên tháp và kết hợp với thao tác đội lu nước trong sinh hoạt. Các loại múa dành cho nam giới đã có mặt và tồn tại lâu đời, điệu múa tượng trưng cho sự chiến đấu của người nam Chăm, theo nhịp trống lúc cao trào, dứt khoát; Múa Apsara.

Bên cạnh đó du khách còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức các làn điệu dân ca, điệu múa, các loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Chăm.

Dịch vụ biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm phục vụ du khách được nâng lên từ 2 suất vào mỗi buổi sáng thành 4 suất chính trong ngày. Đặc biệt có 2 suất biểu diễn bên ngoài khu tháp, tái hiện lại đời sống văn hóa của người Chăm

Khi đến tham quan Mỹ Sơn, du khách sẽ được thưởng thức màn múa Chăm ngay dưới chân tháp cổ. Trong chương trình văn nghệ dân gian Chăm tại đây có các

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mỹ sơn để phục vụ phát triển du lịch (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)