6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Bảo tồn di tích trước tác động của tự nhiên và bảo vệ rừng cảnh quan Mỹ
giữa bảo tồn, phát huy di sản với mặt trái của kinh tế thị trường. Bởi thực tế với sức hút của các khu Di sản đồng nghĩa với việc lượng người đến ngày một đông sẽ tạo nên nhiều áp lực về giao thông; nơi ở và sinh hoạt, buôn bán, môi trường sinh thái... Thực tế cho thấy việc gắn kết phát triển du lịch, kinh tế sẽ kéo theo những nguy cơ làm nhiều nét truyền thống xưa bị phai nhòa, một số di tích quá tải, hư hỏng, xuống cấp…
(Nguồn: BQL DSVHMỹ Sơn)
DSVH do tiền nhân sáng tạo đã vượt qua sự tác động khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và cho đến nay bao thế hệ con người Quảng Nam vẫn trân trọng, nâng niu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Việc huy động sức mạnh cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản hiện vẫn được chính quyền và người dân ở đây chăm lo giữ gìn. Nỗ lực của cộng đồng dân cư chính là yếu tố cơ bản, quyết định sự sống còn của DSVH Mỹ Sơn.
2.2.1. Bảo tồn di tích trước tác động của tự nhiên và bảo vệ rừng cảnh quan Mỹ Sơn Mỹ Sơn
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tại Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII). Ngoài những giá trị của các công trình kiến trúc, cảnh quang thiên nhiên chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa lịch sử, môi trường và cảnh quan. Dòng suối Khe Thẻ khởi nguồn từ ngọn núi thiêng đổ xuống thung lũng và chảy về hướng Bắc hòa vào sông Mẹ Thu Bồn tạo cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành đồng thời cũng là nơi sinh sống và phát triển của các loài thủy sinh dưới nước, hệ động thực vật trên cạn. Một hợp phần quan trọng cấu thành nên Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, được bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1979, được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2009 và đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.
Vì khu vực DSVH Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng, có địa hình phức tạp trên nên địa chất không đồng nhất. Toàn bộ khu thung lũng được bao quanh bởi một vòng núi đất, núi đá có độ cao từ 120m đến 350m. Đỉnh Răng Mèo (có tên gọi khác là đỉnh Hòn Đền) là đỉnh cao nhất, khoảng 750m so với mặt nước biển. Trên các sườn núi, đỉnh núi được bao phủ bằng một lớp thực vật dày đặc gồm các loại cây rừng có chiều cao từ 5m đến 20m. Trên các sườn núi có nhiều nguồn suối nhỏ dồn nước vào con suối lớn có tên là suối Thẻ, chảy từ trong thung lũng Mỹ Sơn ra hợp lưu với một dòng Tụ thủy (phía Đông Bắc) đổ ra hồ Thạch bàn ở phía Tây. Sườn núi có độ dốc lớn nhưng hệ thống suối ngắn, nên về mùa khô nước thường cạn, mùa mưa tạo lũ. Mức ngập lũ thường xuyên hàng năm ở cốt 37,7m - 37,8m, cao hơn cốt nền nhóm D trong khu di tích khoảng 0,3m - 0,4m. Như vậy có thể thấy khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng với vị trí địa hình như vậy lại nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu rất khắc nghiệt nên chịu tác động những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm cao, gió, chịu ảnh hưởng thường xuyên của lũ lụt… trải qua thời gian tồn tại rất nhiều tháp đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng.
Mỹ Sơn nằm trong vùng nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 25 - 26C, độ ẩm trung bình 85%. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 năm này đến tháng 4 năm sau, hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trong năm khoảng 2000- 3500mm và có hướng gió thịnh hành trong mùa đông thuộc góc phần tư bắc tây bắc, bắc đông bắc chiếm tần suất tuyệt đối 80- 90%. Số lượng bão trung bình một năm khoảng 9 cơn bão, tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11. Hàng năm có khoảng 50 - 80 cơn dông. Mùa dông trùng với mùa gió hạ từ tháng 4 đến tháng 10. Tốc độ gió mạnh nhất trong cơn bão có thể đạt tới 35 - 40 m/s. Đặc điểm thủy văn khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng nhỏ với diện tích lưu vực khoảng 10Km2. Chịu tác động chủ yếu của dòng suối Khe Thẻ. Suối Khe Thẻ là một hệ thống gồm nhiều nhánh suối nhỏ phía thượng nguồn, tụ lại chảy vòng quanh các khu đền tháp chính của Khu di tích sau đó chảy về hạ nguồn dòng suối chính Khe Thẻ và đổ ra hồ Thạch Bàn ở phía Bắc của Khu di tích Mỹ Sơn.
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình (0C) các tháng trong giai đoạn 2001-2015
Nhiệt độ trung bình theo tháng(0C)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trung bình 21,3 22,8 24,5 26,9 28,8 29,6 29,0 28,5 27,3 25,7 24,4 22,2
(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng Tam Kỳ - Quảng Nam)
Nhiệt độ trung bình các tháng chênh lệch nhau không nhiều, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 21,30C. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 với nhiệt độ là 29,60C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất và cao nhất là 8,30C.
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 2001-2015
Năm Nhiệt độ trung bình (0C) Năm Nhiệt độ trung bình (0C)
2001 25,8 2009 25,9 2002 26,1 2010 26,4 2003 26,0 2011 25,1 2004 25,6 2012 26,4 2005 25,9 2013 25,8 2006 26,3 2014 26,1 2007 25,8 2015 26,3 2008 25,3 2016 26,0
(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng Tam Kỳ - Quảng Nam)
Nhiệt độ trung bình trong cả thời kỳ là 25,9°C. Theo số liệu quan trắc, không có năm nào nhiệt độ trung bình năm xuống thấp hơn 25°C. Năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 2011, đạt 25,1°C. Năm có nhiệt độ cao nhất là năm 2010, 2012 đạt 26,4°C.
* Đặc điểm về lượng mưa
Khí hậu tỉnh Quảng Nam chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa: Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7, tháng 1 và tháng 8 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa.
Đây là khu vực có lượng mưa lớn trong khoảng 2000-3500mm. Chịu tác động của 2 đợt gió mùa chính, đó là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong giai đoạn 2001-2015
Năm Lượng mưa trung bình theo tháng (mm)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Trung bình (mm) 165,6 48,2 93,8 50,3 96,2 97,7 96,4 161,1 387,5 700,2 556,8 325,7
(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng Tam Kỳ - Quảng Nam)
Lượng mưa có sự biến động mạnh giữa các mùa và các tháng trong năm. Mùa khô lượng mưa thấp: tháng 2 lượng mưa trung bình đạt 48,2mm/năm; các tháng còn lại trong mùa khô lượng mưa cũng không nhiều, dao động trong khoảng từ 50- 100mm/năm.Mùa mưa tập chung từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa từ 325- 700mm/tháng cao hơn từ 10-15 lần so với các tháng mùa khô.
Bảng 2.5. Lượng mưa và số ngày mưa trung bình năm giai đoạn 2001-2015
Năm Lượng mưa trung bình (mm) Ghi chú
2001 2.869
2005 3.237
2010 2.706
2015 2.214
Trung bình giai đoạn (16 năm) 2.614,25
Lượng mưa trung bình của khu vực là 2.614,25mm/năm. Theo thang đánh giá lượng mưa, đây là khu có lượng mưa rất nhiều (trên 2.500m). Lượng mưa hàng năm có dao động trong khoảng từ 2.214mm đến 3.237mm.
2.2.1.2. Công tác xử lý nấm mốc bề mặt gạch Chăm cổ và đá sa thạch
Trong thời gian qua công tác bảo vệ di tích trước tác động bởi thiên nhiên luôn được quan tâm hàng đầu. Các chương trình nghiên cứu và tu bổ diễn ra thường xuyên vì đặc thù khu đền tháp mỹ sơn là di sản văn hóa gồm những di tích ngàn năm tuổi. Điều kiện thiên nhiên khu vực này lại vô cùng khắc nghiệt, mưa nhiều lại nắng nhiều, độ ẩm rất cao. Do đó đây là nơi có môi trường rêu và thực vật rất phát triển gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
Qua thực tế cho thấy khí hậu tại khu đền - tháp Mỹ Sơn rất khắc nghiệt và có sự nhiễu loạn khó lường. Do đó sự phát triển của các loại địa y nơi đây rất nhanh, chủ yếu là loại địa y trắng, là loại địa y “vảy cứng” có khả năng sinh trưởng bám sâu vào vật liệu, phân huỷ vật liệu và tạo ra các axit hữu cơ (ví dụ axit oxalic) trên bề mặt gạch. Sự phát triển của chúng hình thành các bẫy làm ngăn cản quá trình bay hơi nước, làm nền để giúp cho các loại vi sinh vật khác phát triển. Chúng phá huỷ bề mặt vật liệu gây ảnh hưởng đến độ bền vững của cấu trúc. Chính vì vậy, việc loại bỏ các dạng vi sinh vật gây hư hỏng trên bề mặt gạch, đá sa thạch và bảo quản chống tác nhân gia tăng độ bền cho vật liệu gạch, đá sa thạch tại khu đền tháp Mỹ Sơn đang thực sự rất cấp bách và cần thiết. Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có những giải pháp phù hợp, kịp thời ngăn chặn, hạn chế sự xâm lấn của các tác nhân vi sinh vật. Công tác loại bỏ nấm mốc, rêu, địa y, thực vật bậc cao và bảo quản bề mặt gạch, đá sa thạch cần tuân thủ theo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến các yếu tố gốc; không làm biến đổi hay thay đổi cấu trúc của vật liệu; các chế phẩm thân thiện với môi trường.
Sự hư hỏng bề mặt khu di tích có rất nhiều dạng, một trong những dạng đó là hư hỏng bề mặt do các yếu tố vi sinh học gây nên trên bề mặt gạch các nguyên vật liệu. Trong khí hậu mưa nắng khắc nghiệt ấy, các loài vi sinh vật đã phát triển bám sâu vào bề mặt vật liệu gạch, thậm chí đối với vật liệu đá sa thạch có độ bền cao cũng bị vi sinh vật xâm hại làm biến màu đá, tạo ra các mảng ố vàng, vẩy trắng ăn mòn bề mặt. Ở các ví trí có độ ẩm cao, nước bị ứ đọng, các vật liệu bị vi sinh vật tấn công phá huỷ trực tiếp, làm thay đổi các đặc tính lý, hoá của vật liệu, thay đổi thành phần cấu tạo của vật liệu và chuyển chúng thành nguồn thức ăn.
Đơn cử như tháp B4, tòa tháp được lựa chọn để khảo sát, thí nghiệm loại bỏ nấm mốc, rêu, địa y và các thực vật bậc cao. Để tiến hành loại bỏ đối tượng gây hại trên bề mặt gạch và đá sa thạch, công tác trùng tu đã trình tự tuân theo các bước như:
+ Bước 1: Khảo sát đánh giá hiện trạng, xác định các loài nấm mốc gây hại chính của đối tượng vật liệu di tích bị hư hỏng lập hồ sơ các thành phần hư hỏng trước khi xử lý để lựa chọn xây dựng phương pháp phù hợp đối với mỗi dạng hư hỏng khác nhau ở mức độ khác nhau.
+ Bước 2: Phương pháp xử lý cơ học bề mặt là làm sạch các dạng bẩn do nấm mốc, rêu, địa y, tảo, bụi bẩn...bám trên bề mặt gạch, đá bằng các dụng cụ, thiết bị như bàn chải mềm, chổi, khăn mềm, hoặc các thiết bị chuyên dụng hiện đại khác có điều chỉnh tốc độ phun khô...không làm trầy xước và ảnh hưởng đến bề mặt vật liệu. Công đoạn này hỗ trợ cho việc loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn trên bề mặt được hiệu quả hơn.
+ Bước 3: Loại bỏ, xử lý các dạng bẩn do nấm mốc, rêu, địa y, tảo... bằng công nghệ hóa học, đây là công đoạn dùng các chế phẩm loại trừ hữu cơ thấm ướt, hòa tan các dạng bẩn, làm mất khả năng bám trên bề mặt gạch, đá. Sau đó sử dụng lực tác động nhỏ sẽ làm cho các chất bẩn được tách và lôi kéo gần như hoàn toàn ra khỏi bề mặt gạch, đá. Công đoạn này loại bỏ hoàn toàn các dạng bẩn do vi sinh như nấm mốc, rêu, địa y gây hại trên bề mặt vật liệu di tích.
Chuẩn bị bề mặt gạch, đá đảm bảo hoàn toàn khô và sạch các chất bẩn bám trên bề mặt trước khi tiến hành phun chế phẩm bảo quản chống tác nhân gây hại quay trở lại.
+ Bước 4: Bảo quản chống các tác nhân gây hại cho bề mặt gạch, đá để gia tăng độ bền thời tiết cho bề mặt gạch, đá bằng công nghệ hóa học là : Sử dụng chế phẩm bảo quản chống nấm mốc theo cơ chế tạo một lớp màng phủ ngoài bề mặt kỵ nước không màu, không bóng, không làm thay đổi bề mặt của vật liệu di tích nhằm hạn chế sự thẩm thấu của nước bên ngoài, nhưng nước bên trong vật liệu có thể thoát ra.
Việc miêu tả khái quát các bước như trên để thấy được mối nguy hại và những khó khăn mà các đền tháp trong khu di tích đang phải chịu trước nhưng tác động của tự nhiên.
Trong công tác bảo tồn, trung tu, trên hành trình tìm lại hình hài vốn có cũng như những giá trị cổ xưa của mình, DSVH thế giới Mỹ Sơn đã tiếp nhận, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, chuyên gia đến từ nhiều quốc gia, cơ quan của Trung ương như Viện Trùng tu di tích, Viện Khảo cổ, Cục di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Danh thắng Quảng Nam… thực hiện các dự án trọng điểm: Dự án của tổ chức Lerici Foundation thông qua tổ chức UNESCO tài trợ 200.000 USD (năm 1999) thực hiện chương trình thông tin địa lý (GIS) cho Khu di sản Mỹ Sơn. Dự án hợp tác với tổ chức America Express tài trợ thông qua Quỹ Di sản thế giới 75.000 USD (năm 2002) cùng với viện Khảo cổ học tiến hành khai quật 2 đợt (2002 và 2005) khơi thông dòng suối Khe Thẻ đoạn chảy qua giữa khu A và khu BCD nhằm chống sạt lở nhóm tháp A. Cuộc khai quật suối Thẻ vào năm 2002 đã vớt được ở lòng suối nhiều hiện vật bằng đá đã giải quyết phần nào về thoát nước và cải thiện được một phần tình trạng ngập úng.
Hầu hết các phế tích ở Mỹ Sơn (ngoại trừ những di tích đã được trùng tu cứu vãn trong thập kỷ 80) đều ở dạng bị thời gian và bom đạn chia tách thành từng mảng, phá thủng, đánh sập, vùi lấp trong những đống đất, bị rạn nứt, xiêu vẹo. Gạch và đá bị phong hoá do độ ẩm cao và do sự khác biệt và biên độ biến đổi của nhiệt độ. Cỏ cây xâm thực khắp mọi nơi mọi chỗ trên toàn bộ khu phế tích. Tất cả đều ở trong tình
trạng kỹ thuật rất xấu. Các đền tháp chưa được trùng tu có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào như Kalan G1, hoặc nhiều đền tháp hiện còn đứng vững lại nhờ vào chính các cây mọc hoang đan rễ giằng lại.
2.2.1.3. Kè sinh thái chống sạc lở khu vực BCD
Quá trình thực hiện mô hình do có tác động vào dòng chảy của suối Khe The và hoạt động du lịch thường xuyên tại khu Di tích văn hóa Mỹ Sơn nên quá trình thực hiện cần tuân thủ những trật tư logic được lên kế hoạch và nhằm hạn chế tác động vào khu Di tích đồng thời hạn chế tối đa việc tác động làm thay đổi cảnh quan trong khu vực và kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Ban quản lý khu di tích.
Về mùa khô lòng suối Khe Thẻ nhiều đoạn rất hẹp chiều rộng trung bình khoảng 1,5m. Nhiều vị trí bị sạt lở lòng suối có thể nhỏ hơn 1m. Quá trình thi công lại diễn ra ở cả 2 bên bờ suối. Nếu thi công đồng thời sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Chính vì vậy, cần có kế hoạch thi công rõ ràng và chi tiết. Không thể thi công đồng thời 2 bên bờ suối làm ảnh hưởng đến dòng chảy.