6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Định hướng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn
3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước
Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; khích lệ sáng tác giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội” [37]
Các văn bản của Trung Ương cũng thể hiện rõ hơn văn kiện Đại hội Đảng, cụ thể như:
+ Quyết định số 1915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn 2008 – 2020.
+ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005 của Thủ tuớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;
+ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
+ Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị Ban CHTW Đàng Cộng sản Việt Nam (khóa XII) đã ban hành Nghị Quyết số 09/NQ-TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Nghị định số 109/2017/NĐ-CP, ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ Quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.
+ Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
+ Luật Di sản Văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. + Luật Du lịch năm 2017.
Như vậy, đường lối của Đảng đã thể hiện rất rõ vị trí, vai trò của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát huy vai trò của du lịch văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững đất nước và các địa phương.
Để gìn giữ những nét văn hóa Chăm độc đáo, đại diện cho một thời kỳ lịch sử, Nhà nước đã cho tiến hành trùng tu, bảo tồn Khu di tích Mỹ Sơn. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 - 2020, với tổng diện tích quy hoạch gần 1.160 ha.
Định hướng chiến lược là bảo tồn khu di tích một cách bền vững, lâu dài, tương xứng với giá trị và phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên - xã hội. Theo đó, Dự án được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2010 đến năm 2016, triển khai xây dựng dữ liệu, tài liệu khoa học; giải quyết triệt để bom mìn còn sót lại trong khu vực; xử lý chất độc hóa học; cải tạo kỹ thuật hạ tầng; xây dựng các công trình quản lý dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường; giải quyết giao thông nội bộ, phục hồi rừng bản địa để nâng giá trị di tích. Giai đoạn 2, từ năm 2016-2020, trùng tu gia cố một số di tích có nguy cơ sụp đổ cao.
Tăng cường nghiên cứu, sớm ban hành và thực thi hiệu quả kế hoạch quản lý, quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định của UNESCO và Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21.9.2017, quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
3.1.2. Định hướng của tỉnh Quảng Nam và Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn
3.1.2.1. Định hướng của tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên
Quảng Nam đã xác định việc bảo tồn DSVH là công tác không thể tách rời cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bởi vậy UBND tỉnh Quảng Nam đã có các văn bản thể hiện định hướng bảo vệ, phát huy các tài nguyên văn hóa, tài nguyên du lịch như sau:
+ Quyết định số 28 QĐ-UBND Ngày 26/11/2010 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
+ Ngày 27/12/2016, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị Quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6 (khóa XXI) về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 cũng khẳng định việc phát triển ngành du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nghị quyết Số 06 - NQ/TU ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020.
- Nghị quyết Số 08 - NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.
- Nghị quyết số 145/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến 2015, định hướng 2020.
- Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến 2015, định hướng 2020.
- Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh về Về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020.
Với mục tiêu bảo tồn khu di tích bền vững, lâu dài, tương xứng với giá trị và phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên - xã hội, trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức các Chương trình tái hiện lại các lễ hội của người Chăm xưa trong thánh địa Mỹ Sơn; đồng thời, ưu tiên hàng đầu bảo vệ nguyên vẹn những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và những chức năng truyền thống của khu di tích; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá ý nghĩa lịch sử của di tích…
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Duy Xuyên (lần thứ XX) nhiệm kỳ 2015- 2020 khẳng định thúc đẩy phát triển du lịch nhất là dịch vụ du lịch để chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện từ Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp sang cơ cấu Dịch vụ- Công nghiệp- Nông nghiệp.
+ Nghị Quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 20/12/2011 của HĐND huyện Duy Xuyên khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016 về phát triển du lịch huyện Duy Xuyên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020.
+ Đề án phát triển Du lịch huyện Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Với những thành tựu KT-XH đã đạt được, với kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua, với tiềm năng, lợi thế, thời cơ, điều kiện như đã trình bày trên, huyện Duy Xuyên hội đủ các yếu tố cần thiết để thức đẩy ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp và sớm trở thành huyện nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào việc phát triển tỉnh Quảng Nam.
3.1.2.2. Định hướng của ban quản lý
Kế hoạch số 14-KH/ĐU ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Đảng ủy Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, thực hiện chương trình số 15-CTr/HU về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI) về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Huyện ủy về phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh việc liên kết quảng bá, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm nhằm tạo sự gắn kết giữa đơn vị quản lý với các công ty, doanh nghiệp làm du lịch nhằm thu hút khách tham quan, phân tích, đánh giá phân loại thị trường, giữ vững các nguồn khách truyền thống, phát triển các thị trường khách mới, đặc biệt có các giải pháp khôi phục lượng khách châu Á, sau thời gian khủng hoảng do dịch bệnh.
Tiếp tục thực hiện thành công dự án hợp tác với Ấn Độ trùng tu nhóm tháp K,H,A thuộc dự án Ấn Độ, đảm bảo đúng kế hoạch về thời gian, kỹ thuật trong thực hiện, chất lượng sau trùng tu, tạo sự ổn định vững chắc cho di tích, đảm bảo tính nguyên vẹn xác thực trong bảo tồn, trùng tu theo Công ước và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt quan tâm đến các chương trình kế hoạch hợp tác sau trùng tu nhằm tranh thủ kết quả đạt được làm cơ sở triển khai tại các nhóm tháp E,F.
Triển khai hợp tác sau dự án Trung tâm đào tạo nghề tại Quảng Nam nhằm thực hiện việc việc trùng tu nhóm tháp L, trong đó cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về công tác trùng tu kết hợp trưng bày bảo quản tại chỗ.
Tổ chức thực hiện thành công công tác điều chỉnh quy hoạch, trưng bày lại nhà D1, D2, trùng tu F2, di chuyển nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm, xử lý nấm mốc… Trong đó chú trọng điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2020 - 2035, định hướng 2040 nhằm khoanh vùng đầu tư, xây dựng hạ tầng thực hiện công viên vườn tượng những người có công và phát triển các sản phẩm du lịch khu vực bên ngoài Khe Thẻ.
Tiếp tục giành nguồn đầu tư hợp lý từ nguồn thu du lịch, dịch vụ đầu tư cho công tác bảo tồn, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, đẩy mạnh công tác đối ngoại tạo các nguồn lực cho công tác trùng tu, duy tu bảo dưỡng di tích, khai quật khảo cổ, nghiên cứu khoa học.
Thực hiện tốt việc giám sát, đánh giá hiện trạng di tích thường xuyên, định kỳ từ đó báo cáo kịp thời để có các giải pháp tu bổ, trùng tu cấp thiết những di tích có nguy cơ sụp đổ cao, khắc phục sự xuống cấp của các công trình kiến trúc nhằm bảo tồn bền vững. Chú trọng công tác bảo quản hiện vật ngoài trời và xử lý tốt hiện vật tại bảo tàng và kho hiện vật, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng bảo tàng Sa Huỳnh nhằm phát huy giá trị tạo điểm đến trong thu hút khách, liên kết tuyến điểm với các tour tuyến tham quan Mỹ Sơn. Đồng thời góp phần bảo quản hiện vật khoa học, hiệu quả.
Tiếp tục quan tâm đến loại hình văn hóa phi vật thể, khai thác các giá trị văn hóa dân gian, các loại hình nghệ thuật tuyền thống dân gian Chăm, thực hiện công tác nghiên cứu và biểu diễn phục vụ du khách. Mở rộng đối tượng, phạm vi nghiên cứu, các giá trị văn hóa cộng đồng địa phương xung quanh, vùng phụ cận phục vụ công tác bảo tồn lưu giữ và khai thác sử dụng vào mục đích nghệ thuật, làm đa dạng các tiết mục biểu diễn múa Chăm kết hợp truyền thống văn hóa Việt tại không gian biểu diễn và các chương trình nghệ thuật cộng đồng.
Cần chú trọng hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Triển khai thực hiện Đề án rừng cảnh quan di sản, thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và vùng cảnh quan xung quanh, đảm bảo cảnh quan môi trường. Phục hồi tiến đến bảo tồn bền vững và khai thác hiệu quả các giá trị rừng tự nhiên. Tổ chức tốt công tác phòng cháy chữa cháy, sẵn sàng các phương án đối phó kịp thời với những diễn biến phức tạp trong những tháng cao điểm mùa nắng nóng, mưa bão. Đẩy mạnh việc tuần tra ngăn chặn việc xâm hại rừng tự nhiên, khai thác lâm sản.
Đối với du lịch cộng đồng đây là 1 trong những ưu tiên hang đầu của đơn vị. Tổ chức liên kết với các đơn vị doanh nghiệp nhằm hợp tác tìm cơ hội khai thác tiềm năng du lịch bên ngoài Khe Thẻ gắn với cộng đồng. Thực hiện khảo sát cùng doanh nghiệp tại vùng phụ cận nhằm tìm giải pháp phát triển du lịch tại khu vực này. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng bên ngoài Khe Thẻ, khuyến khích cộng đồng xây dựng các sản phẩm địa
phương trưng bày và bán lưu niệm tại các quầy trong khu vực di tích... Chủ động đề xuất, phối hợp với UBND và các ban ngành xã Duy Phú tổ chức Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ du lịch cộng đồng, đưa ra các nhóm giải pháp UBND xã Duy Phú và Ban Quản lý DSVH Mỹ Sơn phối hợp thực hiện từ đó khôi phục nghề nấu dầu chổi tại cộng đồng địa phương và tiến đến bao tiêu sản phẩm.
Hoạt động trùng tu di tích, phát triển du lịch đã thu hút khối lượng lớn nhân công địa phương tham gia vào công tác trùng tu, tạo thu nhập ổn định, một số lượng không nhỏ tham gia vào các hoạt động dịch vụ từ cơ chế chính sách đơn vị tạo ra như giải quyết công ăn việc làm cho lao động tham gia công tác dọn dẹp vệ sinh, phát băng cản lửa, buôn bán tại các quầy lưu niệm, khu vực dịch vụ cho thuê cần phải được phát huy. Lãnh đạo ban quản lý DSVH Mỹ Sơn luôn cố gắng cải thiện việc trùng tu, đã đưa ra sáng kiến tự làm gạch trùng tu di tích tháp Chăm. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu là tháng 10/2019. Vì trong mười năm (2003-2013), chuyên gia Italia trùng tu nhóm đền-tháp G, từ 2016 đến nay chuyên gia Ấn Độ trùng tu tháp K và nhóm tháp H. Nguồn gạch mới được đưa vào trùng tu các dự án này là một sản phẩm có sự phối hợp giữa chuyên gia Ý, Viện bảo tồn Di tích Việt Nam và doanh nghiệp Nguyễn Quá làm gốm tại Kiểm Lâm xã Duy Hòa, Huyện Duy Xuyên. Những năm đầu phần lớn sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, giá cả hợp lý. Tuy nhiên những năm gần đây về chất lượng, giá cả, sự nhũng nhiễu từ chủ sản xuất đã làm cho việc trùng tu không ít khó khăn và phụ thuộc. Đơn cử một số trường hợp gạch chở đến công trình không đạt yêu cầu chuyên gia cho trả lại hoặc gạch trễ thời gian khi công trình đang cần.
Ban quản lí đã nhận thấy cần chủ động nguồn cung; Tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập của cộng đồng vùng phụ cận di sản; Giảm giá thành sản phẩm có thêm điều kiện thuận lợi cho việc trùng tu các di tích Chăm đang cần can thiệp.
Trong đề án quy hoạch tổng thể (2008 - 2020) nhiều hạng mục chưa thực hiện tại Mỹ Sơn do vướng mắc kinh phí, nguồn lực hỗ trợ… do vậy sự hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương là hết sức cần thiết. Cụ thể sự hỗ trợ đó là:
- Các bộ, ngành Trung ương và địa phương tiếp tục hổ trợ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn trùng tu tháp Chăm Mỹ Sơn.
- Trên cơ sở kết quả của dự án trùng tu tháp G, từ đề án nghiên cứu, khảo sát thiết kế cơ sở trùng tu tháp F1, tiếp tục cho tiến hành lập dự án thiết kế kỹ thuật, tu bổ trùng tu tháp F1 theo dự án bảo tồn tu bổ cấp thiết đã được phê duyệt.
- Với vai trò là đơn vị trực tiếp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cần đẩy mạnh các chương trình hành động ưu tiên những năm tới cho công cuộc bảo tồn và phát huy Di sản Mỹ Sơn.
- Đề án quy hoạch tổng thể được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung quy hoạch đã được phê duyệt. Trước mắt đề nghị các cấp ngành địa phương và Trung ương:
+ Thành lập Ban quản lí điều hành dự án. Ban hành điều lệ quản lí quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn.
+ Phân công, phân cấp, tập trung xây dựng thủ tục, hồ sơ các dự án thành phần. + Dự án xây dựng hệ thống tư liệu cứ liệu khoa học của khu di tích Mỹ Sơn + Dự án nghiên cứu, phát lộ thám sát, thăm dò, khảo cổ toàn khu vực di tích Mỹ Sơn.
3.2. Một số vấn đề đặt ra về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn