6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn
Trên địa bàn lãnh thổ khu vực miền Trung và riêng tại Mỹ Sơn, có thể tìm kiếm giải pháp kết hợp tham quan khu di tích Mỹ Sơn với các tuyến du lịch khác để tạo sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn trong các hoạt động, chương trình tour, tuyến. Ví dụ
- Tham quan văn hoá: Trong phạm vi tỉnh Quảng Nam có thể tổ chức tuyến tham quan các di tích Chămpa thuộc tỉnh Quảng Nam - lấy khu di tích Mỹ Sơn là hạt nhân chính. Từ phía Bắc có thể theo tuyến tham quan các khu di tích: Bằng An, Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Khương Mỹ. Nên khảo sát mô hình trekking và hiking đi băng qua núi nối khu nước khoáng Tây Viên và về bằng xe ôtô.
- Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục di sản trong trường học thông qua việc hợp tác với Phòng Giáo dục huyện Duy Xuyên, trường học trong nghiên cứu các giải pháp giáo dục tại trường học và triển khai việc đưa học sinh trên địa bàn tham quan tìm hiểu bảo tàng Sa Huỳnh, bảo tàng Mỹ Sơn và khu di tích nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị, vai trò và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với di sản địa phương. Đẩy mạnh việc giáo dục di sản đến cộng đồng các xã lân cận thông qua các chương trình văn hóa văn nghệ, hướng dẫn, thuyết minh di tích
- Tham quan du lịch văn hoá kết hợp với tham quan làng nghề truyền thống lấy Mỹ Sơn là hạt nhân có thể đi theo tuyến đường sông từ Hội An theo sông Thu Bồn đi Mỹ Sơn, trên đường đi ghé thăm các làng nghề truyền thống: làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều, dầu chổi và làng dệt - dâu tằm Duy Trinh, làng gốm Duy Hoà, tráng bánh Nam Phước... Qui hoạch các cụm khu, phục vụ dịch vụ phụ trợ như nhà
hàng ăn uống, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ địa phương (giao thông đấu nối miễn phí để khách đi lại tiện lợi, vì hiện trạng đang được bố trí rời rạc, không thu hút khách) - Để phát huy hiệu quả du lịch, cần nâng cao chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm. Cần mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ kiến thức cho công tác thuyết minh. Cần kết hợp đào tạo năng lực chuyên môn kết hợp năng lực giao tiếp ngoại ngữ để đáp ứng tốt hơn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Mỹ Sơn.
- Bảo vệ và gìn giữ môi trường điểm đến, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho lĩnh vự giao thông: phát huy tốt năng lực trung chuyển bằng xe điện, đường bộ, mở rộng tuyến đi bộ vòng tròn tiếp cận vào các khu tháp, điểm dừng nghỉ chân dọc đường, khu vực vệ sinh đạt chuẩn quốc tế.
- Chòi vọng cảnh, chụp ảnh trên cao, ngắm hoàng hôn, bình minh (phục vụ khách lưu trú tại Mỹ Sơn).
- Nâng cấp nhà biểu diễn đạt chuẩn chuyên nghiêp âm thanh, ánh sáng, chỗ ngồi, dựa trên kiến trúc giá trị di sản, đặc biệt dựng lại câu chuyện lịch sử xây dựng đền tháp của người Chăm, công trình phục dựng lại di sản - trồng rừng và tôn tạo cảnh quan môi trương tự nhiên.
- Liên kết các di sản; Cần thiết tăng cường liên kết hơn nữa đối với Di sản trong vùng để tạo thành tuyến du lịch di sản như Tour Hành Trình Di Sản miền Trung cũng như phối hợp cùng nhau đi xúc tiến quảng bá bên ngoài hoặc có thể triển khai các hình thức trao đổi quảng bá cho nhau. Mỹ Sơn cần chủ động trong việc liên kết các điểm du lịch lân cận để có đề xuất Tỉnh đầu tư nhằm tạo ra tuyến du lịch theo từng chủ đề. Hợp tác liên kết hay tham gia vào các tổ chức hiệp hội, diễn đàn, câu lạc bộ du lịch trong nước và thế giới nhằm đẩy mạnh hợp tác đa phương diện.
- Công tác quảng bá xúc tiến; Thực hiện nhiều thể loại Video, Clip, Trailer giới thiệu về Mỹ Sơn, câu chuyện về Mỹ Sơn, khai thác các khía cạnh về những đặc điểm nổi bật nhằm quảng bá đánh vào sự quan tâm, tò mò của khách du lịch. Thiết lập các trang Fanpage của các trang mạng xã hội của từng quốc gia thị trường trọng điểm, đồng thời phải đầu tư chi phí cho công tác quảng bá những trang mạng đó.Tăng cường quảng bá truyền thông đại chúng: Làm việc với Đài phát thanh và truyền hình địa phương để xúc tiến việc trao đổi phát thông tin về Mỹ Sơn giữa các đài địa phương với nhau. Tăng cường bảng chỉ dẫn, bảng thông tin về du lịch Mỹ Sơn trên các tuyến đường huyết mạch, sân bay, các điểm tập trung đông người như ở các thành phố lớn…
- Ứng dụng công nghệ thông tin để thuyết minh đa ngữ trên thiết bị đi động và lưu trữ ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá Quảng Nam hay văn hóa Chăm tiện ích cho học giả, khách tham quan trong bối cảnh Quảng Nam nói chung và Mỹ Sơn nói riêng ngày càng nhiều du khách đến từ nhiều Châu lục, xu hướng du khách tự khám phá không cần hướng dẫn viên và đặc biệt là tình trạng ngày càng nhiều Tour Leader người nước ngoài thuyết minh “xuyên tạc” văn hoá, lịch sử, lãnh thổ, con người Việt
Nam dù là vô ý nhằm làm vui lòng đoàn khách. Ngoài 1 ít tháp cổ còn nguyên hoặc được tôn tạo, còn rất nhiều khu tháp bị phế tích. Hiện nay giới nghiên cứu và Mỹ Sơn đã xác định được sơ đồ tổng quan, xác định được mô hình của từng khu tháp nên Mỹ Sơn hoặc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư thực hiện công nghệ thực thế ảo tái hiện video 4D hình hài của các nhóm tháp Mỹ Sơn nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể hấp dẫn của Mỹ Sơn qua công nghệ hiện đại này cũng như đa dạng hóa hoạt động tham quan tìm hiểu Mỹ Sơn nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ khách rất ưa chuộng này.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bào tồn phát huy thì việc phát huy giá trị của khu đền tháp Mỹ Sơn cần chú trọng đến việc xát định khu vực bảo vệ như sau:
- Đối với khu vực bảo vệ I, nội dung tham quan trong khu vực bảo vệ I là tham quan tìm hiểu các phế tích kiến trúc của nền văn hoá Chăm trong thung lũng Mỹ Sơn. Ngoài nội dung đó không đưa vào khai thác bất cứ nội dung nào khác. Việc tham quan du lịch trong khu vực I phải tuân thủ theo nội quy do ban quản lý di tích đề ra và dưới sự hướng dẫn của các nhân viên Ban quản lý di tích.
- Đối với khu vực bảo vệ II, nội dung khai thác gồm:
+ Khai thác các dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch: Tổ chức một số dịch vụ tối thiểu cho khách tham quan du lịch như: dịch vụ ăn uống, giải khát và dịch vụ cho khách nghỉ qua đêm, dịch vụ bán vé tham quan khu di tích và một số dịch vụ khác. Tổ chức dịch vụ bán hàng lưu niệm cho khách tham quan. Khai thác tối đa các ngành nghề truyền thống nổi tiếng trong vùng như gốm, dệt lụa,… Sản xuất các mặt hàng lưu niệm mang tính địa phương truyền thống và đặc thù của nền văn hoá Chăm. Bán các ấn phẩm về Mỹ Sơn. Tổ chức hướng dẫn, giới thiệu khách tham quan khu di tích. Tổ chức hệ thống phương tiện giao thông đưa đón khách tham quan từ ngoài vào thăm khu di tích. Tổ chức các tuyến du lịch bằng đường bộ và đường thuỷ bắt đầu từ thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An đi di tích Mỹ Sơn. Trong khu di tích, Ban quản lý di tích tổ chức phương tiện đưa đón khách từ Ban quản lý di tích vào đến trạm đón tiếp.
+ Tổ chức tuyến du lịch sinh thái trong khu vực bảo vệ II: kết hợp với các nội dung du lịch sinh thái ở các khu vực lân cận trong huyện Duy Xuyên, tham quan du lịch sinh thái thăm rừng tự nhiên trong khu vực di tích. Tổ chức tuyến du lịch thám hiểm đỉnh núi Hòn Đền (Răng Mèo), đỉnh núi thiêng của người Chăm ở Mỹ Sơn. Kết hợp với các nội dung du lịch sinh thái khác trong phạm vi huyện Duy Xuyên nhằm khai thác giá trị du lịch sinh thái của rừng tự nhiên khu Hòn Đền - Mỹ Sơn.
+ Khai thác phát huy giá trị khu di tích Mỹ Sơn thông qua phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể liên quan đến khu di tích Mỹ Sơn và nền văn hoá Chăm: Bước đầu cần sưu tầm phục dựng một số nghi lễ cổ, các hoạt động tôn giáo cổ trong khu Mỹ Sơn như: các điệu múa, các nghi lễ cúng tế, các sinh hoạt của giới tu sĩ Bàlamôn giới thiệu cho khách tham quan. Tìm hiểu khôi phục một số nghề truyền thống của dân tộc Chăm như làm gốm, điêu khắc đá, dệt vải,… tổ chức sản xuất, giới thiệu với khách tham quan. Lập mô hình thu nhỏ, sử dụng công nghệ thông tin mô phỏng lại các di tích
trong khu di tích bằng các hình ảnh ba chiều, giới thiệu cho khách du lịch, giúp khách hình dung đầy đủ tổng thể di tích Mỹ Sơn.
Trên cơ sở cập nhật các thông tin mới nhất, các phát hiện khảo cổ mới nhất giới thiệu để khách tham quan tìm hiểu tổng thể các hoạt động của người Chăm cổ tại Mỹ Sơn như: nơi ăn chốn ở của các tu sĩ Bàlamôn, của các nghệ nhân thợ thủ công, thợ xây dựng di tích, các hoạt động khai thác vận chuyển, gia công chế tác vật liệu xây dựng khu di tích Mỹ Sơn. Trưng bày, phổ biến các tư liệu về lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc của khu di tích Mỹ Sơn và nền văn hoá Chăm.
Tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về Mỹ Sơn và nền văn hoá Chăm. Tổ chức các hoạt động văn hoá biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm và các dân tộc trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khôi phục tổ chức một số lễ hội của đồng bào Chăm trong khu di tích.
+ Tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: Di sản là tài nguyên du lịch không thể thay thế, cho nên giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc cái mới, cái xây dựng sau nhất thiết phải tôn trọng di sản gốc.
- Giải pháp liên kết trong khai thác các di sản văn hóa để phát triển du lịch
Tích cực mở rộng hợp tác trong phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch giữa các huyện, các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt) và 2 trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết nối khai thác các thế mạnh, tiềm năng di sản văn hóa trên địa bàn. Mở rộng thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Tận dụng tối đa lợi thế cửa khẩu quốc tế và tuyến du lịch hành lang Đông Tây để phát triển thị trường khách quốc tế đến từ Thái Lan, Myanma và thị trường khách quốc tế từ các nước khác thông qua Thái Lan nối tour sang Việt Nam.
Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với các doanh nhiệp du lịch và giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau để các sản phẩm văn hóa của địa phương được phát huy tối đa và luôn giữ được nét truyền thống, hấp dẫn du khách không chỉ một lần; tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách, phục vụ qua loa... làm tổn hại đến môi trường du lịch
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển du lịch bền vững
Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tất yếu có những tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên du lịch. Mục tiêu của giải pháp này là giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động du lịch gây nên, tạo ra và giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường, Luật Du lịch. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.
Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. Xác định các khu vực nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ về môi trường, là những khu vực mà tài nguyên và môi trường đã bị xuống cấp, cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt và có các biện pháp xử lý cấp bách để bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Quy định vấn đề đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành trong tất cả các quy hoạch. Cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường.
Chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cũng cần áp dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo an ninh, chính trị, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh
Đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn trong các hoạt động đầu tư, xúc tiến, quảng bá và kinh doanh du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch an toàn làm cho du khách thật sự yên tâm, không bị phiền hà khi đến du lịch ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, không có tình trạng ăn xin, chèo kéo du khách, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tuyên truyền việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử, văn hoá, các giá trị văn hoá phi vật thể, các tài nguyên du lịch... Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Để làm tốt hơn việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH với mục tiêu là hướng tới sự phát triển du lịch bền vững cần có những biện pháp như sau:
Thứ nhất, Phải nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về các chính sách văn hoá, Luật về văn hoá, Luật di sản văn hoá. Xây dựng qui chế quản lý văn hoá, các di sản văn hoá, tuyên truyền hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy định của pháp luật, trong việc quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung Bộ cần có các chính sách phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm. Các tỉnh, thành phố trong vùng Du lịch Trung Bộ cần tập trung hoàn thiện các quy định tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham gia du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch, chú trọng các điểm du lịch văn hóa gắn với văn hóa Chăm. Trên cơ sở đó thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch văn hóa Chăm. Tiến hành đầu tư xây dựng các công trình phục vụ khách du lịch như nơi ở, chốn nghỉ, đi lại, vui chơi giải trí, mua sắm... gắn với bản sắc văn hóa Chăm.
Thứ hai, phát triển hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa trên địa bàn cư trú của người Chăm: Các doanh nghiệp lữ hành cần tham gia xây dựng tour, tuyến, chương trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng cáo, tham gia hỗ trợ nhân dân phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách. Phối hợp với chính quyền, cộng đồng dân tộc Chăm ở các điểm du lịch xây dựng những sản phẩm du lịch với những yếu tố độc đáo sẽ thôi