Những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 30 - 32)

9. Bố cụ đề tài

1.3.1. Những định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn

diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước [15].

* Vị trí vai trò của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Với quan điểm giáo dục đặt ở trung tâm của sự phát triển giữa con người, cá nhân và cộng đồng. Giáo dục phổ thông được xác định là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa mới, cải tạo nòi giống, tạo mặt bằng dân trí, đào tạo lao động kĩ thuật và bồi dưỡng nhân tài đáp ứng những yêu cầu phát triển KT-XH của một quốc gia.

Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, "là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi". (Tr 16 - Luật GD) [5].

Điều 27 Luật giáo dục (2005) ghi mục tiêu của giáo dục tiểu học: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. (Tr17- Luật GD) [25].

Do đó giáo dục Tiểu học có đặc điểm sau: Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về múa hát, âm nhạc, thẩm mĩ nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam XHCN. Chính vì vậy giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban

đầu cho việc phát triển năng lực toàn diện, mỗi đứa trẻ chỉ có thể tiến bộ trong cấp học tiếp theo nếu đạt kết quả tốt ở bậc tiểu học. Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 Ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Nêu cụ thể yêu cầu giáo dục bậc tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)