Lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 35)

9. Bố cụ đề tài

1.4.1. Lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nhân lực.

Nội dung của phát triển nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn. Theo quan điểm của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, có các nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực sau đây: giáo dục - đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; việc làm; sự giải phóng con người. Trong các nhân tố đó, nhân tố giáo dục - đào tạo là nhân tố giữ vai trò quan trọng hơn cả bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố khác. Một số quan điểm nghiên cứu khác cho rằng: phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 mặt chủ yếu là giáo dục - đào tạo, sử dụng - bồi dưỡng và đầu tư - việc làm. Bên cạnh đó, cần hợp lý hóa về cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, của các đơn vị sử dụng nhân lực (cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu

nhân lực theo vùng miền...). Việc phát triển nguồn nhân lực chỉ thực sự có hiệu quả nếu có chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm: quy hoạch, tuyển dụng, chính sách lao động, phân công lao động, phân bổ nguồn nhân lực, chính sách cán bộ, tiền lương, khen thưởng.

Phát triển nguồn nhân lực được đặt trong nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực và là một nội dung quan trọng của quản lý nguồn nhân lực. Có thể hình dung quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản lý nguồn nhân lực qua hình 1.3 dưới đây:

Từ năm 1980, nhà khoa học Leonard Nalder người Mỹ đã đưa ra lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Theo Leonard Nalder, phát triển nguồn nhân lực gồm có ba nhóm hoạt động chủ yếu là:

+ Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục, đào tạo, phát triển, bồi dưỡng cho người lao động và hoạt động tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Nhóm hoạt động quản lý này nhằm mục tiêu nâng cao trí lực và thể chất cho đội ngũ người lao động trong tổ chức theo yêu cầu chuẩn mực mong muốn.

+ Sử dụng nguồn nhân lực, trong đó có tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đề bạt và thuyên chuyển người lao động. Nhóm hoạt động quản lý này nhằm mục tiêu đảm bảo số lượng, cơ cấu, nâng cao trí lực và thể chất đội ngũ người lao động trong tổ chức theo hướng chuẩn hóa.

+ Tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực, trong đó có tạo môi trường làm việc thuận lợi (mở rộng việc và các điều kiện làm việc, tạo công việc có thử thách), môi trường pháp lý có hiệu lực, xây dựng và thực thi các chính sách đãi ngộ cho người lao động). Nhóm hoạt động quản lý nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho đội ngũ lao động có động lực phát triển cá nhân.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học là quản lý sự phát triển nguồn nhân lực sư phạm ở trong các trường tiểu học. Đó là quá trình thực hiện các nội dung về quy hoạch tuyển dụng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá GVTH; thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng đối với GVTH; tạo môi trường thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVTH.

Theo Leonard Nalder, quản trị nuồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính là: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường nguồn nhân lực. Trong đó nội dung phát triển nguồn nhân lực gồm: Quy hoạch; tuyển chọn; đánh giá; bồi dưỡng; đào tạo lại và xây dựng môi trường làm việc.

Nội hàm lý thuyết quản trị nguồn nhân lực của Leonard Nalder gồm 3 thành tố: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; và (iii) Môi trường nguồn nhân lực và được mô hình hóa ở Hình 1.3 dưới đây:

Hình 1.3. Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm Leonard Nalder

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)