Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 47 - 48)

9. Bố cụ đề tài

2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Từ khi tái lập huyện tháng 8 năm 2003 đến nay tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam phát triển, lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Kinh tế nông, lâm ngiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi mô hình cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp, đặc biệt mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phòng an ninh được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đáng kể. Công tác giúp dân thoát nghèo được tăng cường và chỉ đạo quyết liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện được nâng lên so với ngày đầu tái lập huyện.

- Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 8,39%/năm (tính theo giá so sánh năm 2010), đạt 93,42% so với chỉ tiêu nghị quyết. Trong đó: Giá trị ngành nông-lâm nghiệp tăng 8,50%/năm. Giá trị các ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng 14,17%/năm. Giá trị ngành thương mại-dịch vụ tăng 5,55%/năm.

- Tổng thu phát sinh kinh tế trên địa bàn huyện 118.574,87 triệu đồng/80.009 triệu đồng (đạt 148,2%). Trong đó: thu nội địa 118.134 triệu đồng/75.430 triệu đồng, thu để lại quản lý qua ngân sách 4.500 triệu đồng/4.574 triệu đồng.

- Trồng mới: 364,30/300 ha bakích, đạt 121,43%; 494,55/500 ha đảng sâm, đạt 98,91%; 2.110,85/1.600 ha nguyên liệu giấy, đạt 131,93%.

- Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm 4.039,48/5.327 tấn, đạt 75,83%; tổng đàn gia súc bình quân hàng năm 9.976/13.000 con, đạt 76,74%

- 02/10 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 20% [41].

2.2.3.Tình hình đời sống và phân bố dân cư

Là một huyện mới tái lập (2003-2020), qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, điều kiện kinh tế từng bước phát triển so với một số khu vực trên địa bàn tỉnh, với 10 đơn vị hành chính cấp xã (08 xã giáp biên giới nước CHDCND Lào, 02 xã đặc biệt khó khăn). Các xã trên địa bàn huyện phát triển khá đồng đều, ít có chênh lệch. Diện tích đất đai rộng, màu mỡ phù hợp để trồng cây như: Cao su, Keo, Sao đen,..Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tây Giang có liên quan đến cải cách chính quyền địa phương thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên, nông, lâm nghiệp phát triển còn chậm, lâm nghiệp chưa thực sự phát triển theo hướng xã hội hoá và đảm bảo phát triển bền vững, trình độ dân cư, chất lượng nguồn lao động không đồng đều, đời sống nhân dân vẫn chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp. Trật tự, an ninh xã hội nhất là vùng biên giới còn nhiều phức tạp, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Tình trạng khai thác, phá rừng trái phép, lấn chiếm rừng trái pháp luật, sử dụng rừng trái quy định, khai thác trái phép gỗ và lâm sản, săn bắt thú rừng trái phép, nạn cháy rừng vẫn còn diễn ra, làm thiệt hại không nhỏ đến rừng.

Toàn huyện 62/63 thôn có đường ô tô đi lại vào mùa nắng (trừ thôn Aur), đạt 98,41%; 100% đường đến xã được cứng hóa; 94 điểm/63 thôn có mặt bằng dân cư ổn định; 5.018/5.075 hộ dân (98,93%) sử dụng điện sinh hoạt ổn định (sử dụng điện lưới quốc gia 4.442 hộ, chiếm 87,58%, sử dụng điện khác 576 hộ, chiếm 11,35%).

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 47 - 48)