Nắm rõ thông tin về các sản phẩm của các công ty trong nước và ngoài nước đang có mặt trên thị trường, để có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn, giúp doanh nghiệp cạnh tranh và tăng cường bền vững.
Bên cạnh những loại nước giải khát truyền thống thì các loại nước giải khát từ các loại hương hoặc các loại quả đang ngày càng được ưa chuộng, trong đó cần quan tâm đến sản phẩm nước giải khát từ các loại quả. Sản phẩm này thường được sử dụng trong các quán nước, hay quán bar, hay đơn giản xuất hiện trong các căn bếp của các gia đình,…
Tuy nhiên, các sản phẩm nước giải khát hiện nay trên thị trường đa số mang nhãn hiệu nước ngoài với các hương vị trái cây ôn dới và nhiệt đới như: cam, dâu, dứa, nho,….Vì vậy, làm nước giải khát từ các loại cây hoa nhiệt đới là một hướng phát triển mới mở rộng khả năng ứng dụng cho ngành rau quả Việt Nam.
Phân tích kỹ những gì họ đang làm (kênh tiếp cận, ngân sách, ưu điểm, nhược điểm). Từ đó rút ra những điều hay để áp dụng, khắc phúc những điều họ làm chưa tốt để tạo lợi thế cho riêng mình.
2.2.2. Thu thập thông tin
Các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát còn tập trung máy móc, dây chuyền sản xuất, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất theo kiểu truyền thống phải thay đổi công nghệ hiện địa để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã, có chiến lược kinh doanh hợp lý,…nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Ngoài ra, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trogn ngành, bởi chi phí nguyên liệu thô cũng chiếm một phần lớn giá thành sản phẩm.
Giải quyết các vấn đề về nguyên liệu đầu vào: hiện nay, nguyên liệu đầu vào của các nhà kinh doanh nước giải khát đa số là nguồn nguyên liệu có sẵn nhưng cũng có một số doanh nghiệp nhập khẩu một phần nguyên liệu để sản xuất. Sự biến động về giá của nguyên liệu trên thị trường cũng có tác động không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có cho mình lựa chọn nhà của cả nguyên liệu uy tín với các giải pháp sáng tạo và chuyên nghiệp.
Thông thường, một loại nước giải khát ra khi đưa ra thị trường phải đáp ứng được các yếu tố: hương vị ngon, màu sắc bắt mắt, có giá trị dinh dưỡng, sự an toàn đối với người tiêu dùng,…Nghĩa là sự sáng tạo và đối mới không chỉ dừng lại ở hương vị, màu sắc mà còn phải đảm bảo được yếu tố dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Do đó, chất lượng nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp trong cuộc chiến này.
Các thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trong nước như Tropicana , Wonderfarm, 7 UP, Bidrico và các thương hiệu nước ngoài như Coca – Cola, Pepsi. Với sự xuất hiện của nhãn hiệu nước ngoài, các nhãn hiệu trong nước
cũng chạy đua trong việc đổi mới sản phẩm với mục đích mở rộng thị trường, kéo khách hàng trở lại với thương hiệu trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng lớn.
Trước đây nhiều người dân Việt Nam không có thói quen sử dụng nước giải khát trong các bữa tiệc. Do có sự du nhập văn hóa của các nước khác đặc biệt là các nước phương Tây thì ngày nay nước giải khát đã dần quen thuộc hơn với mọi người. Vì thế đã tạo đà phát triển cho ngành nước giải khát Việt Nam khi nhãn hiệu nước giải khát trong nước đã vươn lên phát triển và dần dần xuất hiện thêm nhiều nhãn hiệu trong nước bên cạnh các nhãn hiệu ngoài nước.
- Xác định đối thủ cần tìm hiểu thông qua khảo sát các thương hiệu nước giải khát người tiêu dùng hay sử dụng nhất
- Tiến hành khảo sát toàn diện về các đối thủ trong ngành - Phân tích ưu điểm, nhược điểm, giá thành
- Đánh giá thông tin đã thu thập được từ đó rút ra những điều hay để áp dụng, những điều họ làm chưa tốt để khắc phục nhằm tạo lợi thế cho mình.
Khảo sát các thương hiệu được biết đến nhiều nhất
Nội dung phiếu khảo sát
Thương hiệu Hình ảnh sản phẩm
Nước giải khát Coca - Cola
Nước giải khát Pepsi Nước giải khát Tropicana Nước giải khát Bidrico
Nước giải khát Wonderfarm
Nước giải khát 7 UP
Bảng 2.3: Bảng thể hiện những thương hiệu nước giải khát đang có mặt trên thị trường
Khảo sát người tiêu dùng về mức độ phổ biến/ưa thích của người tiêu dùng về các dòng sản phẩm nước giải khát của đối thủ:
Mục đích khảo sát để hiểu rõ hơn mức độ yêu thích của người tiêu dùng về các sản phẩm nước giải khát đã có trên thị trường. Từ đó có thể nắm bắt được thông tin để cải tiến sản phẩm tốt hơn.
Thu thập thông tin: tiến hành khảo sát online bằng công cụ Google form. Phương pháp xử lí số liệu: Dùng Google form để hiện thị kết quả.
Số người khảo sát : trên 70 người
Kết quả:
Câu hỏi 1: Bạn thích dùng sản phẩm nước giải khát của thương hiệu nào?
Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện sự ưa thích sử dụng nước giải khát của các thương hiệu
Qua kết quả trên cho thấy phần lớn người tiêu dùng yêu thích sản phẩm giải khát của thương hiệu nước giải khát Coca-cola và Pepsi. Với tỉ lệ lựa chọn của hai thương hiệu Coca-cola và Pepsi lần lượt là 42,9% và 35,7% chiếm tỉ lệ khá cao, tiếp đến là thương hiệu Wonderfarm chiếm 32,9%, còn lại là các thương hiệu như 7 UP, Bidrico, Tropicana. Coca-cola và Pepsi là hai thương hiệu lớn, có uy tín tại thị trường Việt Nam nên được đa số người tiêu dùng lựa chọn.
Câu hỏi 2: Lí do bạn thích nước giải khát của thương hiệu đó
Câu hỏi 2: Lí do bạn thích nước giải khát của thương hiệu đó? o Thương hiệu quen thuộc
o Hương vị
o Giá trị dinh dưỡng
o Thành phần nguyên liệu
o Bao bì bắt mắt
Kết quả
Hình 2.14: Biều đồ thể hiện lý do người tiêu dùng thích nước giải khát
Người tiêu dùng vẫn còn dành nhiều sự quan tâm đến hương vị. Quan sát biểu đồ cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến hương vị chiếm tỉ lệ cao nhất là 92,9% một con số khá cao, tiếp đến là tỉ lệ người quan tâm đến giá thành và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm chiếm tỉ lệ đáng chú ý là 57,1%, còn lại là (thành phần nguyên liệu, màu sắc, bao bì, thương hiệu quen thuộc. Chúng ta có thể thấy người tiêu dùng cũng ít quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm, nó cũng chỉ là một phần nào đó khiến người ta chọn mua sản phẩm. Điều quan trong ở đây là hương vị và chất lượng sản phẩm có mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi sản phẩm hay không. Vì thế, để có một sản phẩm mới thành công cần phải chú trọng đến hương vị, thành phần nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng. Nó góp phần để người tiêu dùng đồng hành lâu dài thêm với sản phẩm.