nguyên vật liệu)
2.4.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất và xem xét khả năng ứng dụng của nguyên vật liệu.
2.4.2. Phương pháp thực hiện
2.4.2.1 Phân tích quy trình công nghệ
- Quy trình công nghệ:
Hoa bụp giấm
Phân loại
Thuyết minh quy trình công nghệ:
+ Hoa bụp giấm: Nguyên liệu chính. Bụp giấm khi đã ra hoa sẽ được thu hoạch và vận chuyển đến cơ sở sản xuất.
+ Phân loại: Bụp giấm nguyên liệu sẽ được phân loại thủ công: các hoa có cuống cứng, còn tươi và có cánh to, dài, không bị dập nát.
+ Làm sạch: Tách phần cánh hoa và nhụy hoa ra, Những cánh hoa đạt yêu cầu sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, vi sinh,…. sau khi tách khỏi nhụy thì cho vào bồn nước. Quá trình có thể sử dụng thiết bị rửa thổi khí nếu sản xuất ở quy mô lớn, nếu sản xuất ở quy mô nhỏ thì có thể rửa thủ công sau đó thêm một chút muối và ngâm khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra để cánh hoa hoàn toàn khô ráo.
Làm sạch Phối trộn
Lên men (3-5 ngày) Gia nhiệt Tiệt trùng chai
Rót chai
Sản phẩm Bảo quản
đ Sơ đồ khối quy trình sản xuất nước giải khát từ bụp giấm
Đường, Hoa bụp giấm
Dán nhãn, bao gói Nước (2:1)
+ Phối trộn: Cho cánh hoa bụp giấm và đường vào bồn lớn và cho bụp giấm và đường xen kẽ sao cho cứ một lớp hoa là một lớp đường cho đến hết, và lớp cuối cùng là lớp đường bên trên. Sau đó, để khoảng 3 – 5 ngày cho đường tan ra hết. + Lên men: Lên men trong lọ thủy tinh khoảng 3-5 ngày cho đường tan hết thẩm thấu vào bên trong hoa bụp giấm làm cho các chất trong hoa bụp giấm ra ngoài lọ. + Gia nhiệt: loại bỏ phần hoa trong lọ ra ngoài, còn phần nước siro, cho vào nồi công nghiệp bắt đầu gia nhiệt , cho nước (tỉ lệ nước:cái là 2:1) và acid citric, sau đó ngừng cung cấp nhiệt.
+ Tiệt trùng chai: Giúp loại bỏ các vi sinh vật bên trong bao bì, ta tiệt trùng ở nhiệt độ 100oC. Để đảm bảo an toàn cho sản phẩm không bị vi sinh tác động.
+ Rót chai: Rót sản phẩm lúc còn nóng một phần giúp giảm bước bài khí một phần để hạn chế vi sinh vật.
+ Dán nhãn, bao gói: Sau khi rót chai sẽ tiến hành ghép nắp bằng thiết bị ghép nắp tự động ngay để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dán nhãn lên sản phẩm để hoàn thiện sản phẩm.
+ Bảo quản: Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp.
+ Nước giải khát từ bụp giấm: Thành phẩm có được sau quá trình dán nhãn, bao gói.
2.4.2.2 Tìm hiểu về nguồn nguyên vật liệu : Hoa bụp giấm
Hoa bụp giấm tên khoa học là "Hibiscus sabdariffa L" có nguồn gốc ở Tây Phi là loại thuộc họ Cẩm Quỳ. Loại hoa này ở Việt Nam có rất nhiều tên gọi khác nhau. Một số tên gọi phổ biến khác là hoa bụp giấm, atiso đỏ, cây rau chua, bụp chua, bụt chua, lá giấm, giền cá, giền chua, hoa vô thường. Loại cây này có nguồn gốc tại Châu Phi và được đưa vào nước ta trong những năm gần đây, được người dân sử dụng trồng nhằm mục đích lấy hoa sử dụng làm dược liệu tạo ra thuốc có khả năng chữa bệnh cao. Cây bụp giám được trồng và phân bố trên nhiều tỉnh thành nước ta như Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương,... và được phân bố ở nhiều nơi khác. Cây bụp giấm không kén đất nên dễ trồng. Thích hợp với đất đồi núi và khí hậu nóng ẩm. Được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc và Thái Lan. Đây là hai nước kiểm soát phần lớn nhu cầu của thế giới.
Thời gian thu hoạch đối với cây này là thời điểm từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 trong năm, vào thời điểm này người dân thường bắt đầu thu hái hoa rồi đem về có thể sử dụng hoa bụp giấm tươi hoặc đem đi đi phơi khô bảo quản để sử dụng dần. Bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với nơi có nhiệt độ cao để khi sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn đối với người dùng.
Đối với loại hoa này có chứa nhiều chất có lợi trong hoa nên được mọi người xem đây là một trong những dược liệu quý mang nhiều công dụng tốt đặc biệt là giúp hỗ trợ chữa và điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, không những dược liệu này được dùng tạo ra các vị thuốc chữa bệnh mà còn có thể tạo ra một số thực phẩm và nước giải khát có tác dụng làm mát cơ thể và giải độc mang lại hiệu quả cao cho người dùng. Theo như các nhà nghiên cứu và cho thấy, trong thành phần dược chất của hoa có một số hoạt chất có lợi trong việc chữa bệnh về gan và giúp bổ thận, bên cạnh đó loại hoa này còn có khả năng giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, lợi tiểu một cách tự nhiên mà không cần sử dụng đến các loại thuốc khác, tuy nhiên loại dược
liệu này còn có tác dụng nhuận tràng tốt đối với người già hay bệnh nhân có cơ thể bị suy nhược, giúp cho các tế bào trong gan được cải thiện và mang lại nhiều lợi ích hơn, không những thế các chất trong hoa còn có khả năng cải thiện và tăng cường túi mật. Nhờ vào thành phần hóa học của dược liệu có các hoạt chất như silymarin và cynarin đem lại nhiều lợi ích cho gan, điều trị được một số bệnh liên quan đến gan đồng thời phục hồi chức năng gan rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng của hoa khi sử dụng còn giúp cho da dẻ hồng hào và đẹp hơn vì khi dùng trà hoa bụp giấm sẽ giúp làm thanh mát, giải độc và loại các độc tố có hại trong cơ thể ra, vì vậy sẽ giúp cho chúng ta có được làm da chắc khỏe và ít mụn hơn.
Ngoài việc dùng điều trị làm thuốc để hỗ trợ chữa bệnh ra, người ta còn sử dụng làm nước giải khát như tạo ra các siro hoa bụp giấm hoặc dùng làm mứt hoa bụp giấm,… dược liệu này còn được sử dụng làm thực phẩm trong chế biến món ăn dùng rất tốt cho sức khỏe. Hơn thế, ngoài các tác dụng trên ra, hoa bụp giấm còn có tác dụng chữa được một số bệnh như giúp làm hạ huyết áp, giảm cholesterol, điều trị được các bệnh trĩ và táo bón gây ra, không những thế còn giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống được một số virut gây ra bệnh. Ngoài ra nhờ có một số hoạt chất khác có tác dụng làm giảm được sự hấp thu của rượu bia.
2.4.3. Kết quả
Quy trình công nghệ sản xuất của ba sản phẩm là giống nhau, chỉ khác ở nguyên liệu. Các thiết bị sử dụng hầu hết phổ biến và rất dễ vận hành. Quy trình sản xuất đơn giản, dễ kiểm soát. Vậy nên quy trình này có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm nước giải khát từ bụp giấm đạt yêu cầu.
Nguyên liệu bụp giấm được trồng nhiều ở nước ta, một điều đặc biệt là bụp giấm phơi khô sau khi ngâm nước sẽ trở lại trang thái tươi ban đầu, đây cũng là một điều rất tiện lợi trong khâu nguyên liệu ta sẽ có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất ra sản phẩm mà không lo lắng về vấn đề thiếu hụt nguyên liệu.