Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của các yếu tố NHÂN KHẨU học đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TP BANK – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 70 - 78)

Thực hiện phân tích hồi quy việc quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân theo 2 mô hình:

- Mô hình 1: Chỉ bao gồm các yếu tố nhân khẩu như giới tính, tuổi, khu vực làm việc, thu nhập của cá nhân, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn.

- Mô hình 2: Giống mô hình 1 và bổ sung thêm các yếu tố kiểm soát như lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn, cơ hội kinh doanh và thái độ nhân viên ngân hàng.. Tuy nhiên, do biến thủ tục vay vốn và biến thái độ nhân viên có sự tương quan gần với nhau nên tác giả thực hiện ước lượng tham số mô hình 2a và 2b.

+ Mô hình 2a: Giống mô hình 1 và bổ sung thêm các yếu tố kiểm soát như lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn và cơ hội kinh doanh.

+ Mô hình 2b: Giống mô hình 1 và bổ sung thêm các yếu tố kiểm soát như lãi suất cho vay, cơ hội kinh doanh và thái độ nhân viên ngân hàng.

Trình bày kết quả vào bảng:

Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả các mô hình

C -1,598306 (-2.216243) -7,863990 (-3.496497) -6,234573 (-4.023140) Giới tính X1 1,878521*** (5.279581) 1,285484* (1.817639) 0,875222* (1.690218) Độ tuổi X2 -0,746140*** (-3.307070) -0,652063 (-1.499906) -0,772066** (-2.389474) Khu vực làm việc X3 0,730186** (2.206558) -0,208541 (-0.308983) -0,148037 (-0.307258) Trình độ học vấn X4 0,900770*** (2.682216) 0,637350 (0.912724) 0,616571 (1.418750) Tình trạng hôn nhân X5 1,643740*** (4.267604) 1,446008* (1.733845) 2,011302*** (2.740763) Thu nhập của nhân X6 -0,071025 (-0.575114) -0,257623 (-0.985503) -0,146982 (-0.712056) Thủ tục vay vốn X7 0,989540*** (3.088249) Lãi suất cho vay X8 0,178708 (0.534433) 0,512391** (2.261107) Thái độ nhân viên ngân hàng X9 0,410569* (1.691004) hội kinh doanh X10 1,349359*** (3.291902) 1,034425*** (3.443101) R-squared 0,637497 0,897218 0,818428 Số quan sát 200 200 200

Nguồn: Kết quả ước lượng tham số mô hình sử dụng phần mềm Eview 8

Dựa trên kết quả ước lượng tham số 3 mô hình, tác giả có một số nhận xét như sau:

- Về R-squared, mô hình 1 có R-squared là 63,75%, còn mô hình 2a và 2b có giá trị này cao hơn, điều đó thể hiện việc bổ sung các yếu tố kiểm soát liên quan đến hoạt động của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của người đi vay giúp giải thích tốt hơn mô hình.

- Hệ số chặn C mang giá trị âm cho biết luôn tồn tại một hằng số (một số yếu tố ngẫu nhiên) có tác động tiêu cực, ngược chiều với khả năng có vay vốn mà không phụ thuộc vào diễn biễn của các yếu tố đang nghiên cứu. Có thể lý giải bởi các nguyên nhân: đây là tâm lý chung của khách hàng, không muốn mắc nợ ngân hàng khi không cần thiết.

Giới tính

Kết quả nghiên cứu ở cả 3 mô hình đều cho thấy Nam giới có xu hướng vay vốn nhiều hơn nữ giới. Điều đó ủng hộ giả thuyết: Nam giới có xu hướng vay vốn nhiều hơn nữ giới.

Giới tính có hệ số là 1,878521 cho thấy Giới tính của khách hàng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Khách hàng là nam có xu hướng vay vốn nhiều hơn khách hàng là nữ giới. Mức độ tác động của giới tính của khách hàng tới khả năng ra quyết định vay vốn là rất lớn.

Điều này có thể giải thích bởi các nguyên nhân:

+ Về tính cách: Thông thường nam giới sống theo lý trí, nữ giới sống thiên về tình cảm, nên nam giới thường quyết đoán hơn nữ giới, đặc biệt khi ra quyết định về kinh tế. Nam giới thường đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát, không do dự, phán đoán một cách quả quyết.

+ Do quyền quyết định trong gia đình: Trong gia đình Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á Đông, người chủ gia đình thường là nam giới, do đó những việc lớn trong gia đình như: mua xe, mua nhà, sửa nhà... thường do người nam giới đứng ra để đảm trách. Do đó, những việc vay tiền sẽ do người đàn ông thực hiện, mà không phải người phụ nữ.

+ Việc vay tiền là việc lớn trong gia đình Việt Nam, do đó thường do người đại diện gia đình quyết định, và người đó thường là người nam giới.

Độ tuổi

Có 2 trong 3 mô hình là mô hình 1 và 2b ủng hộgiả thuyết: Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Độ tuổi có hệ số là -0,746140 cho thấy Tuổi của khách hàng cá nhân có tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng. Với khách hàng ở độ tuổi càng trẻ thì quyết định vay vốn của khách hàng càng dễ dàng hơn. Mức độ tác động của độ tuổi khách hàng cá nhân tới khả năng xảy ra quyết định là tương đối lớn.

Điều này có thể giải thích bởi các nguyên nhân:

+ Người trẻ tuổi chưa có nhiều tích lũy, do đó nhu cầu vốn để đầu tư, xây dựng sự nghiệp là việc cấp bách. Thông thường, nguồn vốn này có thể từ các nguồn như vay người thân, vay bạn bè, vay ngân hàng. Nhưng việc vay người thân, bạn bè phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh cá nhân của từng người, và việc vay tiền này thường không linh hoạt, hoặc đảm bảo về số lượng tiền như vay ngân hàng, do đó, lựa chọn vay ngân hàng thường được người trẻ tuổi hơn lựa chọn.

+ Người trẻ tuổi chưa có sự nghiệp, hoặc sự nghiệp chưa vững chắc nên thúc đẩy nhu cầu khởi nghiệp, tạo lập sự nghiệp riêng của mình. Đề triển khai công việc thì nhu cầu vay vốn để làm ăn là điều tất yếu.

+ Người trẻ tuổi sung sức, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, ưa thích mạo hiểm hơn, theo quan điểm rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận mang lại càng lớn, do đó họ cũng có xu hướng vay vốn để đầu tư nhiều hơn.

+ Nhu cầu vật chất: Lứa tuổi 30 trở lên, nhu cầu hoàn thiện cuộc sống của khách hàng đến độ tuổi chín, như mua nhà, mua xe, sửa nhà hoặc tiêu dùng khác cho cá nhân nhiều hơn

+ Người lớn tuổi ưa thích sự ổn định và an toàn, ngại cảm giác mang nợ và họ cũng ít có nhu cầu về vốn hơn.

Khu vực làm việc

Chỉ có mô hình 1 là có ý nghĩa, và ủng hộ giả thuyết: Khách hàng làm việc ngoài khu vực nhà nước có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Khu vực làm việc có hệ số 0,730186. Khu vực làm việc của khách hàng cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. Với khách hàng đang hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước có xu hướng vay vốn nhiều hơn khách hàng làm việc trong khu vực nhà nước. Mức độ tác động của khu vực làm việc tới khả năng xảy ra quyết định vay vốn là tương đối lớn.

Đi sâu hơn, ta có thể thấy một số lý do như:

+ Sự năng động trong môi trường làm việc: Môi trường làm việc đòi hỏi khách hàng ở khu vực này cần học hỏi, sáng tạo và làm mới bản thân, cần sự phấn đấu và nỗ lực để tiến đến vị trí chức vụ cao hơn, cần làm mới bản thân bằng nhiều kỹ năng. Môi trường làm việc năng động, thoải mái thể hiện hết hết mình và hoàn toàn có thể đề nghị tăng lương, thăng chức vượt cấp. Điều đó hình thành suy nghĩ tích cực, chủ động tìm kiếm cơ hội để thay đổi cũng như gia tăng thu nhập của bản thân. Do đó, nhu cầu vay vốn để đầu tư hay phục vụ các mục tiêu khác cũng lớn hơn.

+ Cơ hội tiếp cận thông tin: Làm việc ở khu vực ngoài nhà nước có cơ hội tiếp cận thông tin nhiều chiều từ mạng lưới các mối quan hệ, và ưu tiên hàng đầu bởi càng có nhiều mối quan hệ bạn càng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của mình cũng như kiếm được những công việc tốt hơn.

Trình độ học vấn

Mô hình 1 ủng hộ giả thuyết: Khách hàng có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Với hệ sô là 0,900770 thì Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Khách hàng có trình độ học vấn càng cao thì càng có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Mức độ tác động của trình độ học vấn của khách hàng tới khả năng xảy ra quyết định là tương đối lớn.

Điều này có thể giải thích bởi các nguyên nhân:

+ Người trình độ học vấn cao có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin hơn, do đó họ cũng có thể tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh hơn và nhu cầu vay vốn cũng nhiều hơn.

+ Người trình độ cao có điều kiện để tiếp xúc, tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề, các điều khoản của việc vay vốn, cả lợi ích của việc vay vốn và rủi ro trong khi vay vốn. Do đó, khi đối mặt với việc vay vốn ngân hàng thì người có trình độ cao hơn tự tin và chủ động hơn với quyết định của mình.

Tình trạng hôn nhân

Cả 3 mô hình đều ủng hộ giả thuyết: Khách hàng đã lập gia đình có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Tình trạng hôn nhân của khách hàng cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. Khách hàng đã lập gia đình có xu hướng vay vốn ngân hàng nhiều hơn. Mức độ tác động của biến tình trạng hôn nhân của khách hàng tới khả năng xảy ra quyết định là rất cao.

+ Những khách hàng đã có gia đình được đánh giá đã có sự trưởng thành, chính chắn hơn so với khách chưa lập gia đình.

+ Người đã lập gia đình đến tuổi chín chắn, có nhu cầu tiêu dùng vật chất nhiều hơn người chưa lập gia đình như mua nhà, mua xe. Do đó, họ cũng có nhu cầu vay vốn nhiều hơn.

Thu nhập của cá nhân

Cả 3 mô hình đều không ủng hộ giả thuyết: Khách hàng có thu nhập cao hơn có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Nghiên cứu chưa đủ căn cứ để kết luận thu nhập của cá nhân có ảnh hưởng đến ý định vay vốn của khách hàng. Nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết mà tác giả đã đề xuất.

Yếu tố Dự đoán Kết quả Mức ý nghĩa 5%

Giới tính + + Có ý nghĩa

Độ tuổi - - Có ý nghĩa

Khu vực làm việc + + Có ý nghĩa

Trình độ học vấn + + Có ý nghĩa

Tình trạng hôn nhân + + Có ý nghĩa

Thu nhập của cá

nhân + + Không có ý nghĩa

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Thủ tục vay vốn

Biến thủ tục vay vốn có ý nghĩa trong mô hình 2a.

Nhận định về thủ tục vay vốn của khách hàng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Khách hàng cho rằng thủ tục vay vốn của ngân hàng dễ dàng, thuận tiện có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Mức độ tác động của nhận định về thủ tục vay vốn của khách hàng tới khả năng quyết định vay vốn là rất lớn.

Lãi suất cho vay

Biến lãi suất cho vay có ý nghĩa trong mô hình 2b.

Nhận định về lãi suất cho vay của khách hàng cá nhân có tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng. Với khách hàng cho rằng lãi suất ngân hàng là phù hợp sẽ có xu hướng vay vốn ngân hàng nhiều hơn. Mức độ tác động của nhận định về lãi suất cho vay của khách hàng cá nhân tới khả năng xảy ra quyết định là tương đối lớn.

Thái độ nhân viên ngân hàng

Biến thái độ cho vay có ý nghĩa trong mô hình 2b.

Nhận định về thái độ nhân viên ngân hàng của khách hàng cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. Với khách hàng nhận định rằng thái độ nhân viên niềm nở,

tích cực hỗ trợ có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Mức độ tác động của nhận định về thái độ nhân viên ngân hàng của khách hàng cá nhân tới khả năng xảy ra quyết định vay vốn là rất lớn.

Cơ hội kinh doanh

Biến cơ hội kinh doanh có ý nghĩa trong mô hình 2a và mô hình 2b.

Nhận định về cơ hội kinh doanh có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Khách hàng cho rằng cơ hội kinh doanh rõ ràng có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Mức độ tác động của nhận định về cơ hội kinh doanh của khách hàng tới khả năng xảy ra quyết định là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của các yếu tố NHÂN KHẨU học đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TP BANK – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)