4.1.1 Quy mô tín dụng cá nhân
Quy mô dư nợ tín dụng cá nhân
Bảng 4.1: Tỷ trọng dư nợ theo phân khúc khách hàng của TP Bank – Chi nhánh Gia định giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2019 2020
Dư nợ doanh nghiệp 490,19 735,97 1027,5 1349,11 1750 Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp (%) 90,02 88,66 85,93 84,57 81,4 Dư nợ cá nhân 54,36 94,17 168,2 246,11 400 Tỷ trọng dư nợ cá nhân (%) 9,98 11,34 14,07 15,43 18,6 Tốc độ tăng trưởng TDCN (%) 46,89 73,23 78,61 46,32 62,53 Tổng dư nợ 544,56 830,14 1.195,7 1.595,22 2.150
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Năm 2016 tỷ trọng dư nợ cá nhân so với tổng dư nợ tăng lên mức 9,98% nhưng gia tăng số tuyệt đối thêm 17,35 tỷ đồng và đạt 54,36 tỷ đồng. Đến năm 2018, dư nợ cá nhân của chi nhánh tăng trưởng mạnh lên mức 168,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 78,61% so với năm 2017. Con số này tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 2 năm 2019 và năm 2020, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 46,32% và 62,53%. Dư nợ tín dụng đạt
mức cao nhất vào năm 2020, đạt 400 tỷ đồng, tương ứng với đạt tỷ trọng 18,6% trong tổng dư nợ. Tín dụng cá nhân tăng trưởng đều đặn qua các năm, đồng thời cơ cấu tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng trưởng mạnh từ mức 9,08% năm 2015 lên mức 18,6% năm 2020 khi so sánh với tổng dư nợ, điều này cho thấy rằng tăng trưởng ở mảng tín dụng cá nhân đã nhanh hơn so với tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Với mục tiêu chính là phát triển mạnh phân khúc ngân hàng bán lẻ nên sự gia tăng đáng kể ở mảng tín dụng cá nhân là phù hợp với định hướng của chi nhánh và là một kết quả đáng ghi nhận.
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Hình 4.1: Biến động dư nợ tín dụng của TP Bank – Chi nhánh Gia định giai đoạn 2016 – 2020
Hình 4.1 cho thấy trong giai đoạn 2016 -2020 có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm với tỷ lệ luôn duy trì ở mức trên 70%. Nguyên nhân là ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau. Mặc dù giai đoạn gần đây bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng số dư nợ khách hàng cá nhân vẫn tăng lên đáng kể trên hầu hết sản phẩm
Nợ xấu tín dụng cá nhân 54.36 94.17 168.20 246.11 400.00 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ đồng Năm
Với định hướng tập trung vào ngân hàng bán lẻ, tín dụng của TPBank – Chi nhánh Gia Định luôn tăng trưởng ổn định với dư nợ năm 2020 đạt hơn 400 tỷ đồng. Song song qua đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn luôn được đảm bảo và duy trì ở mức thấp 1,5%. Để có thể đạt được điều đó, chi nhánh luôn tích cực khai thác Hệ thống cảnh báo sớm, thu hồi, xử lý nợ, hạn chế những phân khúc có rủi ro phát sinh nợ quá hạn cao, giám sát xử lý và đề ra phương án giải quyết, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Kết quả, chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 2%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Hình 4.2: Biến động nợ xấu tín dụng cá nhân của TP Bank – Chi nhánh Gia Định giai đoạn 2016 – 2020
Tình hình tín dụng theo từng sản phẩm 1.03 1.97 2.86 3.93 6 1.90% 2.10% 1.70% 1.60% 1.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ đồng Năm
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Hình 4.3: Quy mô dư nợ sản phẩm tín dụng cá nhân của TP Bank của TP Bank – Chi nhánh Gia định năm 2020
Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Chi nhánh tập trung phần lớn vào cho vay bất động sản với tỷ lệ dư nợ chiếm hơn 40% dư nợ tín dụng cá nhân. Tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ khoảng 27% tổng dư nợ tín dụng, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay mua xe ô tô chiếm khoảng 9%. Bên cạnh đó, các mảng cho vay khác mặc dù không tăng trưởng mạnh nhưng cũng có phát triển, định hướng trong các năm tới ngân hàng TPBank – Chi nhánh Gia Định sẽ chú trọng vào phân khúc cho vay tiêu dùng tín chấp, với biên lợi nhuận cao trong khi rủi ro được kiểm soát ở mức vừa phải.
6% 1% 2% 5% 0% 9% 9% 41% 27%
Cho vay cán bộ, công nhân viên
Cho vay cán bộ quản lý Cho vay tiêu dùng Cho vay chứng khoán Cho vay du học
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Cho vay mua xe ô tô Cho vay bất động sản
Bảng 4.2: Quy mô dư nợ sản phẩm tín dụng cá nhân của TP Bank – Chi nhánh Gia Định giai đoạn 2016 – 2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Cho vay cán bộ, công nhân
viên 2,75 4,81 8,63 12,4 21,08
Cho vay cán bộ quản lý 0,28 0,41 0,88 0,83 1,53 Cho vay tiêu dùng 0,65 1,16 2,34 3,51 6,8 Cho vay chứng khoán 2,1 4,14 6,58 10,13 17,68
Cho vay du học 0,15 0,19 0,45 0,83 1,19
Cho vay cầm cố giấy tờ có
giá 4,5 7,62 12,44 18,81 30,6
Cho vay mua xe ô tô 3,4 5,97 11,41 16,54 28,9 Cho vay bất động sản 26,01 41,44 70,24 95,1 139,4 Cho vay sản xuất kinh
doanh 10,18 17,13 33,35 48,58 92,82
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Quy mô một số sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng dư nợ cao
- Quy mô cho vay bất động sản
Xuyên suốt giai đoạn 2016 – 2020, tỷ trọng dư nợ phân khúc cho vay bất động sản luôn chiếm cao nhất trong cơ cấu tổng dư nợ cá nhân ở mức bình quân 45% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2020 do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản cũng đối mặt với nhiều khó khan, mặt khác chi nhánh cũng tuân thủ phát triển các lĩnh vực cho vay chủ đạo bền vững như ưu tiên
đối với hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh dẫn đến quy mô cho vay bất động sản cũng giảm tương ứng.
- Quy mô cho vay sản xuất kinh doanh
Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2016 đến 2020 có sự tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này được Chi nhánh chú trọng phát triển. Điều này còn thể hiện ở sự ra đời các sản phẩm: Cho vay hộ trồng lúa; Cho vay hộ trồng cà phê; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp.
- Quy mô cho vay mua ô tô
Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2016 – 2020 có tăng trưởng tốt tuy nhiên tỷ trọng so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân chỉ dao động trong mức 6,2% đến 8,5%. Tuy nhiên mức tăng trưởng này chưa tương xứng với lợi thế của Chi nhánh về lãi suất, phí hoa hồng cũng như ưu đãi của sản phẩm (lãi suất cạnh tranh, các chính sách ưu đãi khác theo giai đoạn) vốn có ưu thế hơn các sản phẩm cùng loại tại các ngân hàng cạnh tranh.
- Quy mô cho vay tiêu dùng
Hiện tại ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân thông qua các sản phẩm tín dụng rất đa dạng cho phân khúc này như: Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo; Cho vay tín chấp dành cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước; Cho vay thấu chi; Cho vay tín chấp phê duyệt trước. Với biên lợi nhuận cao cũng như gia tăng được các cơ hội bán chéo sản phẩm dịch vụ khác.
- Quy mô cho vay chứng khoán
Doanh số cho vay chứng khoán của Chi nhánh có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2020, từ mức 1 tỷ đồng lên mức 17,68 tỷ đồng năm 2020, tuy nhiên tỷ trọng của Cho vay chứng khoán chỉ khoảng 5% tổng cho vay cá nhân của Chi nhánh.
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Hình 4.4: Dư nợ bảo lãnh của TP Bank – Chi nhánh Gia định giai đoạn 2016 – 2020
Sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất mặc dù đã được có sự tăng trưởng trong giai đoạn này, từ mức 3,26 tỷ đồng năm 2016 lên mức 32 tỷ đồng năm 2020, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Chúng ta có thể thấy, từ dữ liệu quá khứ, theo lộ trình thì dư nợ bảo lãnh của ngân hàng Chi nhánh phải ở mức cao hơn. Nguyên nhân phần lớn là do Chi nhánh không tiếp thị quảng bá sản phẩm này.
4.1.3 Quy mô phát hành - thanh toán thẻ tín dụng cá nhân
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng từ trước đến nay chưa phải là thế mạnh của Chi nhánh. Trên thị trường thẻ, lượng thẻ tín dụng của Chi nhánh chiếm vị thế rất khiêm tốn.
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thẻ của TP Bank – Chi nhánh Gia định giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: Triệu đồng 3.26 8.48 18.50 27.07 32.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 2016 2017 2018 2019 2020
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh số cho vay
thông qua TTD 11,087 15,825 22,364 33,306 41,020 Số TTD phát hành
(thẻ) 420 650 890 1211 1422
Số lượng máy POS
(máy) 296 352 362 370 420
Tỷ lệ nợ xấu 0,01 0,02 0,005 0,006 0,008
Nợ xấu 0,11 0,57 0,17 0,74 2,24
Nguồn: Số liệu thống kê của TP Bank – Chi nhánh Gia định
Những năm gần đây, thu nhập trung bình của người dân tăng lên đã kéo theo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi đáng kể khi người dân mong muốn có những trải nghiệm mua sắm, thanh toán phi tiền mặt an toàn, tiện lợi. Không đứng ngoài xu hướng đó, chi nhánh đã tập trung mạnh vào phát triển thẻ tín dụng, tính đến hết năm 2020 chi nhánh đã phát hành hơn 1422 thẻ tín dụng. Với các sản phẩm thẻ đa dạng, nhiều khuyến mãi phù hợp đa dạng đối tượng khách hàng, giá trị chi tiêu thẻ cũng ở mức cao với dư nợ trung bình 22 triệu đồng/thẻ.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của mảng thẻ TDCN ở mức rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh, cũng như cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh.
Với mục tiêu dẫn đầu là ngân hàng số, TPBank cũng đã đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng công nghệ và an ninh thông tin, đem đến những trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu vấn đề, hiện trạng, mục tiêu với các câu hỏi trong bảng khảo sát theo hình thức khảo sát trực tiếp, phát bảng câu hỏi để khách hàng điền thông tin; với 200 bảng câu hỏi được phát ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021 để phỏng vấn khách hàng cá nhân đến giao dịch vay vốn tại TPBank – CN Gia Định thì sau khi thu hồi có 187 bảng có thể sử dụng và 13 bảng không sử dụng được (KH điền sai thông tin) nên tác giả đã phỏng vấn bổ sung trong giai đoạn từ ngày 26/11/2021 đến ngày 02/12/2021 để đủ số lượng 200 bảng khảo sát đạt yêu cầu và kết quả sau khi triển khai khảo sát theo các quy trình nghiên cứu được trình bày như trên thì kết quả thu được sơ bộ như sau:
4.2.1 Khách hàng vay vốn ngân hàng
Việc đưa ra câu hỏi kháo sát đối với khách hàng cá nhân đến giao dịch tại ngân hàng về việc có thực hiện vay vốn ở ngân hàng. Trong đó, ta chia thành 2 nhóm: nhóm 1, có thực hiện vay vốn; nhóm 2, không thực hiện vay vốn. Với nhóm có vay vốn ta đặt cho giá trị 1, nhóm không thực hiện vay vốn nhận giá trị 0. Qua khảo sát, ta thấy có 142 khách hàng có thực hiện vay vốn trong tổng số 200 khách hàng cá nhân được phỏng vấn và được minh họa như sau:
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ giữa khách hàng vay vốn và không vay vốn theo khảo sát
Mục đích vay vốn
71% 29%
STT Mục đích vay vốn Số lượng Tỷ lệ phần trăm
1 Vay kinh doanh
43 21,5
2 Vay tiêu dùng thế chấp 32 16
3 Vay mua ô tô
19 9,5
4 Vay mua nhà, xây sửa nhà
93 46,5
5 Vay mục đích khác 13 6,5
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Đối với khách hàng được khảo sát, phần lớn mục đích vay vốn nhằm mua nhà, xây sửa nhà, khoảng 46,5%. Sau đó đến mục đích vay để kinh doanh, chiếm 21,5%. Tiếp đến các nội dung như vay tiêu dùng thế chấp, vay mua ô tô và vay mục đích khác.
Kết quả này có nhiều tương đồng với quy mô tín dụng theo các sản phẩm của ngân hàng. Điều đó cho thấy đối tượng khảo sát của nghiên cứu phù hợp với khách hàng thực tế của chi nhánh.
4.2.2 Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 4.4: Thông tin khảo sát về mẫu nghiên cứu nhân khẩu học STT Yếu tố Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ phần trăm 1 Giới tính Nam 109 54,5 Nữ 91 45,5 2 Khu vực làm việc
Khu vực ngoài nhà nước 122 61
Khu vực nhà nước 78 39 3 Tình trạng hôn nhân Đã lập gia đình 153 76,5 Chưa lập gia đình 47 23,5
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Thứ nhất, về giới tính
Không có sự chênh lệch đáng kể về giới tính khách hàng cá nhân trong dữ liệu nghiên cứu được khảo sát. Trong 200 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng cho thấy tỷ lệ nam giới và nữ giới tương đối cân bằng, mặc dù khách hàng nam giới có nhiều hơn khách hàng nữ giới, lần lượt ở mức 54,5% và 45,5%. Điều này giúp cho dữ liệu nghiên cứu có những nhận định bao quát hơn và không có nhận định lệch về nam hay nữ.
Thứ hai, về tuổi tác, các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các khách hàng từ 30 đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 85%. Cụ thể, nhóm tuổi từ 31 – 40 tuổi có 55 khách hàng chiếm tỷ lệ 27,5%. Thứ hai là nhóm tuổi từ 41 – 50 tuổi có 61 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 30.5%. Thứ ba là nhóm tuổi từ 51 – 60 tuổi có 55 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 27.5% và cuối cùng là nhóm tuổi lớn hơn 60 tuổi có 9 khách hàng được phỏng vấn chiếm tỷ lệ 4,5%.
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Hình 4.6: Biểu đồ cơ cấu khách hàng theo độ tuổi
20 55 61 55 9 0 10 20 30 40 50 60 70 20 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 Trên 61
Tỷ lệ về tuổi của khách hàng trong khảo sát khá tương ứng với tỷ lệ khách hàng cá nhân đi vay của chi nhánh ngân hàng TP Bank Gia Định. Điều đó cho thấy mẫu khảo sát của tác giả khá phù hợp.
Thứ ba, về khu vực làm việc, phần nhiều khách hàng được khảo sát làm việc ở khu vực ngoài nhà nước, với tỷ lệ 61%.
Thứ tư, về trình độ học vấn đại đa số khách hàng giao dịch có trình độ Đại học/trên Đại học, do những khách hàng thường có trình độ cao thì họ có nhiều hiểu