Yếu tố nhân khẩu học và quyết định vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của các yếu tố NHÂN KHẨU học đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TP BANK – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 38)

Phân tích nhân khẩu học có thể thể áp dụng cho toàn bộ xã hội hoặc cho các nhóm được xác định bởi các tiêu chí như giáo dục, quốc tịch, tôn giáo và dân tộc. Cụ thể hơn, nhân khẩu học là phân tích các điểm đặc trưng của quần thể và tập hợp con của quần thể, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Nhân khẩu học còn giúp doanh nghiệp xác định những cá nhân tiêu dùng có tiền năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ nhất.

Nhìn nhận một cách tổng quát thì quyết định vay vốn cũng là một dạng quyết định mua hàng hóa, tuy nhiên là một loại hàng hóa đặc biệt, hàng hóa tài chính.

Abdullahi Farah và Ismail, A. L. (2011) đã nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua gạo đặc sản của người tiêu dùng Malaysia. Tác giả sử dụng mô hình logit nhị phân. Các yếu tố nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, nghiệp nghiệp, tình trạng hôn nhân, số thành viên trong gia đình được xem xét để xác định mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua gạo đặc biệt. Kết quả, quy mô hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, số con, thu nhập hộ gia đình và giới tính của người tiêu dùng là các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn gạo đặc biệt của các hộ gia đình.

Trong kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng thường dùng dữ liệu nhân khẩu học để tìm những đặc điểm nhận dạng khách hàng như nhóm tuổi (già hay trẻ), giới tính, thu nhập bình quân để phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp ưa thích sử dụng nhân khẩu học cùng với địa lý học và tâm lý học để tạo phân khúc khách hàng tốt hơn nhưng nhân khẩu học vẫn được chú trọng nhất.

Harpreet Kaur và Sangeeta Arora (2019) đã nghiên cứu các nhóm nhân khẩu khác nhau tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch ở Ân Độ. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề

nghiệp, Thu nhập trung bình để đánh giá các quyết định về lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Kết quả cho thấy các yếu tố quyết định việc lựa chọn ngân hàng, có sự khác biệt đáng kể theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) dựa trên mô hình hồi quy nhị phân Binary logistics, đã chọn lọc các biến nhân khẩu học cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu quyết định đi vay như tuổi; nghề nghiệp; thu nhập, tình trạng hôn nhân, học vấn; bên cạnh các biến tài chính có liên quan đến ngân hàng như diện tích nhà; vay ngoài; chất lượng ngân hàng, thủ tục vay vốn, mức lãi suất, cơ hội kinh doanh. Nhóm tác giả đã thực hiện xây dựng bảng khảo sát, lấy ý kiến thử để tìm ra những lỗi sai sót, chưa hoàn chỉnh và chỉnh sửa bảng câu hỏi phù hợp hơn với nội dung đề tài.

Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary logistic bao gồm 11 biến độc lập, có dạng:

Trong đó: Biến Y – Quyết định vay vốn được đo lường bằng hai giá trị 0 và 1 trong đó 1 là có vay vốn và 0 là không có vay vốn.

Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 lần lượt là các biến độc lập (biến giải thích).

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này đề xuất khám phá những yếu tố nhân khẩu của khách hàng cá nhân ảnh hưởng tới việc ra quyết định vay vốn.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, tác giả sẽ sử dụng mô hình của Lê Hoàng Anh và cộng sự (2019) và có điều chỉnh bằng cách loại bỏ một số biến như biến như Diện tích nhà, vay ngoài. Đồng thời bổ sung các biến kiểm soát như yếu tố lãi suất cho vay, yếu tố thái độ nhân viên, yếu tố thủ tục vay, yếu tố cơ kinh doanh với thang đo Linkert (từ 1 đến 5). Theo đó, mô hình đề xuất nghiên cứu cuối cùng gồm các biến độc lập về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập của cá nhân, và qua đó, có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định vay vốn (biến phụ thuộc chính) và các biến kiểm soát như: yếu tố ngân hàng (yếu tố lãi suất vay, yếu tố thái độ nhân viên, yếu tố thủ tục vay); yếu tố cơ hội kinh doanh. Quyết định vay vốn Tuổi Nghề nghiệp Trình độ học vấn Tình trạng hôn nhân

Thu nhập Diện tích nhà Vay ngoài

Lãi suất Thủ tục Chất lượng ngân hàng Cơ hội kinh doanh

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Nam giới có xu hướng vay vốn nhiều hơn nữ giới.

Giả thuyết H2: Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Giả thuyết H3: Khách hàng làm việc ngoài khu vực nhà nước có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Giả thuyết H4:Khách hàng có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Giả thuyết H5: Khách hàng đã lập gia đình có xu hướng vay vốn nhiều hơn.

Giả thuyết H6: Khách hàng có mức thu nhập cao hơn có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Quyết định vay vốn NHóm nhân khẩu học •Tuổi tác •Giới tính •Khu vực làm việc •Trình độ lao động •Tình trạng hôn nhân •Mức thu nhập Nhóm thuộc về ngân hàng

•Yếu tố lãi suất cho vay •Thủ tục vay vốn

•Thái độ nhân viên ngân hàng

Nhóm khác

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các lý thuyết về tín dụng cá nhân, vai trò của tín dụng cá nhân đối với ngân hàng, các yếu tố nhân khẩu học... Trong chương này, tác giả cũng đã sơ lược qua một số mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn trong và ngoài nước, qua đó tác giả cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn này.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Tác giả tiến hành nghiên cứu theo hai giai đoạn chính: giai đoạn 1, nghiên cứu sơ bộ; giai đoạn 2 nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Qua đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1.

Thông qua phương pháp chuyên gia bằng hình thức thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn đã được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để thực hiện cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức:

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Mục đích của phương pháp này đánh giá mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Thiết kế bảng hỏi Tổng quan lý thuyết

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu sơ bộ

Hiệu chỉnh bảng hỏi

Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu chính thức

Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến

nghị

Thảo luận nhóm

Thống kê mô tả

Phân tích độ tin cậy

Phân tích tương quan

Phân tích mô hình hồi quy Khảo sát thử nghiệm

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Để mô hình nghiên cứu mang tính khách quan và phù hợp với đặc điểm ngân hàng thương mại TP Bank – chi nhánh Gia Định, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm nhằm đưa ra mô hình các yếu tố nhân khẩu học tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Cụ thể, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm gồm: 10 cán bộ tại chi nhánh bằng các câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm xác định được những yếu tố nhân khẩu có tác động, ảnh hưởng tới quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người được phỏng vấn đồng ý rằng, quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân chịu tác động từ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nhân khẩu. Các yếu tố nhân khẩu đề cập trong lý thuyết của luận văn: giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập của cá nhân là tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tế hoạt động tại chi nhánh Gia Định.

Qua thảo luận các chuyên gia đều đồng ý các thành phần đo

Hầu hết các chuyên gia đồng ý các thành phần đo lường của yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn khách hàng cá nhân là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của người được khảo sát là 100%.

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng thang đo Thang đo Mức độ đánh giá Tỷ lệ

đồng thuận Kết luận Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến

Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN

Giới tính 10 100% Chọn

Tuổi tác 10 100% Chọn

Khu vực làm việc 10 100% Chọn

Trình độ học vấn 10 100% Chọn

Tình trạng hôn nhân 10 100% Chọn

Thu nhập của cá nhân 10 100% Chọn

Thủ tục vay vốn 10 100% Chọn

Lãi suất cho vay 10 100% Chọn

Thái độ nhân viên ngân hàng 10 100% Chọn

Cơ hội kinh doanh 10 100% Chọn

Quyết định vay vốn 10 100% Chọn

Nguồn: Xử lý số liệu phỏng vấn chuyên gia

Kết hợp lý thuyết nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu thảo luận của các đối tượng được phỏng vấn cho thấy:

(1) Các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố nhân khẩu tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân có tồn tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại chi nhánh.

(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập của cá nhân ảnh hưởng

mạnh đến quyết định vay vốn. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân là cần thiết được kiểm định.

Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, xác định được các yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo. Trong đó các biến kiểm soát như lãi suất vay, thái độ nhân viên ngân hàng, thủ tục vay, cơ hội kinh doanh được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các mức độ tương ứng như sau:

- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý. - Mức 2: Không đồng ý.

- Mức 3: Bình thường. - Mức 4: Đồng ý.

- Mức 5: Hoàn toàn đồng ý.

Các câu hỏi khảo sát

Biến Thông tin hỏi Giới tính Nam, Nữ

Độ tuổi Khách hàng lựa chọn độ tuổi của mình theo 5 nhóm từ 20 tuổi đến 61 tuổi trở lên.

Khu vực làm việc

Khu vực ngoài nhà nước; Khu vực nhà nước

Trình độ học vấn

Tốt nghiệp phổ thông; Trung cấp, Cao đẳng; Đại học; Trên đại học.

Tình trạng hôn nhân

Đã lập gia đình; Chưa lập gia đình

Thu nhập cá nhân theo tháng

Khách hàng lựa chọn thu nhập của mình tương ứng theo 6 nhóm từ dưới 10 triệu đến trên 81 triệu.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Mẫu nghiên cứu

Hiện nay theo nhiều nhà nghiên cứu thì có nhiều phương pháp chọn mẫu, tuy nhiên để xác định kích thước mẫu như thế nào là đủ lớn để so sánh với tổng thể vẫn chưa rõ ràng. Theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu k = 5 quan sát/tham số biến độc lập cần ước lượng. Mô hình nghiên cứu khảo sát trong đề tài có 10 biến quan sát và 1 biến phụ thuộc, do đó số lượng khảo sát cần thiết kế là n > 50 + 10*5 = 150. Số lượng bảng khảo sát của đề tài là n=200 nên tính đại diện của mẫu phù hợp và đảm bảo cho việc nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất để thuận tiện trong việc chọn mẫu, tác giả sẽ gửi bảng khảo sát trực tiếp cho các khách hàng cá nhân đến giao dịch vay vốn tại TPBank – CN Gia Định.

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này chúng ta cũng sử dụng các biến số này để phân tích yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh Gia Định – ngân hàng TP Bank.

Hàm Probit được tiến hành phân tích trên phần mềm EVIEW 8 như sau:

Y= β0 + β 1X1 + β 2X2 + β 3X3 + β 4X4+ β 5X5 + β 6X6 + βk7Xk

Trong đó:

Biến phụ thuộc

Biến Y là quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân được khảo sát, biến Y nhận hai giá trị 0,1. Trong đó, nhận giá trị 1 khi khách hàng quyết định vay vốn, nhận giá trị 0 khi khách hàng quyết định không vay vốn.

Biến độc lập (là biến nhân khẩu)

STT Yếu tố Biến Dự

đoán Chỉ tiêu Mã hóa

1 Giới tính X1 + Nam 1 Nữ 0 2 Tuổi X2 - Từ 20 đến 30 tuổi 1 Từ 31 đến 40 tuổi 2 Từ 41 đến 50 tuổi 3 Từ 51 đến 60 tuổi 4 Từ 61 tuổi trở lên 5 3 Khu vực làm việc X3 +

Khu vực ngoài nhà nước 1

Khu vực nhà nước 0

4 Trình độ học

vấn X4 +

Tốt nghiệp phổ thông 1 Trung cấp, Cao đẳng 2 Đại học, trên đại học 3

5 Tình trạng hôn nhân X5 + Đã lập gia đình 1 Chưa lập gia đình 0 6 Thu nhập của cá nhân X6 + Từ 81 triệu trở lên 5 Từ 51 – 80 triệu đồng/ tháng 4 Từ 36 – 50 triệu đồng/ tháng 3 Từ 19 – 35 triệu đồng/ tháng 2

Từ 10 – 18 triệu đồng/

tháng; 1

Dưới 10 triệu đồng/ tháng 0

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Biến kiểm soát

Bảng 3.3: Thang đo chính thức của của biến kiểm soát STT Yếu tố Biến Dự

đoán Chỉ tiêu Mã hóa

1 Thủ tục vay

vốn X7 + Từ khó khăn đến thuận lợi

2 Lãi suất cho

vay X8 + Từ cao đến thấp 3 Thái độ nhân viên ngân hàng X9 + Từ khó chịu đến niềm nở

4 Cơ hội kinh

doanh X10 + Từ không rõ ràng đến rõ ràng

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng về đặc điểm khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, tình hình giới tính, tình hình tuổi, khu vực việc làm. Các đại lượng thống kê cần quan tâm như:

Trung bình mẫu (mean)

Trung bình mẫu là một đại lượng mô tả thống kê, được đo lường bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho tống số lượng các quan sát trong tập hợp đó.

Số trung vị (median)

Trung vị là lượng biến của đơn vị tổng thể đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất và phân chia dãy số lượng biến làm hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng một nửa quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng số trung vị, và một nửa quần thể còn lại sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation)

Là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của các yếu tố NHÂN KHẨU học đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TP BANK – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)