0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC CỦA NHÂN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN (Trang 28 -30 )

Nam.

Nghiên cứu NT Dược (2019) về tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự tin tưởng của khách hàng - Nghiên cứu trong các hệ thống, chuỗi siêu thị bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự tin tưởng của khách hàng tại các hệ thống siêu thị bán lẻ ở Việt Nam. Mối quan hệ này được kiểm định thông qua mẫu 512 khách hàng mua sắm tại các hệ thống, chuỗi siêu thị bán lẻ. Kết quả kiểm định mô hình này cho chúng ta thấy, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có tác động hết sức tích cực đến sự tin tưởng của khách hàng. Trong đó, khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được người tiêu dùng đánh giá qua ba yếu tố: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý có mức đóng góp cao nhất vào quan điểm của khách hàng về trách nhiệm xã hội của các siêu thị bán lẻ (giá trị chuẩn hóa bằng 1), sau đó là yếu tố đạo đức, kinh tế. Yếu tố thiện nguyện bị loại vì có thể người tiêu dùng ở Việt Nam chưa biết đến hoặc chưa hề quan tâm đến các hoạt động thiện nguyện của các siêu thị bán lẻ.

Nghiên cứu này đóng góp vào những hiểu biết chung về nhận thức của người tiêu dùng đối với hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị bán lẻ bằng việc kiểm tra mối quan hệ tác động của trách nhiệm xã hội đến sự tin tưởng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường Việt Nam khi mà lòng tin người tiêu dùng hiện nay bị bào mòn rất nhiều bởi cách kinh doanh không đạo đức của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, thì những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ tạo nên lòng tin to lớn ở người tiêu dùng. Trách nhiệm pháp lý

được người tiêu dùng nhận thức là yếu tố quan trọng nhất, sau đó là trách nhiệm đạo đức và kinh tế. Điều này có thể lý giải do Việt Nam vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa tuân thủ pháp luật và thiếu đạo đức kinh doanh, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Do đó, yêu cầu của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam còn ở mức tối thiểu là doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, có đạo đức trong kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Kết quả này còn cho thấy bên cạnh việc xây dựng hệ thống, chuỗi siêu thị với những thuộc tính cạnh tranh về hàng hóa giá cả hay chất lượng dịch vụ, các nhà quản lý siêu thị cần xây dựng hình ảnh siêu thị có trách nhiệm xã hội, luôn luôn tuân thủ luật pháp, là một siêu thị kinh doanh có đạo đức và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Các doanh nghiệp siêu thị bán lẻ cần dành 1 phần nguồn lực của mình cho việc xây dựng và thực hành các chiến lược trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả. Việc loại yếu tố trách nhiệm thiện nguyện cho thấy có thể người tiêu dùng còn ít tiếp cận với các thông tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã thực hiện. Chính vì vậy, các hệ thống, chuỗi siêu thị bán lẻ cần tăng cường hoạt động truyền thông trách nhiệm xã hội để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó phát triển hệ thống cơ sở khách hàng trung thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC CỦA NHÂN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN (Trang 28 -30 )

×