0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC CỦA NHÂN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN (Trang 39 -41 )

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu và hiệu chỉnh từ Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2003) Theo mục đích nghiên cứu được xác định ban đầu, người viết tiến hành thu thập các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đó. Những tài liệu được nghiên cứu bao gồm các sách, báo khoa học có liên quan đến để tài để định nghĩa các khái niệm được đề cập tới. Đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu này, người viết xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình.

Thang đo sơ bộ 1: được tham khảo và xây dựng bằng cách dịch thuật các thang đo gốc bằng tiếng Anh sang tiếng Việt trong các nghiên cứu trước. Như vậy, một tập

hợp các biến quan sát của thang đo sơ bộ 1 đo lường cho năm khái niệm được xây dựng từ các thang đo gốc. Tuy nhiên, sự khác nhau về bối cảnh nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu nên cần phải nghiên cứu sơ bộ để tiến hành hiệu chỉnh/ bổ sung dựa trên thang đo gốc cho phù hợp với điều kiện tại Tp. Hồ Chí Minh.

Để tiến hành hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của mình, người viết đã tiến triển nghiên cứu sơ bộ.

- Nghiên cứu định tính sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn mặt đối mặt với 5 chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp có thực hiện CSR tại Thành phố Hồ Chí Minh, có kiến thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và thảo luận với 2 nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 5 người. Câu hỏi định tính sơ bộ được thiết kế dựa trên thang đo gốc được dịch thuật từ tiếng anh. Trong quá trình thảo luận mặt đối mặt với cá nhân các góp ý được ghi chú lại để làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh. Bên cạnh việc kiểm tra về câu từ, ngữ nghĩa, nghiên cứu định tính giúp cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh hợp lý các nhóm biến quan sát trong thang đo.

Ngoài ra, các thuật ngữ cũng cần được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh tại Tp. Hồ Chí Minh và giúp đối tượng khảo sát hiểu cùng một ý nghĩa đối với khái niệm được đo lường. Đối tượng tham gia phỏng vấn là nhân viên các doanh nghiệp có thực hiện hoạt động CSR tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính là Thang đo sơ bộ 2 sẽ được dùng để phỏng vấn thử 20 đối tượng (Pilot study) để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy, hoàn thiện câu hỏi của thang đo sơ bộ 2 trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức đối với nhân viên các doanh nghiệp có thực hiện CSR tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ cho ra kết quả là thang đo chính thức và được sử dụng để tiến hành khảo sát cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được tiến hành sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ kết thúc. Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, bảng câu hỏi hoàn chỉnh được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phát bảng câu hỏi trực tiếp và trực tuyến. Dữ liệu trực tuyến sau khi thu thập về sẽ được làm sạch trước khi thực hiện phân tích dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định độ phù hợp của thang đo. Sau khi kiểm định EFA xong, người viết tiến hành kiểm tra

lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Phương pháp hồi qui tuyến tính OLS để ước lượng các tham số trong phương trình hồi qui và các giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng là phần thảo luận kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC CỦA NHÂN VIÊN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN (Trang 39 -41 )

×