Thang đo chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của NHẬN THỨC của NHÂN VIÊN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP (CSR) đến sự hài LÒNG của NHÂN VIÊN (Trang 47 - 56)

Mã hóa Khái niệm

CU Sự phù hợp giữa văn hóa doanh nghiệp và hoạt động CSR

CU01

Hoạt động CSR của doanh nghiệp Anh/ Chị phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

CU02

Hoạt động CSR của doanh nghiệp Anh/ Chị có liên quan tới văn hóa doanh nghiệp.

CU03

Hoạt động CSR của doanh nghiệp Anh/ Chị tương tự với văn hóa doanh nghiệp.

CU04

Hoạt động CSR của doanh nghiệp Anh/ Chị phản ánh văn hóa doanh nghiệp.

PL Kế hoạch hoạt động CSR

PL05 Doanh nghiệp của Anh/ Chị cố gắng hiểu nhu cầu các bên liên quan. PL06 Doanh nghiệp của Anh/ Chị sử dụng thông tin của các bên liên quan

để hỗ trợ mục tiêu doanh nghiệp.

PL07 Doanh nghiệp của Anh/ Chị xem xét yêu cầu của các bên liên quan PL08 Doanh nghiệp của Anh/ Chị đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.

DO Thực hiện hoạt động CSR

DO09 Doanh nghiệp của Anh/ Chị có khả năng quản lý hoạt động CSR DO10 Doanh nghiệp của Anh/ Chị có bộ phận CSR.

DO11

Ban giám đốc điều hành doanh nghiệp Anh/ Chị chú trọng đến hoạt động CSR.

Mã hóa Khái niệm SE Đánh giá hoạt động CSR

SE13

Doanh nghiệp của Anh/ Chị có hệ thống đánh giá hiệu quả các hoạt động CSR.

SE14

Doanh nghiệp của Anh/ Chị có quy trình đánh giá hiệu quả các hoạt động CSR.

SE15

Doanh nghiệp của Anh/ Chị thông báo kết quả đánh giá hoạt động CSR bằng báo cáo tổ chức.

SE16 Doanh nghiệp của Anh/ Chị công khai hiệu quả các hoạt động CSR.

PA Từ thiện CSR

PA17 Doanh nghiệp của Anh/ Chị giúp giải quyết các vấn đề xã hội.

PA18 Doanh nghiệp của Anh/ Chị có ý thức về trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp

PA19

Doanh nghiệp của Anh/ Chị đóng góp đầy đủ cho cộng đồng tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PA20

Doanh nghiệp của Anh/ Chị phân bổ nguồn lực của mình trong các hoạt động từ thiện.

PA21

Doanh nghiệp của Anh/ Chị đóng một vai trò trong xã hội vượt ra khỏi việc tạo lợi nhuận đơn thuần

PA22

Doanh nghiệp của Anh/ Chị khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện

ET Đạo đức CSR

ET23

Doanh nghiệp của Anh/ Chị nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đến nhân viên.

Mã hóa Khái niệm ET Đạo đức CSR

ET24

Doanh nghiệp của Anh/ Chị tổ chức các chương trình đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

ET25

Nhân viên doanh nghiệp Anh/ Chị được yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác đến tất cả khách hàng.

ET26 Doanh nghiệp của Anh/ Chị có bộ quy tắc đạo đức toàn diện ET27

Doanh nghiệp của Anh/ Chị được công nhận là một doanh nghiệp đáng tin cậy.

EV Môi trường CSR

EV28

Doanh nghiệp của Anh/ Chị cố gắng cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường.

EV29

Doanh nghiệp của Anh/ Chị đặt môi trường liên quan đến sứ mệnh doanh nghiệp

EV30 Doanh nghiệp của Anh/ Chị thực hiện mọi nỗ lực để bảo vệ môi trường.

EP Chương trình đạo đức của doanh nghiệp

EP31 Doanh nghiệp của Anh/ Chị có bộ tiêu chuẩn đạo đức cho nhân viên EP32

Doanh nghiệp của Anh/ Chị tổ chức các khóa đào tạo đạo đức cho nhân viên

EP33

Doanh nghiệp của Anh/ Chị thường xuyên trao đổi bộ tiêu chuẩn đạo đức với nhân viên.

EP34

Doanh nghiệp của Anh/ Chị trao đổi bộ tiêu chuẩn đạo đức với nhân viên một cách hiệu quả

JS Sự hài lòng của nhân viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

JS35 Nói chung, Anh/ Chị cảm thấy hài lòng với công việc của mình. JS36 Nói chung, Anh/ Chị thích làm việc tại doanh nghiệp của mình JS37 Nói chung, Anh/ Chị cảm thấy thích công việc mình đang làm.

3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Phương pháp chọn mẫu: trong nghiên cứu này chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Vì phương pháp này có ưu điểm là người viết có thể chọn đối tượng nghiên cứu mà tác giả có thể tiếp cận được như vậy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc thu nhập dữ liệu (NĐ Thọ 2013). Bên cạnh đó, phương pháp này cũng phù hợp với điều kiện thực hiện nghiên cứu của người viết nên được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát: Nhận thức của nhân viên về Trách nhiệm Xã Hội Doanh nghiệp (CSR) đến sự hài lòng của nhân viên của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhân viên của doanh nghiệp trong khuôn khổ luận văn này bao gồm người lao động ở nhiều vị trí khác nhau tại doanh nghiệp.

Dữ liệu được thu thập bằng cách: gửi bảng khảo sát online đến đối tượng khảo sát đến các đối tượng mà người viết có thể tiếp cận được. Thông qua các mối quan hệ Anh/ Chị bè, người thân hoặc đến trực tiếp doanh nghiệp để có thể thảo luận mặt đối mặt và trao đổi những thắc mắc gặp phải khi làm khảo sát. Các bảng câu hỏi gửi trực tiếp là 100 mẫu, phần lớn bảng câu hỏi (175 mẫu) được gửi email, google docs…

Kích thước mẫu: Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tốt hơn khi có tỉ lệ quan sát/ biến đo lường 5/1-10/1. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi qui OLS thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, và thông thường là 200 (Hair, Anderson, Tatham & Black 1998). Trong khi đó, Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Tuy nhiên, người viết dự kiến tỉ lệ hồi đáp là 80 % nên số lượng bảng câu hỏi phát nằm trong khoảng 250 - 300.

Thời gian thu thập dữ liệu: Từ 15/10/2021 – 15/12/2021

3.4. Phương pháp xử lý số liệu 3.4.1. Thống kê mô tả 3.4.1. Thống kê mô tả

Phân tích mô tả sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả trong SPSS. Nội dung này cho biết các đặc điểm của mẫu như giới tính, chức vụ công tác, trình độ học vấn…

3.4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo chỉ sự nhất quán của một công cụ đo lường khi nó sử dụng để đo cùng một đối tượng trong cùng một điều kiện. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và sự tương quan giữa biến đo lường xem xét với

tổng các biến còn lại trong thang đo (NĐ Thọ 2013). Độ tin cậy của thang đo được kiểm tra qua hai chỉ số:

Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Bol E. Haydes 1998).

Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994 dẫn theo NĐ Thọ & NTM Trang 2009). Đối với các thang đo có độ tin cậy trên 0,8 thì thang đo lường này được đánh giá là tốt và có mức độ tương quan cao. Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6 hoặc người viết tiếp tục loại bớt biến quan sát có giá trị “Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến” (Cronbach’s Alpha If Item Delete) lớn nhất. Khi đó thang đo mới được chọn có hệ số Cronbach’s Alpha chính là giá trị “Cronbach’s Alpha If Item Delete” tương ứng với biến quan sát đã bị loại.

3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo, loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố thấp. Hệ số tải nhân tố là hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố (Hair và cộng sự 1998). Trong phân tích EFA, sử dụng phương pháp trích yếu tố “Principal Component” với phép xoay Varimax trong thang đo đơn hướng và sử dụng phương pháp trích yếu tố “Principle Axis Factoring” với phép xoay Promax trong thang đo đa hướng (có nhiều thành phần) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến.

Kết quả phân tích các nhân tố được sử dụng để phân tích dữ liệu tiếp theo (kiểm định mô hình thang đo). Các tiêu chuẩn được áp dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm: Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) ≥ 0,5, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤0,05. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố khám phá là các biến phải có tương quan với nhau (các biến đo lường phản ảnh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung), kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố khám phá thích hợp. Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser criterion): loại bỏ những nhân tố kém quan trọng. Chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng có Eigenvalue lớn hơn 1,0 (Garson 2003). Tiêu chuẩn phương sai trích (Varance explained criteria): tổng phương sai trích không nhỏ hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988). Phương pháp kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá

EFA để loại dần các biến có trọng số (hay factor loading) nhỏ hơn 0,5. Theo Hair và cộng sự (1998), factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Việc phân tích nhân tố EFA đối với các biến trong các thang đo của đề tài được tiến hành qua 3 bước (NĐ Thọ 2013):

- Bước 1: Phân tích EFA cho riêng từng thang đo để đánh giá tính đơn hướng của thang đo.

- Bước 2: Phân tích EFA chung cho tất cả các thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu để đánh giá sơ bộ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt nội bộ. Bước này được thực hiện với phép trích principal axis factoring, phép quay promax.

- Bước 3: Kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần nữa cho các nhân tố mới được thiết lập.

3.4.4. Phân tích hồi quy

3.4.4.1 Giới thiệu về hồi quy tuyến tính OLS

Phương pháp mô hình hồi qui tuyến tính OLS (Ordinary Least Squares) thông qua phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. OLS có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trải dài theo thời gian, các mô hình không chuẩn hóa, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tương quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn, gần chuẩn, hay dữ liệu bị thiếu. Đặc biệt, OLS còn được sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường và mô hình hồi qui của bài toán lý thuyết đa biến. Nói riêng, mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát, từ đó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của các biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị). Trong khi đó, hồi quy tuyến tính chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau – các mối quan hệ này có thể chỉ ra những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Hồi qui tuyến tính OLS phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi qui đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ để cho phép nhà nghiên cứu kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Hồi qui tuyến tính OLS cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả của các khái niệm tiềm ẩn qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo lường và tương quan phần dư. Một trong những ưu điểm lớn nhất của OLS có lẽ

là khả năng kiểm định cùng một lúc tất cả các giả thuyết trong mô hình lý thuyết và cho phép nhà nghiên cứu linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất (chứ không phải tốt nhất) trong các mô hình đề nghị. Chính vì vậy, phương pháp hồi qui tuyến tính được sử dụng rất phổ biến trong ngành kinh tế học, tài chính trong những năm gần đây.

Tóm tắt chương

Từ mô hình nghiên cứu được đề xuất cho đề tài ở chương 2, người viết xác định các nhu cầu thông tin cần thiết và cách thức để thu thập được các thông tin này. Chương này trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức thực hiện nghiên cứu để xây dựng được bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức bao gồm phỏng vấn sơ bộ và khảo sát phỏng vấn thí điểm. Kết quả được sử dụng để phân tích bộ dữ liệu mà người viết thu thập được từ nghiên cứu chính thức.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu của đề tài cùng với kết quả nghiên cứu sơ bộ. Trong chương này, người viết áp dụng các phương pháp ở trên để phân tích dữ lệu và trình bày các kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này gồm các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức như: (1) thống kê mô tả, (2) đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và (3) kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính OLS.

4.1. Mô tả mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định lượng chính thức được 275 bảng câu hỏi. Tuy nhiên trong đó có 16 bảng câu hỏi trả lời là doanh nghiệp không có hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) nhưng vẫn chọn câu trả lời nên bị loại ra. Trong quá trình nhập liệu, chọn lọc và làm sạch dữ liệu người viết loại thêm 9 bảng câu hỏi đánh giống nhau cho tất cả câu hỏi (đối tượng trả lời cho có lệ và không đọc kỹ câu hỏi). Sau khi sàn lọc và làm sạch dữ liệu người viết thu được 250 bảng khảo sát hợp lệ. Như trong chương 3 đã trình bày số mẫu tối thiểu phải lấy là 200 mẫu, do đó số lượng mẫu thu thập được là 250 đảm bảo mức ý nghĩa cần thiết cho quá trình phân tích. 250 bảng khảo sát này dùng để phân tích trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của NHẬN THỨC của NHÂN VIÊN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP (CSR) đến sự hài LÒNG của NHÂN VIÊN (Trang 47 - 56)