Thang đo được tiến hành xây dựng dựa trên cơ sở thang đo JDI (chỉ số mô tả công việc), được xây dựng tham khảo trên thang đo Bovier và Perneger (2003), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014) với 4 thành phần cơ bản để đo lường mức độ trung thành của nhân viên đối với công việc là (1) bản chất công việc, (2) tiền lương và thu nhập, (3) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (4) cấp trên. Bên cạnh đó đề tài đề nghị bổ sung thêm 4 thành phần để đặc trưng của ngành dược và điều kiện ở Việt Nam bao gồm (5) môi trường và điều kiện công việc, (6) phúc lợi, (7) thương hiệu của tổ chức và (8) được tôn trọng và thể hiện bản thân. Mô hình 8 thành phần này được kiểm định để phù hợp cho ngành dược tại TPHCM bằng hình thức thảo luận nhóm. Thang đo sử dụng cho nghiên cứu được điều chỉnh cho phù hợp và bổ sung để hoàn thiện thang đo chính thức được nêu ra trong các bảng sau đây.
Thang đo “Bản chất công việc”
Bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ CV1 đến CV5 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về bản chất công việc.
Bảng 3.1 Thang đo thành phần Bản chất công việc Ký hiệu
biến
Phát biểu Nguồn
CV1 Công việc hiện tại cho phép Anh/ Chị sử dụng tốt năng lực cá nhân
Eskildsen và cộng sự (2004) CV2 Anh/ Chị yêu thích công việc hiện tại
CV3 Công việc hiện tại của Anh/ Chị có nhiều thách thức khó khăn CV4 Công việc hiện tại phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của Anh/ Chị CV5 Anh/ Chị hiểu rõ về công việc hiện tại mà Anh/ Chị đang làm
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo “Tiền lương - Thu nhập”
Bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ TL1 đến TL4 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Tiền lương - Thu nhập.
Bảng 3.2 Thang đo thành phần Tiền lương – Thu nhập
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
TN1 Anh/ Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công việc hiện tại
Eskildsen và cộng sự (2004) TN2 Công ty hiện nay có chính sách lương, thưởng và phụ cấp được
trả công bằng
TN3 Công việc hiện tại có thu nhập tương xứng với kết quả làm việc TN4 Mức thu nhập hiện tại là tương đương so với mặt bằng thu nhập
chung ở các vị trí tương đương ngoài thị trường
Thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”
Bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ DT1 đến DT4 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Bảng 3.3 Thang đo thành phần Cơ hội đào tạo - thăng tiến
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
DT1 Tổ chức/ Doanh nghiệp có chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng
Trần Minh Tiến (2014) DT2 Tổ chức/ Doanh nghiệp tạo nhiều cơ hội đào tạo và thăng tiến
cho nhân viên
DT3 Tổ chức/ Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội phát triển cá nhân
DT4 Tổ chức/ Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên nhiều chương trình đào tạo để phát triển nghề nghiệp của mình
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo “Cấp trên”
Bao gồm 6 biến quan sát được ký hiệu từ CT1 đến CT6 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Cấp trên.
Bảng 3.4 Thang đo thành phần Cấp trên
KH Phát biểu Nguồn
CT1 Cấp trên hiện tại có lời nói và việc làm song hành Nguyễn Thị Thu Trang (2017) CT2 Anh/ Chị luôn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết
CT3 Cấp trên luôn hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan công việc Anh/ Chị CT4 Nhân viên trong tổ chức/ doanh nghiệp được đối xử không phân biệt CT5 Anh/ Chị luôn được chủ động cách thức thực hiện công việc của mình CT6 Cấp trên quản lý giám sát công việc của Anh/Chị một cáchcó hiệu quả
Thang đo “Môi trường và điều kiện làm việc”
Bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ MT1 đến MT5 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc
Bảng 3.5 Thang đo Môi trường và điều kiện làm việc
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
MT1 Thời gian làm việc và làm thêm giờ là phù hợp
Trần Minh Tiến (2014) MT2 Áp lực trong công việc hiện tại là phù hợp đối với Anh/Chị
MT3 Nơi làm việc hiện tại của Anh/ Chị đảm bảo được tính an toàn và thoải mái
MT4 Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc của Anh/ Chị
MT5 Công việc hiện tại có thời gian và địa điểm làm việc thuận tiện
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo “Phúc lợi”
Bao gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ PL1 đến PL5 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Phúc lợi
Bảng 3.6 Thang đo Phúc lợi
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
PL1 Tổ chức/ Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ luật lao động, các chính sách bảo hiểm y tế và xã hội
Boeve (2007) PL2 Các quy định về chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép đầy đủ,
phù hợp và luôn tạo điều kiện cho nhân viên có nhu cầu PL3 Chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ và đi du lịch
nghỉ dưỡng cho nhân viên hằng năm là phù hợp
PL4 Tôi cảm thấy công ty sự đảm bảo và tạo cho nhân viên yên tâm công tác
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
PL5 Các phúc lợi khác là tốt Boeve (2007)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp )
Thang đo “Thương hiệu tổ chức”
Bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ TH1 đến TH4 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố Thương hiệu tổ chức.
Bảng 3.7 Thang đo Thương hiệu của tổ chức Ký hiệu
biến
Phát biểu Nguồn
TH1 Anh/ Chị tin tưởng vào một tương lai tương sáng khi làm việc cho tổ chức/ doanh nghiệp
Chew (2004) TH2 Tổ chức/ doanh nghiệp có danh tiếng thương hiệu trên thị trường
đồng thời luôn tạo ra nhiều sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao TH3 Anh/ Chị tự hào về thương hiệu của các sản phẩm và danh tiếng
của tổ chức/ doanh nghiệp
TH4 Khách hàng hài lòng với chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ và đánh giá cao danh tiếng, thương hiệu của tổ chức/ doanh nghiệp của Anh/ Chị
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo “Yếu tố được tôn trọng và thể hiện bản thân”
Bao gồm 4 biến quan sát được ký hiệu từ TT1 đến TT4 đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố áp lực Được tôn trọng và thể hiện bản thân.
Bảng 3.8 Thang đo thành phần Được tôn trọng – thể hiện bản thân
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
TT1 Anh/ Chị có thể nêu quan điểm riêng mà không bị trù dập
Nguyễn Thị Thu Trang
(2017) TT2 Khi có ý kiến hay (chính kiến) thì luôn được ban lãnh đạo
tôn trọng và tiếp thu
TT3 Các ý kiến đóng góp của Anh/ Chị luôn được ban lãnh đạo coi trọng
TT4 Anh/ Chị luôn được tạo điều kiện làm việc để phát triển và thể hiện năng lực
( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo “Lòng trung thành đối với tổ chức”
Bao gồm 6 biến quan sát được ký hiệu từ TRUNGTHANH1 đến TRUNGTHANH6 đo lường mức độ trung thành đối với tổ chức của nhân viên.
Bảng 3.9 Thang đo lòng trung thành đối với tổ chức
Ký hiệu biến Phát biểu Nguồn
TRUNGTHANH1 Anh/ Chị muốn ở lại làm việc cùng tổ chức/ doanh nghiệp đến khi về hưu
Trần Minh Tiến (2014) TRUNGTHANH2 Ở lại làm việc mặc dù nơi khác có đề nghị lương bổng hấp
dẫn hơn
TRUNGTHANH3 Anh/ Chị luôn trung thành với tổ chức/ doanh nghiệp TRUNGTHANH4 Anh/ Chị luôn hết mình làm việc vì tổ chức/ doanh nghiệp TRUNGTHANH5 Anh/ Chị có cảm thấy mình có mối liên hệ gắn bó mật
thiết với công ty.
TRUNGTHANH6 Anh/ Chị có cảm thấy không vui khi hình ảnh công ty bị tổn thương