Phân tích thực trạng quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH đàm PHÁN ký kết hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU các THIẾT bị điện và điện tử từ THỊ TRƯỜNG đức tại CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SICOM (Trang 27 - 28)

đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom

3.3.1. Lập kế hoạch đàm phán

Xu hướng về sự an toàn, bảo mật và thay đổi công nghệ điện tử hiện đại đang là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, nhất là những khách hàng là doanh nghiệp. Trong đó, công nghệ hiện đại như Nhà thông minh, Hệ thống quản lý tòa nhà là một trong những công nghệ được các công ty, tập đoàn lớn lựa chọn. Nhà thông minh (Smarthome) dựa trên công nghệ của hãng HAI (USA); Hệ thống quản lý tòa nhà

(BMS) dựa trên công nghệ của hãng Honeywell (USA), Siemens (Germany) và Yamatake (Japan).

Hiện nay, ngành công nghệ điện và điện tử ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu cao của khách hàng. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng các thiết bị điện và điện tử, Công ty CP Công nghệ Sicom luôn chú trọng trong việc phát triển công nghệ bằng việc nhập khẩu hầu hết các sản phẩm từ nước ngoài đến từ các hãng danh tiếng như hãng HAI (USA), Honeywell (USA), Siemens (Germany) và Yamatake (Japan),… Công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, đặc biệt là hãng Siemens của Đức, nỗ lực trong đàm phán để có thể ký kết các hợp đồng nhập khẩu với giá cả ưu đãi và hợp lý, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch đàm phán, Công ty CP Công nghệ Sicom luôn đưa ra các kế hoạch cụ thể cho mỗi cuộc đàm phán , bao gồm các kế hoạch về chiến lược, kế hoạch nhân sự và kế hoạch về chương trình làm việc.

Khi đàm phán với các đối tác nước ngoài, công ty thường sử dụng chiến lược đàm phán mềm dẻo (75%) và hợp tác (20%), ít khi sử dụng chiến lược cứng rắn. Dựa vào mối quan hệ và mục tiêu hai bên, công ty sẽ lựa chọn cụ thể cho mỗi cuộc đàm phán.

Về nhân sự, đoàn đàm phán của công ty do Giám đốc làm trưởng đoàn, trực tiếp dẫn dắt. Tùy thuộc vào mỗi cuộc đàm phán cụ thể mà số lượng nhân viên đoàn đàm phán sẽ khác nhau. Cụ thể, với đối tác là hãng Siemens (Đức) đoàn đàm phán bao gồm giám đốc, trưởng phòng (phó phòng) nghiên cứu và phát triển, trưởng phòng (phó phòng) kỹ thuật.

Hàng năm, công ty phải bỏ ra số vốn lớn để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như để duy trì mối quan hệ với các đối tác cũ, trong đó nhiều nhất là đối tác Đức. Do đó việc lập chương trình đàm phán được công ty hết sức quan tâm.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH đàm PHÁN ký kết hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU các THIẾT bị điện và điện tử từ THỊ TRƯỜNG đức tại CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SICOM (Trang 27 - 28)