Quan điểm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH đàm PHÁN ký kết hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU các THIẾT bị điện và điện tử từ THỊ TRƯỜNG đức tại CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SICOM (Trang 39 - 41)

các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom

Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom là quy trình mang tính quyết định, vô cùng quan trọng, vì hầu hết sản phẩm mà công ty đang kinh doanh đều được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, nhiều nhất là thị trường Đức. Đàm phán hiệu quả sẽ giúp cho công ty có được những hợp đồng tốt, tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì thế, thực hiện tốt quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu sẽ phần nào giúp Công ty CP Công nghệ Sicom đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Đàm phán trong kinh doanh là một quá trình phức tạp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Đàm phán vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Vì vậy, thực hiện quá trình đàm phán theo phương châm hai bên cùng có lợi, tôn trọng luật pháp, văn hóa của các bên, hợp đồng được ký kết có tính khả thi là yếu tố hết sức cần thiết. Để hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử trong thời gian tới công ty cần thực hiện tốt các việc sau:

- Lập kế hoạch phải tiến hành sau khi phân tích tình thế của môi trường đàm phán. Các kế hoạch phải chi tiết cụ thể trong từng khâu và phải đảm bảo tính hợp lý cho từng điều kiện cụ thể.

- Mở rộng kênh thu thập thông tin, đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin về sản phẩm, về công nghệ trên thế giới, đặc biệt là thông tin về đối tác để công ty tiến gần đến kết quả đàm phán hơn.

- Tổ chức đàm phán: phải thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, cung cấp thông tin chính xác, kip thời và đảm bảo độ tin cậy cho cuộc đàm phán. Các thành viên trong đoàn đàm phán phải có kinh nghiệm, năng lực đàm phán, phản ứng linh hoạt, khéo léo trước những tình huống phát sinh, có khả năng thuyết phục đối tác, đảm bảo lợi ích của công ty, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn.

- Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm: sau mỗi lần đàm phán phải kiểm tra, đánh giá các kết quả đạt được một cách khách quan, thẳng thắn nhìn nhận nhưng tồn tại và nguyên nhân thất bại của cuộc đàm phán để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho những cuộc đàm phán tiếp theo.

4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần Công nghệ Sicom

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH đàm PHÁN ký kết hợp ĐỒNG NHẬP KHẨU các THIẾT bị điện và điện tử từ THỊ TRƯỜNG đức tại CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SICOM (Trang 39 - 41)