Sau khi đã thống nhất được hầu hết các nội dung trong hợp đồng, công ty và đối tác sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng, tiến hành ký kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Hợp đồng sẽ được soạn thảo theo mẫu có sẵn, sẽ được chỉnh sửa trỉnh sửa trong quá trình đàm phán cho phù hợp với lợi ích của các bên, cuối cùng đi đến ký kết một hợp đồng hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, có một số thương vụ, do hai bên không đạt được sự thỏa thuận chung, không thuyết phục được đói tác hay vì những nguyên nhân khác, nên không thể thống nhất được kết quả cuối cùng, hợp đồng không được ký kết.
Biểu đồ 3.4: Thống kê ký kết hợp đồng nhập khẩu theo mặt hàng tại thị trường Đức trong ba năm 2012 – 2014
(Nguồn: Báo cáo thống kê ký kết hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Đức tại công ty CP Công nghệ Sicom trong ba năm 2012 -2014)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy từ năm 2012 – 2014, công ty CP Công nghệ Sicom đã khá thành công trong việc đàm phán ký kết hợp đồng. Tổng số hợp đồng mà công ty tiến hành đàm phán với đối tác tại thị trường Đức trong ba năm là 109 hợp đồng, trong đó đàm phán thành công 89 hợp đồng, chiếm 81,65%.
3.3.4. Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm
Hiện nay, sau mỗi cuộc đàm phán thành công, công ty tiến hành đã tiến hành các cuộc họp nhỏ giữa các thành viên trong đoàn để tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc đàm phán. Hiệu quả được xác định dựa trên việc so ánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, xem xét những gì đã đạt được, những gì chưa được, tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho các cuộc đàm phán sau này. Qua đó, các đàm phán viên của công ty cũng có thêm kinh nghiệm và tự rút ra bài học cho bản thân.
Tuy nhiên những cuộc họp sau đàm phán này có quy mô nhỏ, diễn ra nhanh chóng, kết quả cuộc họp chưa được lưu lại thành văn bản, chỉ dừng lại là những nhận xét, góp ý bằng miệng giữa các thành viên trong đoàn đàm phán với nhau.