Lập kế hoạch đàm phán phải phù hợp hơn với mục đích, mục tiêu của mỗi cuộc đàm phán. Hàng năm, công ty vẫn bỏ lỡ một số cơ hội đàm phán từ đối tác vì không dự báo lường trước được hết những rủi ro xảy ra. Công ty hầu như chỉ căn cứ vào một số thông tin biến động lớn về công nghệ và về nhu cầu thay đổi của khách hàng, sau đó dựa vào thực tế doanh số bán của năm trước dự đoán để lập kế hoạch nhập khẩu. Do đó, có mặt hàng nhập khẩu có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, có thể chưa bán được, tồn kho, gây ứ đọng vốn, thua lỗ cho công ty.
Để giảm thiểu rủi ro, công ty CP Công nghệ Sicom cần xác định rõ nhu cầu của thị trường và thường xuyên cập nhật những thông tin về công nghệ từ đối tác. Đó là những biến động về công nghệ, biến động về nhu cầu, xu hướng biến động về giá,…
Vì thế, việc lập kế hoạch số lượng hàng nhập có thể căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào năng lực của công ty hay căn cứ vào các đối thủ cạnh tranh trên thị trường,…
Kế hoạch đàm phán phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể cần đạt được trong mỗi cuộc đàm phán. Do đó, công ty cần xác định rõ mục đích, mục tiêu cần đạt được, rồi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, những mục tiêu quan trọng phải được đàm phán trước, rồi mới đàm phán đến các mục tiêu ít quan trọng hơn. Dựa vào kế hoạch giao dịch đàm phán, công ty có thể xác định rõ các vấn đề cần đàm phán và xử lý một cách linh hoạt nếu
tình huống đàm phán thay đổi. Đồng thời công ty cũng cần đưa ra các dự báo về mức độ nhượng bộ của đối tác, đòi hỏi của đối tác,… để chủ động hơn trong đàm phán.
Kế hoạch đàm phán của của công ty phải được chuẩn bị cả về nội dung và hình thức, phải cụ thể để đảm bảo tính khả thi.