Môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với tour du lịch teambuilding của công ty cpdl long phú (Trang 51 - 56)

a) Khách hàng

Khách hàng là một yếu tố rất quan trọng của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Khách hàng là người được quyền tự do lựa chọ những sản phẩm, dịch vụ; tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty; là người tạo ra công ăn việc làm; đem đến cơ hội lẫn nguy cơ đối với công ty; là người tạo ra mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ cho công ty thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn hoặc sáng tạo ra nhu cầu cho khách hàng để có những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng lợi nhuận.

Nếu công ty nào có được những khách hàng trung thành thì đó là một lợi thế to lớn đồng nghĩa với việc có thượng đế trong tay và công ty sẽ không phải lo lắng nhiều đến đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy vậy, nhu cầu và mong muốn của con người ngày càng cao và phức tạp nên để giữ chân được khách hàng đòi hỏi công ty phải không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, luôn gia tăng những giá trị cho họ.

Đối với ngành du lịch, mặc dù có tiềm năng thị trường lớn nhưng không phải vì thế mà các công ty du lịch sẽ luôn có du khách tìm đến. Các công ty cần phải biết cách tạo sự thu hút cho chính mình để gây ấn tượng tốt đối với các du khách như: có chính sách giá phù hợp và linh hoạt, nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng để khách có nhiều sự lựa chọn, tạo sự độc đáo cho sản phẩm – dịch vụ du lịch của mình,…

Ở đây cũng cần lưu ý đến đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty là những ai, vì thông thường mọi người ai cũng có nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng à thưởng thức cuộc sống từ trẻ em cho đến người già, người trong nước cũng như ngoài nước,…Do đó ta không thể làm thỏa mãn đồng thời tất cả các khách hàng này được. Nên nhiệm vụ của công ty là cần phải nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng nào ta cần phục vụ.

Đối với công ty Cổ Phần Du Lịch Long Phú, khách hàng chủ yếu là khách đoàn và công ty đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình gồm:

 Khách hàng tổ chức ( chủ yếu là khách nội địa): + Các đơn vị lữ hành

+ Các cơ quan ban ngành, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước. + Học sinh , sinh viên.

Và theo thông lệ thì khách hàng lớn của công ty vẫn là các đơn vị lữ hành như: Saigontourist, Vietravel, Ben Thanh tourist, Fiditour…

 Khách hàng cá nhân ( chủ yếu là khách quốc tế ) : du khách đến từ Nga và các nước khác, Việt kiều, khách địa phương…

Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với công ty.Nhà cung cấp là tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa là họ giúp đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, hiệu quả. Do đó xây dựng tốt mối quan hệ với nhà cung cấp là cần thiết nhưng lưu ý đừng để phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp vì như thế công ty phải sẽ chịu áp lực từ phía họ như về mặt giá thành, thời gian giao hàng, số lượng mỗi lần giao,…

Đối với công ty Cổ Phần Du Lịch Long Phú thì những nhà cung cấp chủ yếu là thuộc về phần nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, các loại đồ uống,…để phục vụ cho nhu cầu nhà hàng, quầy bán hàng trên các đảo,…Riêng ở thành phố Nha Trang – Khánh Hòa nơi nổi tiếng với các món ăn làm từ các loại thủy hải sản, vừa ngon vừa có giá trị kinh tế cao. Và phần lớn người dân ở đây làm nghề biển nên công ty sẽ không chịu áp lực vì có nhiều nhà cung cấp sẵn có ở địa phương. Tuy nhiên công ty cũng nên hợp tác lâu dài với một số nhà cung cấp chủ lực để họ đảm bảo duy trì tốt nguồn nguyên vật liệu đầu vào cả những khi vào mùa đánh bắt kém.

c) Nhà phân phối.

Đây là kênh trung gian giúp cho sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt phát huy tác dụng khi công ty muốn tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Do đó việc tạo mối quan hệ tốt với nhà phân phối là rất cần thiết.

Đối với công ty CP du lịch Long Phú thì nhà phân phối còn được xem là khách hàng lớn và quan trọng của công ty vừa giúp tìm kiếm khách hàng, vừa quảng bá các sản phẩm du lịch cho công ty. Bao gồm: các công ty du lịch lữ hành, đại lí và văn phòng hướng dẫn du lịch, nhà hàng khách sạn.

d) Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện tại, trong ngành du lịch có rất nhiều công ty đang cạnh tranh với công ty CPDL Long Phú. Do đó, công ty cần phải biết đâu là đối thủ cạnh tranh của mình, luôn chú ý đến họ, nhất là những đối thủ có năng lực tương đồng với công ty.Phân tích xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ,chiến lược kinh doanh mà họ đang áp

dụng…để từ đó tận dụng những điểm mạnh,khắc phục những điểm yếu của mình giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Tuy nhiên, việc quan tâm đối thủ cạnh tranh không nên chí nhìn vào mặt cạnh tranh mà đôi khi đối thủ cạnh tranh cũng đồng thời là người bổ trợ của công ty. Ví dụ: tuy khu lịch Dốc Lếch là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty về loại hình kinh doanh du lịch sinh thái biển đảo tuy nhiên nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác thì các khu du lịch này đã làm tăng thêm tính hấp dẫn cho Nha Trang. Du khách sẽ thích đến Nha Trang du lịch hơn nếu nơi đây có nhiều địa điểm du lịch để lựa chọn. Do đó, có thể xem xét quyết định đi du lịch tại khu du lịch Long Phú. Do vậy cần phải xem xét hai mặt của vấn đề trong tầm nhìn tổng quát để có những đối sách phù hợp. Không phải lúc nào cũng đặt đối thủ cạnh tranh trong mối quan hệ được - mất (thắng-thua), mà đôi khi có thể là hỗ trợ lẫn nhau để đôi bên cùng có lợi (thắng-thắng).

Tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa, công ty CPDL Long Phú có hai loại đối thủ cạnh tranh trực tiếp về lọai hình kinh doanh:

‐ Kinh doanh du lịch biển đảo: có khu du lịch Dốc Lếch (của công ty CP du lịch Dốc Lết-đơn vị trực thuộc công ty du lịch Khánh Hòa) và khu du lịch và giải trí Nha Trang (Sông Lô, Phước Đồng-thuộc công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang).

‐ Kinh doanh dịch vụ lữ hành: có trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch- đơn vị trực thuộc công ty du lịch Khánh Hòa, ASEAN travel, villa tour…

e) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, được chia làm hai loại:

- Đối thủ cạnh tranh mới: những công ty mới gia nhập vào ngành nhưng còn hạn chế về nguồn lực, thị phần nhỏ, chư đủ sức cạnh tranh trực tiếp với công ty nhưng nếu có một chiến lược kinh doanh tốt sễ là đối thủ mạnh của công ty trong tương lai.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: những công ty hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Điều này tạo ra yếu tố bất ngờ khiến các công ty hiện tại không kịp ứng biến.

Lợi thế của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ở chỗ họ có những hiếu biết về các công ty đang hoạt động trong ngành, có thời gian để chuẩn bị về mặt tài chính, chiến lược kinh doanh…Do đó, khi họ tham gia vào ngành sẽ dễ dàng lấy đi khách của các công ty đang kinh doanh hiện tại nếu các công ty này không có chiến lược kịp thời ứng phó.

Vì vậy đòi hỏi các công ty kinh doanh hiện tại phải có sự kết hợp lại với nhau để tạo rào cản gia nhập ngành và đồng thời chính bản thân mỗi công ty cũng phải chuẩn bị cho mình những chiến lược để thu hút được sự quan tâm từ phía khách hàng, giữ chân những khách hàng trung thành của công ty.

Ngành du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ đem lại lợi nhuận cao, do đó sẽ thu hút nhiều cá nhân, tổ chức có tiềm lực về vốn, kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ và một chút mạo hiểm nhảy vào ngành. Thêm nữa với sự phát triển của công nghệ số thì việc tìm hiểu thông tin về ngành và các công ty du lịch hiện tại là không mấy khó khăn.Điều này đang thực sự mang lại nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp.

Hiện tại, đối với công ty CPDL Long Phú chỉ đang xác định đối thủ cạnh tranh mới của mình về loại hình du lịch biển đảo: KDL Vịnh Vân Phong và KDL Vịnh Cam Ranh

f) Sản phẩm và dịch vụ thay thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là những sản phẩm, dịch vụ khác mà có thể cùng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, là một yếu tố làm giảm lợi nhuận tiềm năng trong ngành. Bởi lúc này người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu thì không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hay dịch vụ cũ mà có thể sử dụng những sản phẩm-dịch vụ khác vẫn có thể đạt được mục đích của mình. Do đó, các công ty không nên xem nhẹ yếu tố này, phải thu thập thông tin và nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ thay thế.

Đối với ngành du lịch thì sản phẩm-dịch vụ thay thế ở đây được hiểu là các loại hình du lịch khác nhau cùng thõa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá và thưởng thức cuộc sống như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng…

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với tour du lịch teambuilding của công ty cpdl long phú (Trang 51 - 56)