Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với tour du lịch teambuilding của công ty cpdl long phú (Trang 46 - 51)

a) Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có tác động lớn và khá nhạy cảm với bất kì một doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh.Mỗi nội dung, mỗi sự thay đổi, điều chỉnh nào của môi trường kinh tế đều có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp. Môi trường kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng. Khả năng chi tiêu phụ thuộc vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, các điều kiện tài chính-tín dụng. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển nhìn chung nhu cầu du lịch còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch ở các nước phát triển rất đa dạng. Ngày nay, xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng đồng thời làm tăng nhu cầu cũng như khả năng đi du lịch.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái mà rõ rệt hơn cả là lạm phát, dẫn đến những biến đổi rất lớn trong đời sống người dân,

kéo theo là hàng loạt những biện pháp cắt giảm chi tiêu làm ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch nói chung, và kinh doanh lữ hành nói riêng.

Du lịch là ngành rất nhạy cảm với tác động kinh tế. Trong thời gian xảy ra khủng hoảng kinh tế, lạm phát doanh thu của ngành du lịch nói chung và của công ty LONG PHÚ nói riêng cũng không khỏi sự ảnh hưởng này.

Ngoài ra, lãi suất của ngân hàng cũng tác động đến mức cầu của doanh nghiệp, gởi tiết kiệm, tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của doanh nghiệp.Lãi suất làm thay đổi tỉ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng của từng doanh nghiệp, từng chủ thể trong nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp hay mở rộng đầu tư.

Tuy nhiên, dự đoán khách du lịch tới Việt Nam sẽ không giảm vì nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của người đân các nước phát triển trong thời kì rảnh rỗi đối với hình thức giá rẻ dự đoán sẽ tăng lên. Và Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.

b) Môi trường chính trị-luật pháp:

Hệ thống chính trị-pháp luật của mỗi nước đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của mỗi đơn vị. Riêng về mảng du lịch, nên chính trị là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định đi du lịch của du khách. Nền chính trị ổn định, trật tự, luật pháp minh bạch sẽ tạo niềm tin, sự an tâm cho du khách.

Môi trường chính trị:

Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm

sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia. Ngược lại, chiến tranh, bạo động, mất an ninh trật tự xã hội sẽ làm tiêu tan những thành quả của ngành du lịch và liên quan ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác.

Được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á: do có duy nhất một đảng lãnh đạo, người dân chấp hành tốt những chỉ thị,

nghị quyết của chính phủ. Các dân tộc, tôn giáo trong nước sống hoà thuận, bình đẳng, tốt đời đẹp đạo, không có sự phân biệt sắc tộc, màu da…Từ đó luôn tạo cho du khách sự an tâm và cảm giác an toàn khi đến nước ta.

Môi trường luật pháp:

Hệ thống pháp luật tuy chưa hoàn thiện nhưng trong những năm gần đây đã không ngừng cải thiện cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước, giúp cạnh tranh trên thị trường trở nên lành mạnh hơn, đảm bảo được trật tự trị an của xã hội….tạo cho du khách sự an tâm, thoải mái khi đi du lịch. Nhờ đó mà ngành du lịch Việt Namnói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Điều này góp phần thúc đẩy cho việc kinh doanh của công ty thêm lớn mạnh.

Cụ thể, thông qua tổng cục du lịch Việt Nam, Nhà nước đã ban hành những văn bản, quy chế, quy định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham dự nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và bình đẳng, giúp loại hình kinh doanh này ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó đóng góp một phần không nhỏ vào trong ngân sách nhà nước. Đặc biệt, từ năm 1999, Pháp lệnh du lịch số 11/1999 PL-UBTVQH 10 đã được uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua do Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 8/2/1999: Pháp lệnh về du lịch (gồm 9 chương, 56 điều); và mới đây việc nhà nước ta ban hành luật du lịch thay cho pháp lệnh du lịch sẽ góp phần tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc liên kết giữa các quốc gia thông qua quy định dùng một visa để đi tham gia ở bốn quốc gia khác nhau đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho ngành du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa chính quyền và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành; cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới thoả mãn nhu cầu của du khách và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông…đã mở ra một kỹ nguyên mới: Thế giới số - kết nối toàn cầu. Điều này đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia, từng lĩnh vực và từng doanh nghiệp. Yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị phá vỡ, buộc con người tái sản xuất sức lao động từ đó họ nảy sinh nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, Bên cạnh đó, những thành tựu của khoa học kỹ thuật-công nghệ đã giúp tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng cao như: phòng nghỉ, xe du lịch có lắp điều hoà, các thiết bị điện tử, điện gia dụng hiện đại: tivi LCD, bình nước nóng lạnh, máy hút bụi, điều hoà làm sạch không khí…,dịch vụ internet tại các khách sạn, đăng ký du lịch trực tuyến,… đảm bảo thoả mãn tốt nhu cầu của khách du lịch. Không những thế, việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật-công nghệ này còn giúp tăng tính chuyên nghiệp, giảm chi phí trong kinh doanh và quảng bà thương hiệu cho doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

d) Môi trường văn hoá-xã hội:

Môi trường văn hoá:

Du lịch không chỉ để thoã mãn nhu cầu vui chơi giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn là cơ hội để tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Do đó, sự phong phú, đa dạng của các yếu tố văn hoá ở từng vùng miền, từng quốc gia sẽ có sức thu hút mãnh liệt đối với các du khách năm châu bởi những tập quán sinh hoạt cổ truyền, những lễ hội, văn hoá ẫm thực và thái độ ứng xử của con người. Lý do có sức thu hút như vậy là vì ngày nay con người luôn muốn được khám phá, tìm tòi những cái mới lạ, đời sống ngày càng nâng cao và việc đô thị hoá làm cho họ luôn muốn được gần gũi và sống cùng với thiên nhiên, tìm lại dấu tích cội nguồn… Chính vì vậy mà trong thời gian qua loại hình du lịch sinh thái, du lịch tìm về cuội nguồn, du lịch văn hóa…ngày càng phát triển mạnh.

Đối với Khánh Hòa thì đây là một lợi thế bởi nơi này vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác nhau như Kinh, Chăm, Êđê, Hoa…Có sự giao hòa giữa hai nền văn minh của các thần dân Lạc Việt và của vương quốc Chăm Pa. Sự kết hợp đặc sắc đó đã tạo cho Khánh Hòa một nét văn hóa rất riêng, được thể hiện

rõ qua các lễ hội, đền thờ, tháp cổ như Tháp Bà Ponagar, thành cổ Diên Khánh, núi Am Chúa, miếu Trịnh Phong, lễ hội cầu ngư,…và các di tích lịch sử cách mạng.

Môi trường xã hội:

Người dân Khánh Hòa cũng như người dân các nơi khác trên đất nước chúng ta rất hiền hòa, mến khách, không quá ồn ào, náo nhiệt.Mặc dù có sự dịch chuyển dân cư giữa các vùng nhưng người dân ở đây vẫn giữ được bản sắc truyền thống của địa phương. Hằng năm nơi đây diễn ra rất nhiều lễ hội thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Khánh Hòa còn nổi tiếng với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo đáp ứng nhu cầu của du khách và xuất khẩu , điển hình là các mặt hàng: mỹ nghệ từ vỏ sò, ốc, các loài hỉa sản; đồ gỗ; mây tre đan; tranh thuê từ lụa;…Các đặc sản quý hiếm như : trầm hương, kỳ nam, yến sào, các loại thịt thú rừng,các loài hải sản,…

e) Môi trường tự nhiên

Khánh Hòa có độ dài bờ biển khoảng 200km, là một trong những đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất Việt Nam.Dọc bờ biển có những vũng vịnh, bãi tắm, bãi tắm, bờ cát mịn và vô số các hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch biển đảo.Vùng biển Khánh Hòa rộng, có nhiều loại thủy hải sản quý có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Đặc biệt có trầm hương - loại hương liệu quý hiếm chỉ dành cho vua chúa thời xưa và yến sào được coi là vàng trắng của tỉnh.

Biển Khánh Hòa có độ sâu vào bậc nhất của Việt Nam, đáy biển dốc, cao, gồ ghê, gồm nhiều rạng san hô là nơi cư trú của vô số loài sinh vật biển tạo nên chốn thủy cung muôn hìn, muôn vẻ. Có bốn vịnh lớn : vịnh Vân Phong , vịnh Nha Trang, vịnh Nha Phu và vịnh Cam Ranh, các vịnh này đều có những điều kiện lý tưởng để tổ chức các tuyến, điểm, cụm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Khánh Hòa có nhiều sông suối rộng với những dãy núi cao trùng điệp tạo nên nhiều ghềnh thác hùng vĩ và hiểm trở như : suối Tiên, Ba Hồ, thác YangBay,…đã đặc biệt thu hút những du khách yêu thích sụ mạo hiểm , chinh phục tự nhiên. Ngoài ra nơi đây còn có nguồn tài nguyên quý là bùn khoáng đã được khai thác ở

tỉnh Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh với nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người.

Khí hậu ở Khánh Hòa dịu mát : mùa hè không quá oi bức, mùa đông không quá lạnh. Ở đây mưa nắng điều hòa, một năm có gần 300 ngày nắng , ít có bão, nhiệt độ giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 26oC đến 28oC và lên xuống từ từ, khá ổn định, độ ẩm không khí khoảng 80%, độ mặn nước biển khoảng 3%- 3,5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề sinh thái của tỉnh Khánh Hòa theo các báo cáo của Sở khoa học công nghệ và môi trường của tỉnh có những nhận định sau:

Nhìn chung chất lượng môi trường vẫn ở trong tình trạng khá tốt. Tuy nhiên về lâu dài cần có những biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường một cách cụ thể, thiết thực.

Đối với vùng nước biển ven bờ, khu vực các vịnh ở Nha Trang, Cam Ranh chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm do các hoạt động sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Chất lượng không khí có xu hướng tốt hơn cả ở đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, dọc các trục giao thông chính, khu xóm chài và khu chung cư tình trạng ô nhiễm vẫn còn khá nghiêm trọng ( về bụi, mùi và tiếng ồn ).

Như vậy, nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường thì lợi thế du lịch sinh thái biển đảo của Khánh Hòa sẽ ngày càng bị mất dần đi, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tỉnh.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của du khách đối với tour du lịch teambuilding của công ty cpdl long phú (Trang 46 - 51)