Với những giải pháp đã đề xuất nêu trên, bên cạnh việc kiến nghị một số nội dung đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh Thanh Hóa, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Cục thuế tỉnh Thanh Hóa để đảm bảo các nhóm giải pháp đã đề ra có thể áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể:
- Không ngừng hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT. Hiện nay việc lập kế hoạch thanh tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo phương pháp phân tích rủi ro đã mang lại hiệu quả cao số thuế truy xử phạt lớn. Tuy nhiên kết quả phân tích cũng còn một số DN chưa chính xác do nguồn dữ liệu về NNT chưa thật đầy đủ. Vì vậy để đảm bảo kết quả phân tích rủi ro đúng với thực tế, cần có hệ thống cơ sở dữ liệu đã được làm sạch trước khi đưa vào phân tích.
- Chú trọng công tác đánh giá rủi ro NNT và công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm. Phát triển bộ phận nghiên cứu nâng cao năng lực công tác đánh giá rủi
ro, có thể thông qua kinh nghiệm thanh tra thực tế, học hỏi từ các địa phương đi đầu như TP Hà Nội, nghiên cứu thí điểm bộ tiêu chí đánh giá rủi ro NNT phân theo một số ngành, lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của tỉnh.
- Bổ sung biên chế cho phòng Thanh tra thuế từ các phòng chức năng khác, về dài hạn có thể bổ sung nhân lực thanh tra từ biên chế mới do Tổng cục Thuế đưa về. Ngoài ra, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thanh tra thuế; đồng thời có cơ chế khen thưởng phù hợp, đặc biệt là cán bộ thanh tra có thành tích trong công tác thanh tra thuế, phát hiện sáng kiến, đề xuất tính đổi mới, áp dụng được vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra...
- Đầu tư một phần ngân sách vào hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế, nâng cao nhận thức và tính thuân thủ pháp luật của NNT, đồng thời có được ý kiến từ các DN để tổng kết thực tiễn tốt hơn, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung những cách thức quản lý mới vừa đảm bảo theo xu hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện cho DN nhưng đảm bảo hiệu quả, chống thất thu NSNN.
- Phối hợp tích cực với các sở, ban ngành tại Thanh Hóa trong việc thu thập, xử lý thông tin trong hoạt động thanh tra thuế và quản lý thuế nói chung.
- Kịp thời đề xuất, kiến nghị đến cơ quan quản lý cấp trên (UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) về những bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật về thuế, khó khăn, vướng mắc từ phía DN được tổng kết từ thực tiễn hoạt động thanh tra thuế và quản lý thuế trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN
Công tác thanh tra thuế là một khâu quan trọng trong mô hình quản lý thuế theo chức năng. Công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế đối với DNVVN nói riêng tại Cục thuế TP Thanh Hoá đã và đang được dần được hoàn thiện và hiện đại hóa đáp ứng đúng theo đúng yêu cầu, mục tiêu của ngành. Công tác thanh tra thuế đố với DNVVN tại Cục thuế TP Thanh Hóa trong những năm qua đã phát huy được vai trò tích cực không chỉ có những đóng góp đáng kể vào công tác chống thất thu thuế, mà còn góp phần nâng cao sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Tuy nhiên, do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, TP Thanh Hóa trở thành đô thị loại I, cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng và nâng cấp, địa giới hành chính được điều chỉnh mở rộng sáp nhập thêm 19 xã, thị trấn về thành phố, các khu công nghiệp được mở rộng, dẫn đến sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như sự đa dạng và phức tạp trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kéo theo đó các hành vi trốn thuế, gian lận thuế cũng ngày một tinh vi hơn. Thực tế này đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra thuế nhằm bảo đảm sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ của NNT và đảm bảo nguồn thu NSNN.
Đề tài đã tập trung phân tích, hệ thống hóa và giải quyết được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, khái quát lý luận và thực tiễn về các DNVVN và công tác thanh tra thuế đối với DNVVN.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với DNVVN trên địa bàn TP Thanh Hóa nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, đồng thời chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh tra ở Cục thuế Thanh Hóa.
Thứ ba, từ những thực trạng công tác thanh tra thuế nêu trên, đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với DNVVN tại địa bàn TP Thanh Hóa nói riêng và trên bình diện toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, đồng thời kiến nghị các cơ quan
liên quan thực hiện một số nội dung nhằm đảm bảo tính thực tiễn của các giải pháp đã đề xuất.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra thuế đối với DNVVN trên địa bàn TP Thanh Hóa, Tác giả đã hoàn thành đề tài: “Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, mặc dù Tác giả đã cố gắng, song việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện phục vụ công tác thanh tra thuế trên địa bàn TP Thanh Hóa là một vấn đề không đơn giản, lại ở một ngành mà hoạt động mang tính chất hành chính rất cao như ngành thuế; mặt khác hiện đang trong thời kỳ ban đầu áp dụng cơ chế quản lý thuế mới. Do vậy, nội dung của Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được những góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Hạn chế lớn nhất của đề tài này là việc đưa ra các đề xuất cụ thể liên quan đến bộ tiêu chí động quản lý rủi ro đối với NNT là DNVVN trên địa bàn Thanh Hóa, từng bộ tiêu chí áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trọng điểm và phương pháp đánh trọng số đối với các tiêu chí. Vấn đề này đòi hỏi phải có tổng kết sâu sát hơn về thực tiễn hoạt động quản lý thuế, thanh tra thuế đối với từng nhóm DNVVN trên địa bàn cũng như áp dụng kinh nghiệm thực tiễn của TP Hà Nội hoặc một địa phương khác./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2022), “Chính sách kiều hối phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam”. Đề tài độc lập quốc gia mã số ĐTĐL-XH.15/15.
Dự thảo Đề tài nhánh 3 “Thực trạng chính sách kiều hối cho phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua”, trang 126-208.
[2] Nguyễn Tuấn Anh (2019): “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
thanh tra thuế thu nhập DN tại tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3] Nguyễn Cảnh Bảy (2019): “Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra
thuế ở cục Thuế Hà Tĩnh”, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
[4] Bộ Tài chính (2016), Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-
2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020, NXB Tài chính,
Hà Nội.
[5] Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
[6] Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
[7] Cục thuế tỉnh Thanh Hoá (2008), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ công chức
thuế, Thanh Hóa.
[8] Cục thuế tỉnh Thanh Hoá (2016 – 2020), Báo cáo tổng kết công tác
thanh tra giai đoạn 2016- 2020, Thanh Hóa.
[9] Cục thuế tỉnh Thanh Hoá (2021), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra
năm 2021, Thanh Hóa.
[10] Bùi Tiến Hanh, Lê Văn Ái (2010), Giáo trình quản lý thu ngân sách
nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
[11] Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2010), Giáo trình Nghiệp vụ Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.
[13] Quốc hội (2021), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế, Hà Nội.
[14] Quốc hội (2022), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
[15] Tổng cục thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, Hà Nội.
[16] Tổng cục thuế (2020), Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế và quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo quyết định 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2020 của Tổng cục thuế, Hà Nội.
[17] Phạm Thị Mai Trinh (2018): “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
DNVVN ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học
viện Hành chính, Hà Nội.
[18] Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình Quản lý Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội, trang 72-136.
[19] Lưu Bách Tùng (2019): “Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế
đối với doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Hà Giang”, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[20] Trần Hoàng Vũ (2019): ‘‘Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập
DN tại chi cục thuế huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh’’, luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[21] UBND Thành phố Thanh Hóa (2021), Báo cáo đánh giá kết quả tình
hình kinh tế - xã hội năm 2021, định hướng mục tiêu nhiệm vụ năm 201 7, Thanh
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ Tiêu chí động đánh giá rủi ro đối với DNVVN để phục vụ kế hoạch thanh tra của Cục Thuế TP Hà Nội
TT Tên tiêu chí Ý nghĩa tiêu chí Nội dung tiêu chí
1 Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 20 tỷ đồng thời kinh doanh đa ngành nghề Xác định NNT thành lập với mục đích in và bán hóa đơn cho các DN khác sử dụng để kê khai khấu trừ thuế GTGT và kê khai chi
phí tính thuế TNDN.
- Vốn chủ sở hữu: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán.
2
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán của DN, cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của DN được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn 3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số này phản ánh DN có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =Tiền và các khoản tương đương tiền/ Tổng nợ ngắn hạn 4 Tỷ lệ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với vốn chủ sở hữu Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN. Nếu số lần quay vòng vốn quá thấp phản ánh hoạt động không hiệu quả, nếu số lần quay vòng vốn quá cao thể hiện sự bất hợp lý
Tỷ lệ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/Vốn chủ sở hữu
5
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
Thể hiện hiệu quả của DN. Đánh giá rủi ro về miễn, giảm thuế TNDN.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần
6 Bán hàng thấp hơn giá vốn
Nhằm phân loại các DN bán hàng thấp hơn giá vốn, có khả năng DN có dấu hiệu chuyển giá
(Doanh số Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%]*0.1+Tổng số thuế Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ)/Số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào
7 DN có số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau lớn nhưng không đề nghị hoàn thuế Có khả năng chứng từ dùng kê khai khấu trừ không hợp lệ, hợp lý nên DN ngại đề nghị hoàn thuế
Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau/Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập DN 8 Tỷ lệ chi phí lãi vay/lợi nhuận thuần Để xác định DN có rủi ro tài chính cao, mất khả năng thanh toán
Tỷ lệ chi phí lãi vay/lợi nhuận thuần =Chi phí lãi vay/ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
9
Các khoản
người mua trả tiền trước lớn
Bán hàng nhưng chưa lập hoá đơn, chưa khai thuế GTGT (đối với hoạt động xây dựng và xây lắp…), chi phí trả trước lớn
Người mua trả tiền trước: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán. 10 Tỉ lệ Chi phí phải trả/tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí trả trước đã hạch toán vào chi phí được trừ, nhưng chi phí thực tế phát sinh lại nhỏ hơn.
Tỉ lệ Chi phí phải trả/tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ= Chi phí phải trả/ Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 11 Các khoản giảm trừ doanh thu lớn Hàng bán trả lại DN giảm trừ doanh thu nhưng không giảm giá vốn; hoặc trường hợp DN kê khai thiếu doanh thu tính thuế (VAT, TNDN) do giảm trừ không đúng quy định
Các khoản giảm trừ doanh thu: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán. 12 DN có sử dụng hóa đơn bán hàng nhiều Tìm ra các DN có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc mua bán hóa đơn
Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào]/Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ]
13 Quy mô thuế TNDN phải nộp
Phụ thuộc quy mô doanh thu, tỷ lệ này càng này càng thấp mức độ rủi ro càng cao.
Thuế TNDN phải nộp: Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN
14 Dự phòng giảm giá HTK lớn
Xác dịnh việc trích lập dự phòng giảm giá HTK của DN có đúng quy định chưa Tỉ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho/hàng tồn kho= dự phòng giảm giá HTK/ HTK 15 Tỉ lệ giữa hàng tồn kho và thuế còn được khấu trừ cuối kỳ Xác định lượng HTK của DN có tương ứng với lượng thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau không
Tỉ lệ Hàng tồn kho/Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau= HTK/ Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau
16 Lãi vay chưa vốn hóa
Ý nghĩa trả lãi vay của hoạt động dự án đầu tư tài sản hạch toán vào chi phí SXKD.
Tỉ lệ chi phí lãi vay dùng cho hoạt động SXKD/chi phí SXKD hàng hóa dịch vụ= chi phí lãi vay dùng cho hoạt động SXKD/ chi phí SXKD hàng hóa dịch vụ
17
Không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh thu không chịu thuế GTGT
Xác định DN không phân bổ thuế GTGT đầu vào đối với doanh thu không chịu thuế GTGT
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này-(Số thuế Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ/Doanh số Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ*Doanh số Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT) 18 DN có hoàn thuế GTGT Xác định DN có đủ điều kiện hoàn thuế GTGT hoặc xác định các DN xuất bán hàng hóa nhưng không xuất hóa đơn, dẫn đến số thuế xin hoàn không tương ứng với giá trị hàng tồn kho thực tế (loại trừ hoàn thuế do dự án hoặc do mua sắm TSCĐ...).
Thuế GTGT được hoàn kỳ này: Căn cứ vào tờ khai 01/GTGT
19
Tỉ lệ phải trả người bán/DTT về bán hàng và CCDV
Xác định DN có dấu hiệu khấu trừ thuế GTGT đầu vào quá hạn thanh toán hoặc hạch toán thiếu doanh thu tính thuế TNDN Tỉ lệ phải trả người bán/DTT về bán hàng và CCDV= Phải trả người bán/DTT về bán hàng và cung cấp DV*100%>=10% 20 Tỉ lệ người mua trả tiền trước/DTT về bán hàng và CCDV Xác định DN có dấu hạch toán thiếu doanh thu tính thuế TNDN
Tỉ lệ người mua trả tiền trước /DTT về bán hàng và CCDV= Người mua trả tiền trước/DTT về bán hàng và cung cấp DV*100%>=10%