Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra thuế đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)

1.4.1. Các nhân tố chủ quan của ngành thuế

- Năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ công chức làm công tác thanh tra. Chất lượng hoạt động thanh tra thuế được quyết định đáng kể bởi chất lượng đội ngũ thanh tra thuế. Với đội ngũ thanh tra có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu và có kinh nghiệm về quản lý thuế, tài chính, kế toán doanh nghiệp, hiểu biết thực tiễn về các DN trên địa bàn thuộc sự quản lý, chất lượng hoạt động thanh tra thuế sẽ được cải thiện. Theo đó, công tác lập kế hoạch thanh tra sẽ hiệu quả, hoạt động thanh tra tại trụ sở NNT được đảm bảo chất lượng. Phải có năng lực chuyên môn tốt và am hiểu các kỹ năng thanh tra thuế, cán bộ thanh tra mới có thể tìm ra những sai phạm của DN.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai thác, phân tích thông tin về người nộp thuế. Cơ sở dữ liệu tốt là yếu tố đầu vào tiên quyết ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động thanh tra thuế, đặc biệt là khâu lập kế hoạch thanh tra. Nếu không có cơ sở dữ liệu tốt, khó có thể lựa chọn đúng đối tượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là yếu tố khả quan giúp ích cho hoạt động thanh tra, thông qua giảm thời gian khai thác thông tin, lưu trữ được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, truy cập nhanh, kịp thời, chính

xác...Những kỹ thuật phân tích thông tin NNT và phân tích rủi ro NNT được hỗ trợ bởi các phần mềm công nghệ.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thuế. Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ tương đơn vị thuế cũng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động thanh tra thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung. Với những chỉ đạo sát sao, việc lập kế hoạch thanh tra và lựa chọn đối tượng cần thanh tra sẽ hiệu quả hơn. Các bộ phận liên quan cụ thể là Phòng thanh tra có đầy đủ căn cứ triển khai các nội dung liên quan từ khâu lập kế hoạch tới khâu thanh tra và sau thanh tra. Chỉ đạo sâu sát của cấp trên không chỉ rút ngắn thời gian làm việc mà còn đảm bảo thanh tra đúng đối tượng, truy thu được nhiều thuế vào NSNN, gia tăng tính tuân thủ pháp luật của NNT.

- Sự nghiêm minh trong xử lý. Thực tế thái độ làm việc của cán bộ thanh tra đặc biệt là trưởng đoàn thanh tra cũng có tác động tới chất lượng công tác thanh tra. Nếu đoàn thanh tra thiếu nghiêm minh, tiếp tay cho NNT thực hiện các hành vi sai phạm, hiệu quả công tác thanh tra không được đảm bảo. Việc nghiêm minh trong khi thanh tra tại trụ sở NNT và lập báo cáo kết quả, kết luận thanh tra cũng cần được đảm bảo để tăng cường hiệu quả công tác thanh tra.

- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của cơ quan thuế. Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra thuế. Ví dụ cơ sở vật chất tốt sẽ giúp lực lượng thanh tra thuế nói riêng và cán bộ thuế nói chung có thể tiếp cận các nguồn thông tin dễ dàng, đầy đủ, chính xác, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT ngày càng hoàn thiện. Cơ sở vật chất tốt cũng là điều kiện để xúc tiến các hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế đến NNT...

- Chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra thuế. Cán bộ thanh tra thuế có khối lượng công việc và áp lực cao hơn các phòng ban khác. Do hoạt động thanh tra thuế là hoạt động có tính phức tạp, thậm chí rủi ro đối với cán bộ thanh tra, do đó cần có hệ số trách nhiệm và chế độ phụ cấp đủ tốt để đảm bảo đội ngũ này làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và hiệu quả. Nếu cán bộ

thanh tra vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho NNT sai phạm, gian lận tiền thuế của Nhà nước, hiệu quả công tác thanh tra sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra thường xuyên, đầy đủ, kịp thời để đảm bảo chất lượng chuyên môn của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)