Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

Với việc thực hiện “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2016 - 2020”, thủ tục hành chính thuế liên tục thay đổi, mặc dù khi có sự thay đổi về

chính sách mới Cục thuế Thanh hóa luôn tổ chức ngay các buổi tập huấn hướng dẫn DN thực hiện, tuy nhiên với số lượng DN ngày càng tăng khiến việc vi phạm pháp luật về thuế vẫn xảy ra khá phổ biến, vi phạm pháp luật thuế do sai sót không cố ý gây ra ngày càng tăng. Trong khi nguồn nhân lực cán bộ thanh tra còn hạn chế thì việc hạn chế những sai sót không cố ý do thiếu hiểu biết về thủ tục hành chính thuế là cần thiết và quan trọng để công tác thanh tra có thể tập trung vào các đối tượng cố tình gian lận thuế. Chính vì vậy công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế cần được tăng cường và nâng cao hơn để có thể nâng cao nhận thức cũng như giải quyết tất cả những vướng mắc của NNT trong việc chấp hành thủ tục hành chính thuế, tránh việc vi phạm thủ tục hành chính thuế do không cố ý gây ra.

Do đó, để nâng cao chất lượng công tác thanh tra thuế, công tác tuyền truyền, hỗ trợ NNT tại Thanh Hóa cần được tập trung thực hiện với những biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Kho dữ liệu này bao gồm tất cả Luật thuế, nghị định, thông tư cũng như những văn bản, công văn hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế. Thường xuyên cập nhật những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách thuế mà NNT phản ánh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho cộng đồng DNVVN hiểu rõ về phương thức quản lý rủi ro trong thanh tra thuế; đồng thời công khai hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro, thứ hạng tuân thủ, biện pháp áp dụng nhằm minh bạch hoá quá trình quản lý và tạo động lực tuân thủ cho DN.

- Cán bộ thuế thông qua quá trình làm thanh tra thuế tại trụ sở DN nên dành thời gian phổ biến, tuyên truyền, tư vấn giúp DN nâng cao tính tuân thủ luật thuế giúp cho việc tự khai, tự nộp của DN đạt hiệu quả cao hơn.

Sau khi nhận thức được mức độ tuân thủ của mình, các DN tuân thủ tốt sẽ yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh và được cơ quan thuế tạo điều kiện trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế; ngược lại, những DN tuân thủ chưa tốt sẽ

tự soát xét và hoàn thiện hệ thống quản lý của mình nhằm nâng cao thứ hạng tuân thủ nếu không muốn bị cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế chặt chẽ hơn.

- Cục thuế Thanh Hóa cũng cần có các hình thức khác nhau (phiếu khảo sát, thư điện tử, đường dây nóng, hội nghị đối thoại...) để ghi nhận ý kiến phản hồi của DN về hiệu quả của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Thông qua việc phân tích ý kiến phản hồi của các DN có các đặc điểm tương đồng cùng với việc tổng kết các kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện, Cục thuế Thanh Hóa nên đánh giá, hoàn thiện hệ thống tiêu chí và trọng số rủi ro một cách thường xuyên, liên tục, đảm bảo lựa chọn đúng DN cần thanh tra.

- Rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy chế tuyên truyền hỗ trợ NNT trong cơ chế tự khai tự nộp. Xây dựng quy trình và sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ. Tổ chức đối thoại với DN để kịp thời nắm bắt nhu cầu cũng như phản ánh của NNT về các vấn đề liên quan. Tổ chức chương trình phổ biến kiến thức về thuế định kỳ trên đài phát thanh và truyền hình. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác trong toàn xã hội nhằm thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ về thuế. Phối hợp với các ngành, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội… tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w