trên địa bàn TP Thanh Hóa và địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Các giải pháp được đề xuất căn cứ thực tiễn hoạt động thanh tra thuế đối với DNVVN trên địa bàn TP Thanh Hóa nói riêng và thanh tra thuế đối với DNVVN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung đến năm 2020. Do đó, giải pháp được đề xuất sau đây có ý nghĩa thực tiễn đối với Cục thuế tỉnh Thanh Hóa trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thuế đối với DNVVN trên địa bàn thành phố nói riêng và DN trên địa bàn tỉnh nói chung.
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm
Xây dựng kế hoạch thanh tra là yêu cầu cần thiết của ngành thuế và từng Cục Thuế. Kế hoạch thanh tra được xây dựng một cách khoa học, hiệu quả sẽ mang lại kết quả chung tốt nhất về số thuế truy thu và phạt hành chính cũng như tính khả thi về nguồn lực hiện có. Với những hạn chế về lập kế hoạch thanh tra đối với DNVVN của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa hiện nay, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra thuế, nhất thiết phải nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra, trong đó cần quan tâm một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu để xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm một cách khoa học, hợp lý dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro, tính tuân thủ pháp luật của NNT và nguồn lực sẵn có của Cục thuế.
Liên quan đến bộ tiêu chí đánh giá rủi ro NNT, bên cạnh các thông tin về tuân thủ thuế, cần bổ sung các thông tin khác như thông tin về đầu tư (ví dụ tăng vốn đầu tư qua các năm), đóng góp cho địa phương (tạo việc làm, phúc lợi xã hội…), tích hợp đầy đủ vào hệ thống thông tin của Cục thuế để đảm bảo đánh giá rủi ro về DN được chính xác, công bằng, trong đó có việc sử dụng các thông tin này trong việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số động tại địa bàn tỉnh.
- Hạn chế tối đa việc lập báo cáo phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế bằng phương pháp thủ công. Cập nhật đầy đủ dữ liệu hồ sơ khai thuế, hồ sơ pháp lý của NNT vào hệ thống phần mềm quản lý thuế để từ đó áp dụng phân tích rủi ro theo các báo cáo tự động kết xuất từ hệ thống phần mềm ứng dụng.
Ngoài ra, khi lập kế hoạch thanh tra theo phương pháp đánh giá, xếp hạng rủi ro NNT cần lưu ý DNVVN có rủi ro cao như thuộc các trường hợp:
+ Các cơ sở kinh doanh được hoàn thuế nhưng chưa được kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế;
+ Các cơ sở kinh doanh thuộc diện được ưu đãi về thuế;
+ Các cơ sở kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng; kinh doanh cơ sở hạ tầng; kinh doanh bất động sản; sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy; nhà hàng; khách sạn và các ngành hàng hay xảy ra vi phạm về bán hàng không xuất hoá đơn, xuất hoá đơn không đúng giá thực tế thu tiền;
+ Các cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT kê khai âm lớn và kéo dài;
+ Các cơ sở kinh doanh có quy mô doanh thu lớn nhưng kê khai số thuế nộp NSNN ít, không tương xứng, không nộp thuế hoặc nộp thuế thấp;
+ Các công ty đại chúng, công ty có nhiều đơn vị thành viên có quan hệ liên kết.
+ Các cơ sở kinh doanh kê khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn có quy mô doanh thu lớn, vẫn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng phạm vi kinh doanh, phát triển hệ thống kinh doanh;
+ Các cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình, liên doanh, liên kết có phát sinh việc đánh giá lại tài sản, chuyển nhượng vốn;
+ Các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật do Cơ quan Công an đã thông báo và phối hợp xử lý.