Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 99 - 100)

Tổng cục thuế, Cục thuế nhưng quan trọng nhất là các công chức thuế cần tự rèn luyện chính mình, trau dồi nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra thuế để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu hiện đại hoá công tác thanh tra thuế.

- Đối với công chức làm công tác thanh tra thuế phải được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo từng lĩnh vực, đối tượng... như nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra theo từng sắc thuế, theo nhóm ngành kinh tế... và các kỹ năng khác như tin học, ngoại ngữ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.

3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tácthanh tra thuế thanh tra thuế

Thứ nhất, cần xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ

công tác thanh tra thuế. Hiện nay Cục thuế Thanh Hóa đã có hệ thống cơ sở dẽ liệu về NNT tuy nhiên cần phải cập nhật liên tục, thường xuyên, bổ sung đầy đủ thông tin cần thiết về NNT. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ quá trình lập kế hoạch thanh tra thuế tại cơ sở NNT, cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và thường xuyên được cập nhật theo hai dạng chính sau:

- Hệ thống thông tin trực tiếp:

Thông tin trực tiếp là những thông tin do CQT thu thập trực tiếp từ DN, do DN báo cáo với CQT hoặc qua theo dõi trực tiếp DN và bao gồm: Thông tin thu thập từ hồ sơ pháp lý của NNT; Thông tin thu thập từ các tờ khai tháng, tờ khai quý, tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính, hồ sơ giao dịch liên kết; Thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật thuế của DN; Thông tin thu được qua quá trình thanh tra, kiểm tra tại DN; Thông tin do các cơ quan chức năng khác cung cấp... Một nguồn thông tin trực tiếp đầy đủ, chính xác là cơ sở bước đầu để CQT phân tích, đánh giá rủi ro, lập kế hoạch thanh tra thuế.

- Thông tin gián tiếp: do Cục thuế Thanh Hóa thu thập từ các nguồn ngoài CQT và DN – nguồn thông tin từ các bên thứ ba. Thông tin gián tiếp sẽ được CQT sử dụng để so sánh, đánh giá lại các thông tin trực tiếp. Việc thu thập thông tin gián tiếp có thể từ các nguồn sau: Hiệp hội ngành nghề, đại diện các DN; Phương tiện thông tin đại chúng; Qua tố cáo trong nội bộ DN hoặc từ các đối thủ cạnh tranh; Các cơ quan quản lý Nhà nước khác; Thống kê kinh tế xã hội... Việc thu thập, xây dựng kho dữ liệu thông tin gián tiếp rất quan trọng vì các thông tin gián tiếp cho phép CQT đánh giá khách quan, toàn diện, thực tế tình hình tuân thủ pháp luật của NNT. Xây dựng được kho dữ liệu thông tin trực gián sẽ cho phép CQT kết hợp với nguồn thông tin trực tiếp để phân tích, đánh giá rủi ro chính xác hơn.

Thứ hai, phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ

công tác thanh tra thuế.

- Bổ sung tính năng liên thông các phần mềm hiện có. Hiện tại Cục thuế Thanh Hoá đã có một số ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế như: BCTC, TTR, TMS… Tuy nhiên, mối liên thông dữ liệu cơ sở giữa các ứng dụng này chưa tốt, dẫn đến nhiều thông tin phải nhập lại, không tận dụng được nguồn dữ liệu đã có. Do vậy, cần thiết phải xây dựng chức năng liên thông, kết nối thông tin giữa các ứng dụng hiện có để khai thác triệt để và thuận lợi nguồn tài nguyên thông tin, tránh lặp đi lặp lại các thao tác kỹ thuật gây mất thời gian và tránh được những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu thủ công.

- Thường xuyên nâng cấp phần mềm tra cứu hoá đơn DN bỏ trốn để hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế, hoàn thiện phần mềm quản lý ấn chỉ.

- Hoàn thiện phần mềm hỗ trợ NNT qua mạng, xây dựng dữ liệu về thuế phục vụ cho việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w