Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 93)

- Hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý thuế. Các chính sách thuế không ổn định hoặc đồng nhất sẽ gây trở ngại cho chất lượng hoạt động thanh tra không chỉ đối với CQT mà còn từ góc độ tuân thủ pháp luật của NNT. Thêm vào đó, tính phức tạp của các sắc thuế, các quy định về xử phạt, hướng dẫn xử phạt cũng là nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Các sắc thuế phức tạp cũng có thể dẫn tới hệ lụy như các văn bản hướng dẫn không đầy đủ, cập nhật, thiếu đồng bộ, cách hiểu giữa các địa phương, đối tượng khác nhau là khác nhau, hoặc thậm chí có thể mâu thuẫn với các quy định của pháp luật có liên quan. Pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế đầy đủ, có hướng dẫn rõ ràng là nhân tố thuận lợi cho hoạt động thanh tra thuế.

- Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Trình độ của NNT bao gồm chủ doanh nghiệp và các bộ phận liên quan đặc biệt là phòng kế toán, kiểm toán, tài chính có tính quyết định lớn đối với việc tuân thủ pháp luật của NNT. Chủ DN có hiểu biết đầy đủ pháp luật về thuế có xu hướng tuân thủ tốt hơn. Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động thanh tra. Nếu như NNT cố tình không hợp tác sẽ gây trở ngại cho hoạt động thanh tra tại trụ sở NNT, kéo dài thời gian thanh tra, giảm hiệu quả thanh tra..., hoặc có những DN cố tình thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực thuế. Sự hợp tác giữa các bộ phận, cơ quan hữu quan trên địa bàn tốt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động thanh tra thuế. Thông qua cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến tính tuân thủ pháp luật của NNT từ các cơ quan khác như Công an, Kho bạc, UBND các

cấp..., bộ phận thanh tra có thêm thông tin để đánh giá về NNT. Có nhiều trường hợp cần có sự tham gia của bên thứ ba mới có đủ thông tin để xác định dấu hiệu và mức độ vi phạm của NNT, ví dụ cần thiết phải định giá tài sản cố định của DN...

1.5. Kinh nghiệm thanh tra thuế đối với DNVVN của một số địa phương 1.5.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế TP Hà Nội

Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động thanh tra thuế nói riêng. Số lượng NNT ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác thanh tra. Bởi cùng với sự gia tăng về số lượng sẽ là sự đa dạng các loại hình DN và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của NNT. Nếu không được chuẩn bị đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực,…), cơ quan quản lý thuế, nhất là bộ phận thanh tra sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.

TP Hà Nội là địa bàn có mật độ DN và số thu NSNN đứng ở vị trí thứ hai cả nước, sau TP Hồ Chí Minh. Với 127.271 DN trong đó có 98% DNVVN, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn TP Hà Nội luôn được chú trọng, từ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, kê khai nộp thuế, áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đến việc coi trọng công tác đào tạo cán bộ thanh tra… Qua nắm bắt thực tế trong công tác thanh tra thuế tại Cục thuế TP Hà Nội cho thấy hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với DNVVN đạt được nhiều kết quả khả quan do nhiều yếu tố trong đó nổi bật là yếu tố con người (công chức thuế được giao nhiệm vụ thanh thuế), hiện đại hóa công tác quản lý thu, cải cách thủ tục hành chính và truyền thông. Địa phương này có thể đưa ra nhiều bài học hữu ích trong công tác quản lý thu NSNN đối với DN nói chung và DNVVN nói riêng cho các địa phương khác, bao gồm Thanh Hóa.

- Công tác chỉ đạo điều hành đối với hoạt động thanh tra

Trong những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội luôn đảm bảo tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh thuế của Tổng cục Thuế đặc

biệt là chú trọng hơn hoạt động thanh tra đối với các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế nhằm chống thất thu NSNN. Đồng thời, Cục thuế TP Hà Nội luôn linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DNVVN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.

- Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế, triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế để lựa chọn đúng các DNVVN cần thanh tra

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế trên địa bàn TP Hà Nội được triển khai bằng phương pháp tính điểm rủi ro từ năm 2010 với 11 tiêu chí thì từ năm 2019 tới nay Cục Thuế TP. Hà Nội đã sử dụng 44 tiêu chí, trong đó có 20 tiêu chí tĩnh do Tổng cục Thuế xây dựng áp dụng chung toàn ngành. Trong đó, bộ chỉ tiêu tĩnh đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện nay được xây dựng gồm 20 tiêu chí, chia thành 5 nhóm:

Bảng 1.2. Bộ Tiêu chí tĩnh đánh giá rủi ro đối với DNVVN

STT Tiêu chí đánh giá rủi ro

I Nhóm I: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định II Nhóm II: Phân loại DN theo loại hình kinh tế

Tiêu chí 2: Phân loại DN theo loại hình kinh tế

III Nhóm III: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm

Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm

Tiêu chí 4: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra” giữa các năm

IV Nhóm IV: Đánh giá về tình hình tài chính

Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần Tiêu chí 6: Tỷ lệ (lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần Tiêu chí 7: Tỷ lệ số Thuế Thu nhập DN được miễn giảm trong kỳ/ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần Tiêu chí 10: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần

Tiêu chí 12: Tỷ lệ Tổng dự phòng so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh Tiêu chí 13: Tỷ lệ Tổng doanh thu GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra so với Tổng doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và Thu nhập khác Tiêu chí 14:Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần

Tiêu chí 15: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tiêu chí 16: DN có quy mô kinh doanh bất hợp lý (doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cao gấp 05 lần so với vốn chủ sở hữu trở lên)

Tiêu chí 17: Số lỗ luỹ kế trong vòng 3 năm gần nhất quá vốn chủ sở hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh

V Nhóm V: Lịch sử thanh tra của NNT

Tiêu chí 18: Kỳ đã được thanh tra, kiểm tra gần nhất

Tiêu chí 19: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất Tiêu chí 20: Số thuế truy hoàn tuyệt đối của kỳ thanh tra, kiểm tra gần nhất Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội

Bên cạnh đó, Cục Thuế TP Hà Nội là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chí động trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, hướng dẫn của Tổng cục Thuế và dựa vào đặc thù phát triển kinh tế cũng như công tác quản lý thu NSNN của địa bàn, cho phép đánh giá rủi ro DN khá toàn

diện để lập kế hoạch thanh tra các DNVVN trên địa bàn (24 tiêu chí chi tiết tại Phụ lục 1).

Điểm sáng tạo của Cục thuế TP Hà Nội trong việc đánh giá mức độ rủi ro của DNVVN để phục vụ mục đích lựa chọn đối tượng được thanh tra theo kế hoạch hàng năm là áp dụng bộ tiêu chí động đầy đủ, linh hoạt, trong đó đặt hệ số khác nhau có các đối tượng NNT thuộc cùng ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn đối với các DNVVN có hoạt động chuyển nhượng, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, trọng số của chỉ tiêu số 23 "dấu hiệu chuyển giá" và 24 "dấu hiệu chuyển nhượng vốn, liên doanh, liên kết" được tăng lên hệ số 2; nhóm DN có kê khai hoàn thuế VAT thì chỉ tiêu số 7 "DN có số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau lớn nhưng không đề nghị hoàn thuế", chỉ tiêu 15 "tỷ lệ hàng tồn kho và thuế còn được khấu trừ cuối kỳ" được điều chỉnh tăng trọng số lên... Đây là sáng kiến được triển khai trên địa bàn TP Hà Nội với số lượng DNVVN rất lớn, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa dạng, phức tạp cần được phân tổ để công tác quản lý thuế, thanh tra thuế được hiệu quả.

Điểm mới trong xây dựng kế hoạch thanh tra kể từ năm 2019 của Cục Thuế TP. Hà Nội là giao cho một phòng thanh tra chịu trách nhiệm đầu mối gán điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch thanh tra.

Trên cơ sở phân loại các lĩnh vực rủi ro đối với DNVVN, Cục thuế TP Hà Nội tiến hành thanh tra theo chuyên đề. Trước khi tiến hành các cuộc thanh tra theo chuyên đề, Cục Thuế sẽ tiến hành phân tích, làm rõ các rủi ro để tập trung thanh tra. Trong đó chú trọng phân bổ nguồn nhân lực hợp lý đối với từng cuộc thanh tra, đảm

bảo đạt được kết quả cao nhất cả về thời gian, chất lượng. Trong năm 2022, Cục thuế TP Hà Nội thực hiện rà soát, lựa chọn các DNVVN thuộc các ngành nghề kinh doanh có nhiều rủi ro, có khả năng khai thác tăng thu cao theo kế hoạch, trong đó có các chuyên đề như: bất động sản, chuyển nhượng vốn, thương mại điện tử, các đơn vị lỗ liên tục, ưu đãi miễn giảm thuế, hóa đơn bất hợp pháp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động thanh tra DNVVN nói riêng

Để chống thất thu NSNN, đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra thuế trên địa bàn, Cục Thuế TP Hà Nội đã đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế và công tác thanh tra DN, bao gồm các DNVVN. Việc phân loại mức độ tuân thủ và xếp hạng rủi ro của DN cho mục tiêu kiểm tra, thanh tra thuế được tiến hành tự động thông qua phần mềm ứng dụng phân tích thông tin rủi ro người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra (TPR) của Cục thuế.

Việc thanh tra tại trụ sở DN được lựa chọn chủ yếu thông qua hệ thống phần mềm phân tích, đánh giá xếp hạng tự động mức độ rủi ro, cộng với hệ thống các tiêu chí và trọng số sử dụng trong hệ thống này (định kỳ cập nhật hàng năm). Cục Thuế TP Hà Nội hiện đang hoàn thiện hệ thống các tiêu chí rủi ro chuyên sâu theo từng ngành nghề, lĩnh vực, chuyên đề trước khi nghiên cứu triển khai mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử.

1.5.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế TP Đà Nẵng trong việc áp dụng quản lý rủi ro đối với hoạt động thanh tra thuế

Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế TP Đà Nẵng được thực hiện thông qua việc đánh giá trọng số từng tiêu thức khác nhau về doanh nghiệp, sau đó tổng hợp điểm số lại. Các bước thực hiện cụ thể gồm: thu thập thông tin, dữ liệu về NNT; xây dựng bộ tiêu chí phục vụ quản lý rủi ro; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NNT; lựa chọn đối tượng thanh tra về thuế và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp. Như vậy, phương pháp quản lý rủi ro mang lại lợi ích ngay từ bước chuẩn bị thanh tra bằng việc phân loại các DN với mức độ rủi ro khác nhau, từ đó lựa chọn các đối tượng cần thanh tra có mức độ rủi ro cao nhất, giảm thời gian làm việc trực tiếp với DN mang lại hiệu quả cho cả hai bên.

Thông tin về NNT được thu thập để phân tích rủi ro NNT rất đa dạng: từ thông tin dữ liệu về hồ sơ pháp lý của NNT, thông tin dữ liệu về các hồ sơ khai thuế của DN qua các năm; thông tin lịch sử về tình hình chấp hành pháp luật của DN trong việc kê khai thuế, nộp tiền thuế, đăng ký các chế độ chính sách thuế, thanh tra kiểm tra thuế; thông tin dữ liệu đánh giá từ bên thứ ba có liên quan trên địa bàn TP Đà Nẵng như báo cáo đánh giá của Hiệp hội các DNVVN, Hiệp hội DN trẻ; Hiệp hội ngành nghề, cơ quan khác như công an TP, kho bạc TP, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Đà Nẵng...

Cục thuế TP Đà Nẵng áp dụng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro NNT rất đa dạng, có sự điều chỉnh linh hoạt và đánh trọng số đối với mỗi tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào nhiều nhân tố như nhóm ngành kinh tế, quy mô DN, loại hình DN, tình hình tuân thủ pháp luật về thuế trong quá khứ. Đối với TP Đà Nẵng, khi thực hiện đánh giá trọng số cho các tiêu chí để lựa chọn DN đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm, các tiêu chí đặc biệt được lưu ý gồm tỷ lệ thuế thu nhập DN phát sinh trên doanh thu các năm, tỷ suất giá vốn trên doanh thu của DN vì phần lớn các DN trên địa bàn đều là DN nhỏ, nhiều khoản chi phí phát sinh khó kiểm soát do không có quy định cụ thể nên dễ bị lợi dụng khai man thuế. Riêng chỉ tiêu về loại hình kinh tế hoặc quy mô DN có thể được nâng mức tỷ trọng cao hơn để phục vụ công tác thanh tra

theo chuyên đề trong năm. Chẳng hạn như năm 2019 Đà Nẵng hướng vào tạo thuân lợi cho các DNVVN nên đã gắn tỷ trọng cao hơn cho nhóm DN lớn. Đối với các ngành kinh tế khác nhau, bộ tiêu chí đánh giá rủi ro cũng được điều chỉnh về số

Một phần của tài liệu Luận văn: Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 93)