KIẾN NGHỊ KHÁC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau (Trang 53 - 60)

4.2.1. Về phía DN:

- Lãnh đạo DN phải tự nâng cao năng lực quản lý điều hành. Do các DN thường phát triển từ cơ sở kinh doanh gia đình, có kinh nghiệm, quản lý theo kiểu gia đình trị. Do đó, kiến thức về tài chính, quản trị rủi ro, phát triển thương hiệu … chưa nhiều. Lãnh đạo DN phải tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh.

- Minh bạch hoạt động kinh doanh, tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách, kế toán theo chuẩn mực về quy định của nhà nước, giúp cho việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh. Đây là cơ sở quan trọng để NH đánh giá tình hình tài chính FN và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vốn.

- Phân định rõ tài sản của DN, chủ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thế chấp khi vay vốn NH. Trung thực với tình hình tài chính của mình, đánh giá cẩn thận hiệu quả phương án vay vốn, không tự lừa dối mình với những tính toán quá lạc quan.

- Đồng thời, phải nỗ lực để nâng cao năng lực của mình như bổ sung vốn chủ sở hữu bằng các hình thức như: Kêu gọi thành viên tăng vốn góp, tích lũy vốn từ lợi nhuận hàng năm… Các DN cần có chiến lược phát triển kinh doanh, chủ động việc xây dựng dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ

và con người. Đặc biệt chú trọng đến phương án lựa chọn công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, tự động hóa sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cao.

4.2.2. Đối với NHNN

- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác và phong phú theo hướng: cung cấp đánh giá xếp loại doanh nghiệp dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như: quy mô, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh..; thu nhập thêm thông tin trên diện rộng, phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán và UBND tỉnh, thành phố lập mã số nộp thuế của doanh nghiệp để các tổ chức tín dụng truy cập thông tin được dễ dàng. - Cần có biện pháp tuyên truyền để các NH hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Đồng thời, NHNN cần quy định chặt chẽ, cụ thể và bắt buộc các TCTD cung cấp tình hình dư nợ khả năng trả nợ, nợ xấu về CIC, và CIC cũng thông tin về các khách hàng vay vốn có vấn đề.

- Tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại các NH nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Giám sát kỷ luật hạch toán và việc CBTD tuân theo các quy định về tín dụng đã được đề ra trong sổ tay tín dụng.

- Chỉnh sửa QĐ 493 chặt chẽ hơn về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các NHTM Việt Nam đầu tư hơn vào việc quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, đặc biệt là xếp hạng khách hàng theo sổ tay tín dụng. QĐ 493 chưa quy định chế tài để tạo động cơ buộc các TCTD thực hiện đánh giá định tính trong quá trình phân loại nợ và chưa hướng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

4.2.3 Đối với chính phủ

- Thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng toàn

diện, chất lượng và kịp thời của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan như CIC chưa thể đáp ứng đầy đủ được. Việc ra đời các trung tâm TTTD tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diệu thu thu nhập và lưu giữ thông tin vay nợ sang nhiều đối tượng, công ty và cá nhân mà các tung tâm tín dụng công hiện nay không đảm nhận hết được.

- Theo NH thế giới (WB), các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân được hình thành do những nhu cầu của thị trường, thường hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ thu thập tông tin từ nhiều nguồn rộng rãi – các nhà cung cấp tín dụng thương mại, người bán lẻ, tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ - và các thông tin này có thời hạn lưu trữ dài hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, đặc biệt tập trung đối tượng DN của cá nhân.

- Việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NH còn nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin (như tình hình tài chính, kinh doanh, tài sản, uy tín…) còn nhiều hạn chế. Chính phủ cần sớm giao cho bộ tài chính ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạn tín nhiệm.

- Hiện nay, các DN Việt Nam thường có 2 – 3 hệ thống kế toán sổ sách, 1 dành cho cơ quan thuế, 1 dành cho NH, và 1 báo cáo thực tế. Vì nhiều lý do: Tâm lý muốn tránh thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hóa đơn chưa phù hợp gây nhiều bất lợi cho DN, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế… Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn giản để giúp các DN tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính DN. Vừa tạo nguồn thu ngân sách, giúp tăng cường công tác quản lý số liệu thống kê DN. Đồng thời, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động DN là về tình hình tài chính, giúp việc xem xét cho vay của NH có cơ sở và thuận lợi hơn.

- Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về DN, một mặt giúp cho quá trình hậu kiểm tra hoạt động của DN sau đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nhiên liệu trong và ngoài nước cho các DN, giúp các DN tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh.

- Phối hợp, kiến nghị Cơ quan Nhà nước có liên quan: Tòa án, thi hành án, bộ, ban ngành, cơ quan địa phương tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện pháp xử lý nợ tồn đọng cho NH.

KẾT LUẬN: Căn cứ những tiêu chuẩn về quản trị rủi ro theo quy định của hiệp ước Basel II, kinh nghiệm của những NHTM Việt Nam đã chuyển đổi mô hình trước, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng DN tại NH Sacombank chi nhánh Cà Mau, tình hình phát triển của Tỉnh Cà Mau và kinh nghiệm làm việc cá nhân. Chương 4 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của NH Sacombank chi nhánh Cà Mau và để ngày càng hoàn thiện theo chuẩn mực của quốc tế để đảm bảo an toàn tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Khủng hoảng tài chính cua Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ phố Walls của Mỹ… dù do nhiều nguyên nhân nhưng căn bản nhất vẫn là do hoạt động tín dụng hệ thống NH. Với cường quốc tài chính như Mỹ những vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng do các khoản nợ cho vay dưới chuẩn vì khả năng đánh giá rủi ro không chính xác, không có kịch bản đối phó cho trường hợp khủng hoảng toàn diện.

Nói riêng tại Việt Nam, từ những vụ án liên quan đến tín dụng ngân hàng như Epco Minh Phụng , hoặc những vụ việc cho vay không đúng quy trình gây thất thoát tài sản cho NH. Đều xuất phát từ công tác quản trị rủi ro không hiệu quả, chặt chẽ.

Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn phát triển, mà NH phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho NH.

Trên cơ sở đó, chuyên đề đã trình bày sơ lược về các dạng rủi ro mà NH phải đối mặt trong quá trình họat động, tập trung phân tích kỹ về rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, với phần phân tích thực trạng họat động và phát triển đối tượng khách hàng chủ đạo của NH là DN, thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng tại NH Sacombank chi nhánh Cà Mau.

Từ đó, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp NH ngày càng hoàn thiện khả năng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng DN, đồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp để tạo điều kiện cho NH tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.

Điểm can bản chính là NH, cần xây dựng rõ chính sách hoạt động, chính sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có hướng cho vay hợp lý. Bên

cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo nhận sự, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin… Từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, để nâng cao chuẩn an toàn cho bản thân NH, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của NH Sacombank nói riêng và hệ thống NHTM nói chung trong thời kỳ hội nhập.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1...1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CÀ MAU...1

1.1 Cơ sở hình thành đề tài...1

1.2 Mục đích nghiên cứu...1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

1.4 Phương pháp nghiên cứu...2

1.5 Bố cục nội dung nghiên cứu...2

CHƯƠNG 2...3

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG...3

2.1 Những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng...3

2.2 Rủi ro tín dụng...4

2.2.1 Khái niệm...4

2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng...4

2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan...4

2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan...5

2.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng...6

2.2.3.1 Đối với ngân hàng:...6

2.2.3.2 Đối với nền kinh tế:...7

2.3 Quản trị rủi ro tín dụng đối với DN...7

2.3.1 Tổng quan về DN...7

Chỉ tiêu nguồn vốn...9

2.3.2 Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DN...10

CHƯƠNG 3...14

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CÀ MAU...14

3.1 Tổng quan về ngân hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau...14

3.1.1 Giới thiệu khái quát về Tỉnh Cà Mau...14

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của toàn hệ thống...15

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sacombank-Chi nhánh Cà Mau 3 năm qua(2008-2010)...18

3.3 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm(2008-2010)...21

3.4 Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng...24

3.4.1 Doanh số cho vay...25

Chênh lệch...25

3.4.2 Doanh số thu nợ...28

3.4.3 Tình hình dư nợ...30

3.4.4 Công tác cho vay đối với DN ...33

3.5.1 Tình hình nợ quá hạn...36

...38

3.5.2 Tình hình nợ xấu...39

3.5.3 Hệ số thu hồi nợ...42

3.5.4 Mức độ rủi ro tín dụng...43

CHƯƠNG 4...49

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CÀ MAU...49

4.1 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV...49

4.1.1 Hoàn thiện qui trình rủi ro tín dụng DNNVV...49

4.1.2 Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng:...51

4.2. KIẾN NGHỊ KHÁC...53 4.2.1. Về phía DN:...53 4.2.2. Đối với NHNN...54 4.2.3 Đối với chính phủ...54 CHƯƠNG 5...57 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...57

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w