Quy trình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau (Trang 43 - 49)

Qua xem xét NH chưa xây dựng được quy trình rủi ro tín dụng chuyên nghiệp. thể hiện chung ở các điểm sau:

+ Thứ nhất: Chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cũng như chưa có phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu.

Việc nhận diện rủi ro của hệ thống NH khu vực Cà Mau chưa được thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi chi nhánh tự thống kê, đánh giá. Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh và không theo chương trình cụ thể.

Bên cạnh đó công tác dự báo rủi ro chưa kịp thời dẫn đến việc các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay khá lớn, gây lúng túng trong công tác điều hành tại các chi nhánh.

+ Thứ hai: Công tác đo lường rủi ro chưa đầy đủ, hiệu quả.

Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng củng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục.

* Phân tích rủi ro tín dụng khách hàng:

Hiện tại, NH khu vực Cà Mau sử dụng phương pháp phân tích dựa trên yếu tố 6C để phân tích phi tài chính. Còn phân tích tài chính đối với DN thì có sự thay đổi lớn. trước khi triển khai hệ thống IPCAS, NH sử dụng phương pháp xếp loại nội bộ đối với DN, chỉ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trên những tiêu chí đơn giản sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ.

Sau khi triển khai hệ thống IPCAS, đối tượng DN thì việc đánh giá mức độ rủi ro sử dụng “phương pháp xếp loại tín dụng”. Kết quả cho ra 10 mức độ chất lượng khoản vay. Tuy nhiên, các chỉ tiêu việc đánh giá tín dụng này không biệt quy mô DN lớn hay nhỏ, dẫn tới việc các tiêu chí lại quá rờm rà, không cần thiết đối với đối tượng khách hàng này. Thông tin đầu vào chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả, CIC chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, chưa có thông tin phi tài chính khả năng quản lý, lãnh đạo DN.

Không có mô hình riêng để phân tích rủi ro khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Dẫn đến việc cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng, và nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao hoặc phải thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.

* Đánh giá rủi ro tín dụng đối với khoản vay: Chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chưa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số lượng thống kê đầy đủ hay sử dụng quy mô riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vôn của DN dựa trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh được khách hàng cung cấp. Tình hình thục tế là các CBTD không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, vì sự mặc nhiên thừa nhận việc báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán của DN.

* Đánh giá rủi ro cấp độ danh mục đầu tư: chưa đánh giá được rủi ro danh mục đầu tư, do NH chưa sử dụng một mô hình xác định rủi ro chuyên biệt nào, cũng như chưa có số liệu thống kê đầy đủ về độ tin cậy, đường phân phối lời lỗ của danh mục đầu tư… Đây là thiếu sót quan trọng, vì việc xác định rủi ro cấp độ danh mục đầu tư sẽ là tiêu chí mạnh mẽ để Hội đồng quản trị/ Ban giám đốc NH có sụ phân bổ chỉ tiêu hợp lý, tránh cho vay những lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng gây tổn thất lớn.

* Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng: Rủi ro lớn nhất trong quản trị tín dụng là chúng ta không kiểm soát nổi tình trạng nợ xấu đến mức nào và đã cải thiện đến đâu.

Theo quyết định 493 nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3,4,5. gồm các khoản nợ quá hạn lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của KH để hạch toán vào nhóm thích hợp. theo 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại.

Phòng thống kê – liên hiệp quốc: về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập tái cấp vốn hoặc chậm trả lãi theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Cũng dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ. Định nghĩa mới theo tiêu chuẩn mực

quốc tế IFRS và IAS 39 cho ra đời đầu 2005: chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn.

Quy định 493 khá sát với thông lệ quốc tế, tuy nhiên áp dụng thực tế còn nhiều vấn đề. Hiện nay NH chỉ hạch toán nợ xấu theo thời gian quá hạn 90 ngày, còn việc xác định khả năng trả nợ của KH gặp nhiều khó khăn. NH cũng đánh giá khoản nợ chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh đúng thực chất của khoản nợ.

Công tác phân loại nợ chính xác. Theo thông lệ quốc tế dưới 5% nằm trong mức chấp nhận được, số liệu nợ xấu tại các NHTM VN nói chung và NH Sacombank nói riêng vẫn hầu như không có câu trả lời chính xác về con số nợ xấu của NH mình do tình trạng thiếu sự minh bạch. Còn WB và IMF cho rằng nợ quá hạn của VN không thấp hơn 2 con số.

+ Thứ ba: Công tác kiểm soát phòng ngừa, hạn chế rủi ro còn những hạn chế sau:

Chưa có chính sách tín dụng khoa học, cụ thể cho đối tượng DN. Tuy thể hiện rỏ quan quan điểm đây là khách hàng được đầu tư phát triển tín dụng, nhưng đến hiện tại, NH vẫn chưa có văn bản cụ thể nào về đầu tư chiến lược, tỷ lệ cho DN với những đặc điểm riêng, cần có chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài hướng dẫn quy chế cho vay trung, NH chưa có chính sách tín dụng đầy đủ, bằng văn bản riêng của mình mà chỉ bằng những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống, mang tính tình thế.

Nguồn tài nguyên để thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế về trình độ nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng không được chú trọng, kiểm tra kiểm soát chưa được chặt chẽ, chưa có hệ thống cảnh báo nội bộ.

* Thanh lý tài sản để thu hồi vốn: chủ yếu NH nhận tài sản thế chấp là BĐS, thực tế việc sử lý tài sản này gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. NH có thể thỏa thuận để khách hàng tự bán tài sản, tuy

nhiên khó khăn là người vay và người thế chấp không phải là một , đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả được nợ, NH có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ cho vay, nhưng thực tế NH tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ cho vay để tòa án xử lý qua con đường tố tụng…

* Khởi kiện để thu hồi nợ: gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Do NH chưa có công ty xử lý nợ, nên nếu việc thỏa thuận không thành thì phải tiến hành khởi kiện. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán qua được trung tâm đấu giá có thể kéo dài đến 2 năm, đồng thời mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng… gây nhiều tốn kém cho NH. Đặt biệt với món vay của DN theo thống kê trung bình 600 triệu đồng, thì việc kiện tụng, kéo dài thời gian như vậy tốn kém cho NH rất nhiều. Do đó, công tác khởi kiện để thu hồi nợ là bước cuối cùng nếu mọi biện pháp thu hồi nợ khác không thành công.

* Tài trợ rủi ro: các biện pháp mua bảo hiểm rủi ro tín dụng, bán nợ, sử dụng các nghiệp vụ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa các khoản vay đều chưa được áp dụng.

Bán nợ: hiện nay NH chưa có công ty mua bán nợ riêng, nhưng NH cũng chưa sẵn sàng để bán nợ cho các công ty khác. Có nhiều lý do: giá bán thấp hơn giá trị khoản vay, tâm lý lãnh đạo không muốn công khai số liệu nợ, đặc biệt là nợ quá hạn và muốn nội bộ tự xử lý.

Chứng khoán hóa các khoản vay: điều này chưa thực hiện được do chưa có quy chế rỏ ràng cho nghiệp vụ này, đồng thời VN chua có công ty đánh giá tín nhiệm rộng rãi, bên cạnh đó, chất lượng số liệu của NH công bố chưa theo cách đánh giá chuẩn mực chung nên nhà đầu tư chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá được rủi ro của loại chứng khoán này

+ Thứ tư: công tác báo cáo thống kê còn nhiều bất cập, số liệu báo cáo không kịp thời, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành tín

dụng, chua có chương trình báo cáo định kỳ, cụ thể đối với khoản vay của DN. Các dạng báo cáo tín dụng doanh nghiệp chưa phân định rỏ quy mô kinh doanh.

Hiện nay tại NH đã có chương trình xếp loại khoản vay hàng ngày cho NH một cái nhìn cập nhật đối với khoản vay. Tuy nhiên, đây là dạng báo cáo mang tính định lượng thời gian đến hạn, quá hạn chứ chưa mang tính định tính, dự báo về khả năng tài chính của khách hàng.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DNNVV CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI

NHÁNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w