Bảng 3.7: Tình hình Nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm ( 2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Số tiền (+;-) Tỷ lệ % Số tiền (+;-) Tỷ lệ % 1. Theo thời gian 5.858 6.553 5.093 695 11,86 (1.460) (22,28) Ngắn hạn 3.041 4.111 3.298 1.070 35,19 (813) (19,78) Trung-dài hạn 2.817 2.442 1.795 (375) (13,31) (647) (26,49) 2. Theo Tổ chức kinh tế 5.858 6.553 5.093 695 11,86 (1.460) (22,28) Doanh nghiệp 3.083 4.049 2.780 966 31,3 (1.269) (31,3) Cá nhân 2.775 2.504 2.313 (271) (9,77) (191) (7,6)
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank Cà Mau)
3.5.1.1 Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời hạn tín dụng
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ thể hiện nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Qua bảng , ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn tại Ngân hàng trong năm 2009 tăng nhưng tốc độ tương đối chậm so với năm 2008. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn là
3.041triệu đồng, chiếm 25,96% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. Đến năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn đạt 4.111 triệu đồng, chiếm 31,37% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm, tăng 1.070 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 35.19%. Sang năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm và đạt 3.298 triệu đồng, chiếm 32.38% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm
Về nợ quá hạn trung và dài hạn qua 3 năm: Trong năm 2008 nợ quá hạn trung và dài hạn là 2.817 triệu đồng, chiếm 24,04% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm So với năm 2009 nợ quá hạn trung và dài hạn là 2.442 triệu đồng, chiếm 18,63% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm, thì năm 2009 giảm 375 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 13,3% so với năm 2008. Năm 2010, nợ quá hạn trung và dài hạn là 1.795 triệu, chiếm 17,62% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm, giảm so với năm 2009 là 647 triệu đồng, giảm với tỷ lệ 26,5%.
Nguyên nhân:
Trong 3 năm qua dư nợ tăng vì thế nó luôn tiền ẩn khả năng nợ quá hạn tăng theo. Nợ quá hạn năm 2009 tăng so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 đã giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2008-2009 chi phí đầu tư vào sản xuất tăng mạnh do giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá bán của sản phẩm không tăng hoặc tăng nhưng không đáng kể làm cho một số khách hàng kinh doanh bị thua lỗ. Một nguyên nhân khác làm cho nợ quá hạn tăng nhanh là khả năng quản lý của khách hàng yếu kém đã dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ không thanh toán được nợ đến hạn cho ngân hàng, việc xử lý tài sản thế chấp bán chậm. Song song đó, tình hình kinh tế trong nước lạm phát tăng cao, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng,… đã làm cho chất lượng tín dụng ngày càng xấu đi. Những khoản vay mục đích đầu tư bất động sản, chứng khoán có nguy cơ mất khả năng thanh toán do thua lỗ, không bán được,… do đó nợ quá hạn có xu hướng tăng lên.Nhưng đến giữa năm 2009 Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất… đã làm cho các NHTM hạn chế cho vay, chọn lọc khách hàng cho vay. Hơn nữa, từ sự suy giảm của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, các NHTM càng tăng cường thu hồi vốn vay, kiểm soát chất lượng tín dụng, tiến hành rà soát định giá lại tài sản đảm bảo và yêu cầu bổ sung thêm nếu thiếu hụt nên nợ quá hạn trong năm 2010 đã giảm xuống.
3.5.1.2 Rủi ro nợ quá hạn theo tổ chức kinh tế
Biểu đồ 3.9: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn theo tổ chức kinh tế
Qua biểu đồ ta thấy năm 2008 nợ quá hạn đối với doanh nghiệp là 3.083 triệu đồng, chiếm 26,31% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. Đến năm 2009, nợ quá hạn đối với đối tượng này tăng, đạt 4.409 triệu đồng, tăng 966 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 31,3% so với năm 2008, chiếm 30,89% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. Sang năm 2010, nợ quá hạn đối với doanh nghiệp giảm còn 2.780 triệu đồng, giảm so với năm 2009 mức 1.269 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 31,3%, chiếm 27,29% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm.
Về nợ quá hạn đối với đối tượng là cá nhân qua 3 năm: Trong năm 2009 nợ quá hạn của đối tượng này là 2.504 triệu đồng, chiếm 19,1% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. So với năm 2008 nợ quá hạn đối với cá nhân là 2.775 triệu đồng, chiếm 23,69% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm thì năm 2009 giảm hơn với mức 271 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 9,77%. Năm 2010, nợ quá hạn đối với đối tượng này là 2.313 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là 191 triệu đồng, giảm với tỷ lệ 7,6%, chiếm 27,7% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn ở hai đối tượng này tăng nhanh ở năm 2009 là do tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm. Tuy nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.