Bảng 3.8: Bảng tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Số tiền (+;-) Tỷ lệ % Số tiền (+;-) Tỷ lệ % 1. Theo thời gian 4.100 4.587 3.565 487 11,9 (1.022) (22,3) Ngắn hạn 2.128 2.877 2.309 749 35,2 (568) (19,7) Trung-dài hạn 1.972 1.710 1.256 (262) (13,3) (454) (26,5) 2. Theo Tổ chức kinh tế 4.100 4.587 3.565 487 11,9 (1.022) (22,3) Doanh nghiệp 2.158 2.834 1.946 676 30,5 (888) (31,33) Cá nhân 1.942 1.753 1.659 (189) (9,7) (134) (7,6)
3.5.2.1 Rủi ro nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Biểu đồ 3.10: Biểu đồ thể hiện nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Qua bảng số liệu cho thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung và dài hạn. Năm 2009 nợ xấu ngắn hạn tăng 749 triệu đồng hay tăng 35,2% so với năm 2008. Đến năm 2010 nợ xấu ngắn hạn giảm 568 triệu đồng tương đương 19,7% là do nền kinh tế dần phục hồi và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu trung và dài hạn cũng giảm qua ba năm. Nó không chiếm tỷ trọng chi phối nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu. Cụ thể năm 2009 là 1.710 triệu đồng giảm 262 triệu đồng tương đương 13,3% so với năm 2008. Năm 2010 giảm 454 triệu đồng tương đương 26,5% so với năm 2009. Sở dĩ nợ xấu trung và dài hạn giảm cũng do kinh tế phục hồi và doanh nghiệp làm ăn có lãi. Nhìn chung thì những khoản cho vay ngắn hạn an toàn hơn những khoản cho vay dài hạn và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng.
3.5.2.2 Rủi ro nợ xấu theo tổ chức kinh tế
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ thể hiện nợ xấu theo tổ chức kinh tế
Cụ thể năm 2009 nợ xấu doanh nghiệp là 2.834 triệu đồng tăng 676 triệu đồng tương đương 30,5% so với năm 2008. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao trong năm 2009 là do một số doanh nghiệp hoạt đông chưa đạt hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động không xoay chuyển kịp thời và khách hàng không hoàn trả nợ vay đúng thời hạn cho ngân hàng. Thêm nữa, quá trình tự do hóa tài chính tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường làm cho nợ xấu gia tăng vì không có nguồn trả; hàng nhập lậu tràn lan nhanh vào thị trường trong nước làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả….Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản trị điều hành nên dẫn đến làm ăn thua lỗ đã làm tỷ lệ nợ xấu trong năm này tăng lên. Đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp là 1.946 triệu đồng giảm 888 triệu đồng tương đương 31,33% so với năm 2009. Còn trong năm 2010 kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và gói hỗ trợ lãi suất kích cầu giúp doanh
nghiệp vượt qua khó khăn tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.
Nợ xấu của cho vay cá nhân cũng giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2009 là 1.753 triệu đông giảm 189 triệu đồng tương đương 9,7% so với năm 2008. Đến năm 2010 nợ xấu tiếp tục giảm 134 triệu đồng tương đương 7,6% so với năm 2009. Có được kết quả như trên là do cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở, theo dõi nợ đến hạn đối với các doanh nghiệp, cộng thêm đó là ý thức trả nợ của khách hàng là rất tốt.