Bảng 3.6 Tỷ trọng DN của NH Sacombank chi nhánh Cà Mau
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/200 2010/2009Chênh lệch Dsố cho vay 246.632 268.012 287.340 21.380 (8.7%) 19.328 (7.2%) Dsố thu nợ 213.907 262.667 282.508 48.760 (22.8%) 19.841 (7.6%) Tổng dư nợ 61.658 67.003 71.835 5.345 (8.7%) 4.832 (7.2%) Nợ quá hạn 3.083 4.049 2.780 966 (31.3%) -1.269 (31.3%) Nợ xấu 2.158 2.834 1.946 676 (30.5%) -888 (31.33%)
“Nguồn: Tổng hợp báo cáo cho vay DN của NH Sacombank chi nhánh Cà Mau”
Doanh số cho vay đối với DN tăng đều qua các năm 2009 tăng 21.380 chiếm 8.7% so với năm 2009, năm 2010 tăng 18.328 chiếm 7.2% Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do ngân hàng đẩy mạnh chương trình cho vay theo hạn mức tín dụng, và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hạn mức tín dụng khá cao làm cho doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể. Cho thấy xu hướng phát triển của ngân hàng trong thị trường này là rất tốt .
Doanh số thu nợ: Ta thấy, năm 2009 thu nợ đối với doanh nghiệp đạt 262.667 triệu đồng, tăng 48.760 triệu đồng so với năm 2008 (ứng với tăng 22,8%), năm 2010 đạt 282.508 triệu đồng tăng 19.841 triệu đồng so với năm 2009 (ứng với tăng 7,6%). Sự gia tăng tỷ lệ thu hồi nợ là do trong năm ngân hàng có nhiều khách hàng có uy tín và do công tác thu hồi nợ đối với đối tượng này tại ngân hàng được thực hiện tốt và đạt kết quả như mong đợi.. Đồng thời Ngân hàng đã lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay, có phương án kinh doanh có hiệu quả nên khách hàng kinh doanh có lợi nhuận và trả lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay đối tượng DN tăng đều qua các năm. Dư nợ cho vay đối tượng DN của NH khu vực Cà Mau luôn chiếm tỷ trọng cao 52.6% năm 2008 41% năm 2009 và 42.3% năm 2010, chiếm hơn 37% tổng cho vay DN toàn hệ thống NH, tập trung chủ yếu các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, có nhiều lý do:
Thứ nhất: DN tập trung tại Cà Mau là rất cao, chiếm tỷ trọng 35% tổng số DN cả nước.
Thứ hai: Hội nhập thành công cần có sự chuyển biến về chất, trong đó sự thay đổi về cơ cấu thu nhập đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu chiến lược của NH đến 2012 tỷ lệ thu ngoài lãi 35-40% tổng thu nhập, mà phần lớn thu đó từ hoạt dộng dịch vụ việc mở rộng quan hệ với DN tạo cơ hội đầu tư vừa tạo cơ hội đầu tư vừa tạo thị trường dịch vụ đa dạng, giảm chi phi kinh doanh trên một đơn vị thu nhập.
Thứ ba: Việc hình thành NH Phát Triển, NH Chính Sách Xã Hội và việc thực hiện nghị quyết của CP bàn giao một số địa bàn cho các tổ chức trên về việc cho vay ưu đãi lãi suất làm tăng khá năng tài chính và giảm chi phí của NH. Tính chất thương mại thuần túy sẽ thúc đẩy nhanh việc mở rộng quan hệ với các DN.
Thứ tư: Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng, CP phấn đấu đưa nước ta thành một nước công nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi trong nông nghiệp, nông thôn. Thông qua tích tụ, tập trung các hộ cá nhân sẽ được thay thế bởi những cơ sở tập trung, các DN
Thứ năm: Sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng sẽ thúc đẩy việc mở rộng thị phần, đa dạng thị trường đầu tư, dịch vụ, đa dạng quan hệ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, tăng cường quảng bá thương hiệu
Nợ quá hạn: Qua số liệu ta thấy năm 2008 nợ quá hạn đối với doanh nghiệp là 3.083 triệu đồng, chiếm 26,31% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. Đến năm 2009, nợ quá hạn đối với đối tượng này tăng, đạt 4.409 triệu đồng, tăng 966 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 31,3% so với năm 2008, chiếm 30,89% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm. Sang năm 2010, nợ quá hạn đối với doanh nghiệp giảm còn 2.780 triệu đồng, giảm so với năm 2009 mức 1.269 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 31,3%, chiếm 27,29% tỷ trọng nợ quá hạn của cả năm
Tỷ lệ nợ quá hạn ở hai đối tượng này tăng nhanh ở năm 2009 là do tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm. Tuy nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.
Nợ xấu: Cụ thể năm 2009 nợ xấu doanh nghiệp là 2.834 triệu đồng tăng 676 triệu đồng tương đương 30,5% so với năm 2008. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao trong năm 2009 là do một số doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động không xoay chuyển kịp thời và khách hàng không hoàn trả nợ vay đúng thời hạn cho ngân hàng. Thêm nữa, quá trình tự do hóa tài chính tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường làm cho nợ xấu gia tăng vì không có nguồn trả; hàng nhập lậu tràn lan nhanh vào thị trường trong nước làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả….Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản trị điều hành nên dẫn đến làm ăn thua lỗ đã làm tỷ lệ nợ xấu trong năm này tăng lên. Đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp là 1.946 triệu đồng giảm 888 triệu đồng tương đương 31,33% so với năm 2009. Còn trong năm 2010 kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và gói hỗ trợ lãi suất kích cầu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.
3.5 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng gặp phải những khó khăn bất trắc mà chúng ta không thể dự đoán hoặc lường trước được và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vấn đề rủi ro tín dụng thì không thể nào tránh khỏi, từ đó dẫn đến nợ quá hạn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều không muốn. Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chủ quan của Ngân hàng, khách hàng gây ra, sự tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trong đề tài này chỉ giới hạn ở những rủi ro được biểu hiện thông qua sự chậm trả nợ gốc và lãi của khách hàng , mà cụ thể nó được biểu hiện qua nợ quá hạn. Còn các rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở trạng thái khách hàng đã mất khả năng trả nợ mặc dù món nợ vẫn chưa đến hạn thì chưa được xem xét trong đề tài này. Ta đi sâu phân tích một số chỉ tiêu về tình hình nợ quá hạn,
tình hình nợ xấu, hệ số thu nợ, vòng quay tín dụng… để đánh giá thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Cà Mau