0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 30 -33 )

Bảng 3.5: Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2008 – 2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

(+;-) % (+;-) % 1. Theo thời gian 117.164 163.838 169.781 46.676 39,8 5.943 3,6 Ngắn hạn 60.816 102.783 109.940 41.967 69 7.157 7 Trung-dài hạn 56.348 61.055 59.841 4.707 8,3 (1.214) (2) 2. Theo Tổ chức kinh tế 117.164 163.838 169.781 46.676 39,8 5.943 3,6 Doanh nghiệp 61.658 67.003 71.835 5.345 8,7 4.832 7,2 Cá nhân 55.506 96.835 97.949 41.329 74,4 1.114 1,2

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank Cà Mau)

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng qua từng thời kỳ nhất định. Mức dư nợ cho vay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động và sự hấp thụ vốn của nền kinh tế. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ tín dụng nhìn chung sẽ tăng và ngược lại. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Dư nợ của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 234.328 triệu đồng, dư nợ năm 2009 là 327.676 triệu đồng tăng 93.348 triệu đồng tương đương 39,8% so với năm 2008. Dư nợ 2010 là 339.562 triệu đồng tăng 11.886 triệu đồng tương đương tăng 3,6% so với năm 2009.

a) Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Qua bảng ta thấy đi đôi với việc cho vay và thu nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng được gia tăng không ngừng. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm

2009 đạt 102.783 triệu đồng tăng 41.967 triệu đồng tương đương tăng 69% so với năm 2008. Sang năm 2010 dư nợ đạt 109.940 triệu đồng tăng 7.157 triệu đồng tương đương 7% so với năm 2009.Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, do người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu lời nhanh giúp Ngân hàng quay đồng vốn nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro.

Bên cạnh đó cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì việc xử lý cũng vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian làm cho dư nợ trung và dài hạn có tỷ lệ thấp hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ trung và dài hạn đạt 61.055 triệu đồng tăng 4.707 triệu đồng tương đương 8,3% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ là 59.841 triệu đồng giảm 1.214 triệu đồng tương đương 2%. Dư nợ trung và dài hạn trong năm này giảm do việc thẩm định kiểm tra của chi nhánh chặt chẽ, các món vay trong năm 2010 được kiểm soát tốt phù hợp với chính sách của chi nhánh đưa ra là giảm dần cho vay tín dụng trung dài hạn vì các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm khó thu hồi nợ nên dần dần chi nhánh đã hạn chế cho vay. Vì thế chi nhánh duy trì một cơ cấu dư nợ trung dài hạn hợp lí với tình hình của chi nhánh và tình hình kinh tế chung.

b) Dư nợ theo tổ chức kinh tế

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ theo tổ chức kinh tế

Qua bảng và biểu đồ, ta thấy Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cà Mau đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho vay cá nhân đưa tỷ trọng dư nợ cá nhân chiếm đa số trong tổng dư nợ. Nhu cầu vốn của thành phần này không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể là năm 2009, dư nợ doanh nghiệp là 67.003 triệu đồng, dư nợ cá nhân là 96.835

triệu đồng. Sang năm 2010, dư nợ doanh nghiệp tăng lên 71.835 triệu đồng; dư nợ cá nhân là 97.949 triệu đồng. Do Ngân hàng có chính sách lãi suất tiền gửi thanh toán linh hoạt và phí chuyển tiền cạnh tranh nhằm thu hút được nhiều cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn nên dư nợ cũng tăng trưởng qua các năm.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 30 -33 )

×