Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập.
Do mô hình tổ chức của NH Sacombank chi nhánh Cà Mau bao gồm các chi nhánh cấp 1 và các Phòng Giao dịch trực thuộc. Nên xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh. Đồng thời chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều dọc, trong đó, các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được quản lý tập trung tại hội sở chính, các phòng giao dịch làm chức năng bán hàng và theo dõi khoản vay. Mô hình như sau:
Bộ phận quan hệ khách hàng
Bộ phận quản trị rủi ro tài chính
Bộ phận tác nghiệp Phòng
Bộ phận quan hệ khách hàng (Merketing): Chức năng tìm kiếm, tiếp
xúc, khởi tạo quan hệ tín dụng với khách hàng. Phòng này thuộc Phòng Giao dịch, hoặc thuộc chi nhánh. Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, theo đúng quy định, chuyển hồ sơ sang cho bộ phận thẩm định tín dụng thuộc hội sở.
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng: Thẩm định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực hiện các quyết định của bộ phận quan hệ khách hàng. Đồng thời, giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của khách hàng, tạo ra được quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay. Sau khi xem xét các điều kiện của khách hàng vay, sẽ có trả lời về việc đồng ý hay không đối với khoản vay.
Bộ phận tác nghiệp: Chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng các yêu cầu, điều kiện đã được xác lập từ bộ phận quản trị rủi ro tín dụng. Đây có thể cùng là bộ phận quan hệ khách hàng.
Để chuyển đổi được mô hình tín dụng mới này phải giải quyết 3 vấn đề:
Thứ nhất: Do mô hình mới ảnh hưởng đến quyền hạn của cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Bây giờ, quyết định cho vay hay không phụ thuộc vào quyết định của tập thể, các bộ phận độc lập. Đây là một trợ lực không nhỏ cho quá trình chuyển đổi của NH, vì các bộ phận, con người đã quen với cách thức họat động truyền thống (một cán bộ tín dụng từ tìm kiếm, thẩm định, giải ngân và thu nợ hoàn tất khoản vay). Để khác phục được yếu tố này, cần có sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức liên quan đến bộ phận tín dụng, chuyển đổi về cách nghĩ, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận.
Thứ hai: Do thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin tín dụng, các báo cáo của DN chưa bắt buộc phải kiểm toán. Quy trình mới lại yêu cầu tác bạch giữa các chức năng, nên cán bộ thẩm định (không trực tiếp tiếp xúc khách hàng) phải có đầy đủ thông tin để quyết định đúng đắn, hợp lý.
Thứ ba: Việc phân định trách nhiệm phải rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý để đảm bảo sợi dây liên kết chặt chẽ, tránh sự e ngại, sợ trách nhiệm trong quá trình cấp tín dụng, ảnh hưởng đến hoạt động của NH và khách hàng.
Ưu điểm: của mô hình mới này là sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và thẩm định, giúp quyết định cho vay đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu hơn, mang tính khách quan hơn, tăng cường khả năng giám sát. Từ đó giúp nhận dạng rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.