ĐÀN GÀ CỦA EM (Tiết 1) NGÀY DẠY : 25/1/

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Mĩ thuật 1 - Vũ Thị Thanh Thúy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 42 - 44)

- Hoàn thành bức tranh của mình

ĐÀN GÀ CỦA EM (Tiết 1) NGÀY DẠY : 25/1/

NGÀY DẠY : 25/1/2018

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng của gà mái, gà trống, gà con. - Kĩ năng: HS vẽ được con gà theo ý thích, tạo hình được con gà bằng các vật liệu khác. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: * Giáo viên: - Sách học MT lớp 1. - Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con.

- Hình hướng dẫn cách vẽ và cách tạo hình đàn gà bằng các vật liệu khác nhau. - Hình minh họa các sản phẩm của HS.

* Học sinh:

- Sách học MT lớp 1.

- Màu vẽ, giấy vẽ, hồ dán, kéo, thước kẻ...

2. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Vẽ cùng nhau.

3. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- Cho HS hát bài: Đàn gà trong sân.

- GV hỏi HS nội dung bài hát về con gì? Và giới thiệu chủ đề.

1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU

* Mục tiêu:

+ HS thảo luận, nhận biết về đặc điểm, hình dáng, hoạt động của con gà.

+ HS nắm được các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hoạt động của con gà và có ý tưởng về tạo hình con gà.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 để tìm hiểu về đặc điểm hình dáng con gà.

- HS hát đồng thanh

- 1, 2 HS trả lời, lớp mở bài học

- Thảo luận, nhận biết

- Nắm được các đặc điểm, hoạt động, màu sắc...của con gà.

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- Hoạt động nhóm

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ con gà trong hình 10.2 để tham khảo và có ý tưởng về tạo hình con gà.

- Nêu các câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng và hoạt động của con gà.

- GV tóm tắt:

+ Gà là con vật thân thiết với con người. Có nhiều giống gà khác nhau. Con gà có các bộ phận chính là đầu, mào, cổ, thân, cánh, đuôi và hai chân.

+ Gà trống có lông sặc sỡ, đuôi dài cong, mào to.

+ Gà mái nhỏ, đuôi ngắn, lông ít màu, mào nhỏ.

+ Gà con có thân nhỏ, lông mềm, sáng màu. + Gà có nhiều hoạt động như đi, đứng, chạy, gáy, vỗ cánh, mổ thức ăn...

2. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN

* Mục tiêu:

+ HS tìm ra được cách vẽ con gà theo ý hiểu của mình.

+ HS nắm được cách vẽ con gà đẹp.

+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.

* Tiến trình của hoạt động:

- Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm ra cách vẽ con gà.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa do GV chuẩn bị để nhận biết rõ hơn về cách vẽ gà. - GV minh họa lên bảng, tóm tắt cách vẽ: + Vẽ các bộ phận chính của con gà trước + Vẽ các chi tiết sau.

+ Vẽ màu cho đẹp.

- Cho HS tham khảo thêm hình ảnh về sản phẩm vẽ gà của HS để các em có thêm ý tưởng sáng tạo bức tranh của mình.

* GV tiến hành cho HS tạo hình sản phẩm con Gà 2D.

- Quan sát

- Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả của nhóm mình.

- Ghi nhớ

- Gà có nhiều loại, nhiều giống khác nhau như gà ri, gà tre, gà cong nghiệp, gà Đông Tảo...

- Dáng đi oai vệ - Chân ngắn hơn

- Cần nắm được đặc điểm của gà trống, gà mái, gà con để vẽ cho đúng.

- Thảo luận, tìm ra cách vẽ con gà - Nắm chắc các bước vẽ con gà

- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.

- HS thảo luận, tìm ra cách vẽ con gà, báo cáo.

- Quan sát, nhận biết cách vẽ gà - Quan sát, tiếp thu

- Có thể vẽ đầu, thân là những hình tròn - Mào, mỏ, cổ, cánh, đuôi, chân...

- Theo ý tưởng riêng của mình

- Quan sát, tìm ra ý tưởng cho riêng bài vẽ của mình.

- HĐ cá nhân

* Dặn dò:

- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm.

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Mĩ thuật 1 - Vũ Thị Thanh Thúy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w