Xã hội là sự biểu hiện tổng số các mối liên hệ và quan hệ, trong đó có các cá nhân cùng sống với nhau. Trong xã hội, một mặt thì mỗi sự kiện, mỗi tình huống, mỗi quá trình xã hội là hậu quả, là kết quả hoạt động của con người; về mặt khác, thì chúng ta lại là điều kiện, tiền đề và nguyên nhân của bản thân sự phát triển và biến đổi liên tục của họ. Vì thế, chính sự hoạt động đó quyết định sự phát triển năng lực và nhu cầu của mỗi người. Xã hội và nhân cách không phải là những cực cân bằng tác động lẫn nhau. Đó là những hệ thống khác nhau về trình độ. Nhân cách dù có tính độc lập tương đối thì cũng chỉ là một phần của tổng thể các quan hệ xã hội, chủ thể của các quan hệ
32
xã hội không chỉ là những cá nhân, mà trước hết là các giai tầng trong xã hội. Do đó, nhân cách con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ xã hội. Điều đó cũng ảnh hưởng đén tính chất phát triển về mặt xã hội của nhân cách.
Xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nhân cách chỉ có ở con người do đó nó mang tính xã hội, không thể có nhân cách tồn tại riêng lẻ mà tồn tại bên ngoài xã hội cũng giống như không thể có con người tồn tai bên ngoài xã hội được. Bản thân nhân cách không phải là những gì có sẵn thuộc về mỗi cá nhân con người mà nhân cách phải được hình thành và chỉ có thể hình thành dần trong các quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách, “con người từ khi sinh ra chưa hề có sẵn một chương trình định trước nào về hành vi của mình. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người khi mới bắt đầu từ con số “0” và được diễn ra trong các điều kiện độc đáo, do đó mỗi người đều được phát triển theo một sắc thái riêng, theo kiểu riêng của mình.” (Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 75 - 76). Vị trí xã hội của mỗi cá nhân trong mỗi hoạt động biểu hiện tập trung các quan hệ xã hội tương ứng với cá nhân đó. Nó quy định mật thiết và toàn bộ những chức năng, vai trò và vị thế vủa mỗi cá nhân trong xã hội, nó quy định tất cả các mặt từ hành vi, tạp quán, lối sống, ... ngoài xã hội. Đây là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa cá nhân với người khác hoặc các tổ chức ngoài xã hội.
Trong hoạt động giao tiếp, con người tiếp thu hoặc bát bỏ những luận điểm chính trị, văn hoá, tư tưởng khác nhau, thông qua đó kiến thức, trình độ suy luận của con người nâng lên một tầm cao mới. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà lý luận kiệt suất, thiên tài hoặc những nhà khoa học vĩ đại điều phải có quá trình tham gia thực tiễn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Rõ ràng, chỉ có hoạt động thực tiễn, bằng cách này hay cách khác, lúc này hay lúc khác, nhân tố này hay nhân tố khác tác động đến con người thì sẽ làm cho mỗi cá nhân sẽ thay đổi so với trạng thái lúc trước.
Mặt khác, nhân cách lại mang tính cá nhân, tính cá nhân thể hiện cái đơn nhất của mỗi cá nhân trong xã hội, đây là những quan hệ xã hội đã được “cá nhân hoá”
33
(Tạp chí Triết học số 2, 1987, tr.120), nhân cách thể hiện mức độ ảnh hưởng của xã hội đến mỗi cá nhân, nó là sự cá nhân hóa về mặt tinh thần, tư tưởng từ xã hội, bởi xã hội nào thì sẽ cho ta cá nhân đó. Nhân cách là văn hoá tinh thần trong chính mỗi cá nhân, bằng những hoạt động khác nhau trong cuộc sống, mỗi cá nhân tiếp thu, tích luỹ cho mình những vốn sống cần thiết, dần dần những vốn sống ấy ăn sau vào máu thịt, tư tưởng của mỗi cá nhân. Lúc này, nó không còn là cái của người khác mang đến nữa, mà nó đã là cái riêng của mỗi cá nhân.
Nhân cách là sự tồn tại của các quan hệ xã hội trong mỗi cá nhân, con người bao giờ cũng là con người của xã hội. Nhân cách luôn là quan hệ xã hội hiện thân trong “cái tôi”, và nó cũng chỉ thể hiện thông qua những hoạt động mang tính xã hội. Nhân tố cơ bản của tính quyết định xã hội là tồn tại xã hội, đó là những hoàn cảnh có tính lịch sử - cụ thể của con người. Những điều kiện, hoàn cảnh này gắn liền với cơ cấu xã hội, gắn liền với một giai cấp, một dân tộc, chủng tộc nhất định. Trong xã hội có giai cấp, thì những điều kiện đó điều gắn liền trước hết với giai cấp. Những điều kiện và hoàn cảnh xã hội ấy được biểu hiện qua các quan hệ kinh tế - xã hội. Các quan hệ này lại được biểu hiện thành những hình thức giao tiếp gián tiếp và trực tiếp, biểu hiện thành thái độ, quan điểm của nhân cách với các quan hệ đó, đối với các hiện tượng xã hội. Tính quyết định của giai cấp tác động vào quá trình hình thành nhân cách là sự tác động của toàn bộ nhân tố kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hoá xã hội. Đó là quá trình rất phức tạp, bao quát sự tác động của nhiều loại nhân tố: tích cực và tiêu cực, tự giác và tự phát, chủ động và bị động, khách quan và chủ quan, vật chất và tinh thần.Tuỳ theo mục đích tác động của giai cấp và tuỳ theo tính tích cực của bản thân mà nhân cách có thể được hình thành theo kiểu nhân cách này hay kiểu nhân cách khác.
Nhân cách chịu sự quy định rất lớn của hoạt động xã hội, chịu sự quy định của kinh nghiệm quá khứ. Nhân cách con người sẽ trở thành mắc xích kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Mắc xích ấy bao hàm cả những hoạt động thực tiễn do phân công lao động xã hội, quá trình sản xuất mang đến,
34
cũng chính trong môi trường lao động, sản xuất đã giúp cho mỗi người được thực hiện khả năng hoạt động xã hội của mình.
Ngoài việc tiếp nhận các thông tin từ xã hội, nhân cách còn đóng vai trò chủ thể hoạt động của xã hội, tham gia vao việc sáng tạo, cải tạo xã hội. Việc tiếp nhận và sư dụng thông tin là quá trình tác động tích cực vào xã hội. Quá trình tiếp nhận và sử dụng thông tin trong học tập, giáo dục, công việc của xã hội là một mắc xích có tính nhân quả. Sự thay đổi số lượng thông tin, thay đổi tính chất của thông tin,… sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, trí tuệ, phương thức tư duy, sự cảm thụ thực tại khách quan của nhân cách trong thực tiễn.
Tâm lý và phản ánh là hai hoạt động không thể thiếu của quá trình hoat động xã hội. Hai yếu tố này là điều kiện và nguyên nhân sáng tạo. Việc con người nhận thức được điều kiện hoạt động, nhu cầu, lợi ích, …của mình sẽ thoi thúc sự sáng tạo của bản thân. Ý thức không chỉ đơn giản là chức năng biểu hiện tri thức, phản ánh hiện thực khách quan mà nó con có khả năng thức đẩy, quyết định hành vi của con người. Thông qua hoạt động giao tiếp, dạng tồn tại của ý thức đó là tri thức sẽ biến thành thông tin, là có sở để con người quyết định các vấn đề hoạt động xã hội.
Con người có nhu cầu lựa chọn cho mình những nhu cầu vật chất và tinh thần qua môi trường xung quanh, đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đối với môi trường xã hội, đặc điểm của nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những cá nhân vớ nhau, trong đó mỗi cá nhân đều có những quan hệ đặc trưng, có những mối quan hệ giao tiếp đa dạng và phức tạp. Môi trường xã hội xung quanh có tính tích cực, gây sức ép hoặc tác động đến con người, bắt con người hoạt động theo sự kiểm soát của nó và con người buộc phải hành động theo một khuynh hướng hành vi nhất định của xã hội.
Thuộc tính xã hội của nhân cách còn được thể hiện qua sự thống nhất giữa cái bên trong và cái bên ngoài, cái chủ quan và cái khách quan tức là có sự thống nhất giữa hành động của cá nhân và tính quy định của xã hội. Một hoạt động, hành vi cua con người đều đi kèm với ý thức, điều này cũng có nghĩa muốn thực hiện một ý muốn chủ quan nào đó phải có ý chí thực hiện và những điều kiện tồn tại cho việc thực hiện ý chí đó. Trên thực tế, để hoàn thành mục tiêu, con người luôn tự đặt mình trong một
35
hệ quy chiếu được xã hội định ra trước đó, nhiệm vụ của con người là phải tìm hiểu và thích nghi với hệ quy chiếu đó, tiếp đó là hành động theo những quy định vốn có mà hệ quy chiếu đó đặt ra.
Thế giới luôn trong trạng thái vận động và phát triển, kéo theo sự vận động và phát triển đó là hàng loạt các sự biến đổi như biến đổi tồn tại xã hội, chế độ kinh tế và kết cấu xã hội, lúc này sẽ dẫn đến sự biến đổi nội dung các lợi ích, kiến thức, chuẩn mực và các giá trị xã hội. Trước thực tạng đó, con người phải tự đặt ra nhiệm vụ cho bản thân, xây dựng lại hệ thống hoạt động, tính chất lao động, các quan hệ xã hội, lối sống, nếp nghĩ cho phù hợp.
Có thể nói, tính quyết định của xã hội đối với nhân cách thế hiện ở chỗ khả năng và mức độ tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội. Mức độ tiếp cận của mỗi cá nhân đối với xã hội sẽ biến đổi thuộc tính xã hội của nhân cách.