của xã hội
Nhân cách bao giờ cũng là sản phẩm của một xã hội nhất định, tức là có tính lịch sử trong quá tình hình thành và phát triển. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người tác động vào giới tự nhiên, từ đó đúc kết những kinh nghiệm vào tạo nên tri thức, giúp con người có năng lực cải tạo thế giới.
Trong quá trình hoạt động xã hội, con người tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại, trong đó có những thành tựu văn hóa của thế hệ trước để lại. Quá trình tiếp thu và kế thừa này không phải là một quá trình di truyền vật chất từ thế hệ này sang thế hệ khác mà là thông qua giao tiếp, thông qua giáo dục. Bởi lẽ, nhân cách không chỉ chịu sự tác động của xã hội hiện tồn mà còn chịu sự tác động của lịch sử xã hội trước đó. Hành vi của một cá nhân không chỉ được quyết định bởi vị trí, vai trò của người đó trong xã hội mà còn được quyết định bởi khả năng, trình độ tiếp thu các giá trị văn hóa mà người đó đã tích lũy được và kinh nghiệm sống trong quá trình hoạt động xã hội.
Trong quá trình hoạt động xã hội, con người tiếp thu những giá trị văn hóa của nhân loại, trong đó có những thành tựu văn hóa của thế hệ trước để lại. Quá trình tiếp thu và kế thừa này không phải là một quá trình di truyền vật chất từ thế hệ này sang thế hệ khác mà là thông qua giao tiếp, thông qua giáo dục. Bởi lẽ, nhân cách không chỉ chịu sự tác động của xã hội hiện tồn mà còn chịu sự tác động của lịch sử xã hội trước đó. Hành vi của một cá nhân không chỉ được quyết định bởi vị trí, vai trò của người đó trong xã hội mà còn được quyết định bởi khả năng, trình độ tiếp thu các giá trị văn hóa mà người đó đã tích lũy được và kinh nghiệm sống trong quá trình hoạt động xã hội. xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội”
(C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 200), có nghĩa, đây là quá trình mà cá nhân bị xã hội hóa. Bất cứ hoạt động nào của con người đều mang những mục đích nhất định, nhân tố quyết định sự hình thành mục đích là các điều kiện lịch sử - xã hội, các quan hệ kinh tế trong xã hội tùy vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, và các yếu tố về mặt xã hội của con người cũng được quy định bởi các quy định mang tính khác quan của các điều kiện kinh tế - xã hội ấy. Chính lợi ích là hạt nhân quy định đặc trưng của nhân cách khi con người hoạt động trong xã hội, vì cho dù vào thời kỳ lịch sử nào, dù trong hoàn cảnh nào thì suy cho cùng quá trình hoạt động của con người cũng xuất phát từ lợi ích, lợi ích ấy có thể là lợi ích cá