thuật tác động đến nhân cách
Tác động của nghệ thuật với sự nghiệp đổi mới đất nước trước hết thể hiện ở thái độ ủng hộ của người nghệ sĩ đối với sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là sự ủng hộ quan hệ thị trường trong văn hóa, ủng hộ sự giải phóng văn hóa thoát khỏi những giới hạn khuôn mẫu có tính bền vũng của truyền thống, đẳng cấp, mở rộng phạm vi giao lưu, phổ biến văn hóa trong mọi giai tầng của công chúng, tức là thực hiện từng bước dân chủ hóa trong văn hóa, tạo ra khả năng tự điều chỉnh của văn hóa, kể cả hoạt động nghệ thuật.
Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới những giá trị đích thực mang tính thời đại, là giá trị về sự giàu có, ấm no, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội; về sự công bằng và văn minh của xã hội. Những điều quan trọng hơn đối với nhiệm vụ trung tâm của nghệ thuật nước ta hiện nay là bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách, tạo cho mỗi người một nhân cách vững vàng, có bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới của đất nước, mau chóng bắt kịp xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
Xây dựng và phát triển văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII), về việc xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ công cuộc đổi mới là “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thầm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người mới “có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý
71
chí vươn lên đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Xây dựng con người Việt Nam” có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 16). Có thể nói, cơ chế kinh tế thị trường là một thể chế không loại bỏ khả năng tạo ra cho chúng ta một lối sống xã hội “mọi người vì mình và mình vì mọi người”. Bởi vậy, cần hướng văn học nghệ thuật vào việc phản ánh kịp thời cái hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân ta trong cách mạng và kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cần kế thừa và phát triển nhũng giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp của lịch sử iên cường bất khút của dan tộc. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi nghệ thuật phải thể hiện nổi bậc những nhân tố tích cực trong xã hội, cái đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau và quan hệ giữa con người với tự nhiên; kiên quyết phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đòi hỏi hoạt động nghệ thuật phải phục vụ mục tiêu chính trị - xã hội, mà còn có ý nghĩa định hướng cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật để nâng cao và phát triển đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay.
Xây dựng, ban hành luật pháp đối với văn hóa, nghệ thuật không chỉ dừng lại ở việc ban hành các luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy mà quan trọng hơn cả là xem xét tính khả thi của chúng trong thực hiện. Có thể nói, không chỉ riêng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật mà trong các lĩnh vực khác, hệ thống pháp luật ta hiện nay chưa thật sự phản ánh đúng, kịp thời qúa trình biến đổi của cuộc sống, chứ chưa nói đến tính khả thi của nó trong cuộc sống. Đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thì tình hình lại phức tạp hơn nhiều. Sự đòi hỏi bổ sung, hoàn thiện và xây dựng mới luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy, một mặt đảm bảo cho văn hóa, nghệ thuật phát triển đúng hướng theo nghị quyết của Đảng; mặt khác, nó có khả năng ngăn chặn sự phát triển tự phát trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Và hơn thế nữa nó đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân theo khuynh hướng dân chủ hóa, xã hội hóa hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
72