Từ khi sinh ra, đến một lúc nào đó, con người sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này, con người sẽ có đầy đủ các năng lực về hành vi của bản thân, làm chủ và tự chịu trách nhiệm về những hành động trong cuộc sống. Con người có khả năng nhận thức và đánh giá đối với một vấn đề nào đó cần quan tâm. Cũng chính giai đoạn này, con người có nhu cầu tìm hiểu chính bản thân mình, tự xem bản thân mình là chủ thể, mặt khác lại tự xem bản thân là khách thể được tìm hiểu.
Quá trình tìm hiểu sự vật, hiện tượng của thể giới xung quanh đặt ra cho con người những chính kiến nhất định. Đó là sự khẳng định về tính đúng sai của vấn đề, hay là nhận định về nguồn góc và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, … Người nào cũng mang trong chính bản thân mình một quan điểm nhất định, nó quy định hành động của con người trong quá trình hoạt động. Chẳng hạn, quan điểm của Đảng ta về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính quan điểm này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình xây dựng đất nước từ trước đến nay, nó định hướng đường lối lãnh đạo của Đảng, ngoài ra còn được thể chế hóa trong pháp luật, chính sách của nhà nước.
36
Yếu tố thứ hai của thế giới quan đó là lý luận, đây là bước khái quát về bản chất và quy luật của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó, cho phép con người phát huy khả năng của mình trong hoạt động xã hội, làm cho bộ não phát triển hơn, thao tác linh hoạt hơn, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ứng với một thời kỳ lịch sử, sẽ đặt ra những nhiệm vụ nhất định mà con người cần phải giải quyết. Ở nước ta, trong thời kỳ kháng chiến cứu nước thì nhiệm vụ cua mỗi người Việt Nam yêu nước là phải giành độc lập cho dân tộc, giành lấy chính quyền từ đế quốc và tay sai. Đây là nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự phải hoàn thành, nhiệm vụ ấy khắc sâu vào ý thức của mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đến thời kỳ xây dựng đất nước, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thì nhiệm vụ chính trị có sự thay đổi trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiệm vụ của mỗi con người Việt Nam lúc này đã đóng góp công sức nhỏ bé của mình để cùng nhau xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa, đó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới, dẫn đường cho mọi hành động.
Một yếu tố nữa không thể thiếu của thế giới quan là định hướng giá trị, khi con người có đầy đủ năng lực nhận thức thế giới xung quanh sẽ tìm ra được hướng đi lý tưởng mà mình đã lựa chọn. Giá trị cuộc sống sẽ thoi thúc con người theo đuổi mục tiêu đến cùng, tùy vào điều kiện sinh sống và trình độ nhận thức mà mỗi người có một định hướng giá trị khác nhau. Đối với một số người có lối sống thực dụng thì mục tiêu theo đuổi là cái có lợi ít cho bản thân đầu tiên như tiền, thỏa mãn ham muốn, … Nhưng số khác lại không xem đó là giá trị cuộc sống, có thể họ xem cả đời làm được bao nhiêu việc có ích cho xã hội là giá trị cuộc sống mà họ cần đạt được, hoặc giả là cứ làm việc có ích cho đời là giá trị sống, … Không có một hệ quy chiếu nào định hướng giá trị chung cho nhân cách cả, mà cái quyết định ở đây là tùy thuộc vào quản điểm, mong muốn của mỗi người. Suy cho cùng, định hướng giá trị là sự kết hợp giữa ý muốn chủ quan và khả năng hiện thực hóa ý muốn chủ quan đó được thực hiện bởi chính bàn tay và khối óc của con người.
37
Văn hóa la tổng thể các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của con người trong quá trình lịch sử, tức là không có văn hóa của cá nhân mà chỉ có cái gọi là văn hóa xã hội, đó là sự gắn kết những giá trị qua nhiều thế hệ được con người gìn giữ. Mỗi người sinh ra đều được tiếp xúc và lĩnh hội các giá trị ấy, trong đó có những chuẩn mực giá trị về đạo đức, giáo dục, pháp quyền, … những chuẩn mực đó được phản ánh trong thế giới quan và chiếm vị trí quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nhân cách. Nó được hình thành từ tri thức, niềm tin, lý tưởng xã hội. Thế giới quan đóng vai trò như một ngọn đuốc soi đường cho sự hình thành nhân cách, thế giới quan đúng đắn sẽ tạo ra được một nhân cách toàn diện. Thế giới quan của một người không chỉ chịu tính quy định bởi những giá trị văn hóa đã được tiếp thu mà nó còn chịu sự quy định của mục tiêu chính trị của giai cấp của cá nhân đó, tức là thế giới quan mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, ý thức đạo đức của cá nhân là biểu hiện cho ý thức đạo đức giai cấp của cá nhân đó, đó là mục tiêu chính trị của giai cấp. Nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ Nam cho mọi hành động. Do đó, giáo dục chính trị ở nước ta lấy đó làm nguyên tắc cơ bản, định hướng cho mọi hành động, đó vừa là niềm tin, vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho mọi hành động và cũng là tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Tóm lại, thế giới quan là một bộ phận không thể tách rời của nhân cách, yếu tố quyết định cho sự tồn tại của thế giới quan là tính chất của thời đại, vị trí, vai trò của từng cá nhân trong thời đại đó.