Sự tác động của nghệ thuật đến nhân cách

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay| luận văn thạc sỹ triết học (Trang 41 - 45)

Tác phẩm nghệ thuật là một thể thống nhất bao gồm ba yếu tố chân - thiện - mỹ, đó là kết quả của quá trình tập trung lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ, là cảm xúc đi vào nội tâm và được bộc lộ trên một chất liệu nhất định. Nhận thức nghệ thuật là loại nhận thức toàn bộ, trọn vẹn, dù nhận thức nghệ thuật là hình thức nhận thức gián tiếp, tức là thông qua tác phẩm nghệ thuật nhưng nó rất sống động, với một tác phẩm nghệ thuật, mỗi người thưởng thức sẽ có cách nhận thức khác nhau, thậm chí trong cùng một tác phẩm nghệ thuật người thưởng thức sẽ có nhiều cách nhận thức khác nhau. Đó là sức mạnh ngầm của tác phẩm nghệ thuật mà không phải tác phẩm nào cũng có thể có được. Để sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn đặt mình trong mối quan hệ với hiện thực, người nghệ sĩ phải có nhiều kiến thức về cuộc sống, con người, biết tìm ra những cái hay, cái mới thì tác phẩm mới có tính sáng tạo. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của sự đúc kết có chọn lọc tri thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, để ra đời một tác phẩm nghệ thuật thì đó là cả một quá trình tìm tòi, mài mò. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “Theo tôi hiểu thì sáng tạo đối với các đồng chí là phản ánh được cái mới trong xã hội, làm sao cho mọi người thấy được cái nụ, cái chồi, cái bông hoa mới của chủ nghĩa xã hội đương xuất hiện trong đời sống của xã hội và trong tâm hồn của con người” (Phạm Văn Đồng, Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969, tr.51). Phản ánh trong nghệ thuật không phải là sự phản ánh máy móc, thô kệt mà đó là sự phản ánh đúng và phản ánh tốt về cuộc sống. Quá trình sáng tác nghệ thuật là quá trình người nghệ sĩ tích góp có chọn lọc

42

những kiến thức và kinh nghiệm từ con người và thế giới, sau đó biến đổi, đồng hoá chúng thành kiến thức của bản thân, hoà mình vào thế giới theo quy luật cái đẹp. Ứng với mỗi tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ đã cố nén rất nhiều tri thức mà mình có được vào trong đó, cho nên, nó làm cho kho tàng tri thức của nhân loại càng trở nên phong phú.

Tác phẩm nghệ thuật là thành quả của quá trình sáng tạo có định hướng của người nghệ sĩ, nó có khả năng gợi mở, thức tỉnh tâm hồn con người, là phương thức liên kết nhiều loại tri thức khác nhau, những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật vẫn tiếp tục mang lại cho con người những kinh nghiệm sống hết sức quý báu, và đó cũng là tiêu chuẩn, chuẩn mực để con người vươn tới. Thế giới nghệ thuật đã đem lại cho con người những tri thức, kinh nghiệm sống, kết hợp hữu cơ sự nhận thức với sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, nghệ thuật nhận thức thế giới bằng xúc cảm mạnh mẽ, đi vào chiều sâu của đối tượng, phát hiện quy luật riêng của tình cảm con người. Bằng tri thức thẩm mỹ có được, nghệ thuật đi sâu và mở rộng thế giới tinh thần phong phú, đây là loại tri thức gián tiếp nhưng vô cùng sống động dưới hình thức cụ thể. Thông qua hình tượng nghệ thuật tác động vào thế giới tinh thần, kích thích năng lực xúc cảm của con người, người nghệ sĩ đã nâng mặt thẩm mỹ lên trình độ cao, làm cho nó có khả năng liên kết với các tri thức khác của con người trở thành một tri thức mới đa dạng hơn, chất lượng hơn.

Có thể nói, thế giới nghệ thuật là “Bộ bách khoa toàn thư” cho mọi đối tượng. Bộ bách khoa nghệ thuật này là vô cùng cần thiết cho sự phát triển tri thức, trí tuệ và tâm hồn của người lao động; hơn nữa thiếu nó con người sẽ thiếu đi một phần quan trọng cho việc hình thành nhân cách. Nghệ thuật tác động mạnh mẽ đến việc phát triển phương thức tư duy, trí tuệ - tri thức và kinh nghiệm nên quá trình cảm thụ nghệ thuật không chỉ làm giàu thêm trí tuệ bằng những tri thức mới mà còn làm nảy nở, làm phong phú và sâu sắc thêm những tri thức đã có. Thông qua hệ thống hình tượng cảm tính – cụ thể và sinh động, nhận thực thẩm mỹ được thể hiện như một quy luật của tình cảm. Chính điều này, trong hoạt động nhận thức, sức mạnh tiềm ẩn của nghệ được thể hiện ở khả năng tổng hợp cảm xúc của nó trong thế giới tình cảm.

43

Khi tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật với sức truyền cảm và năng lực phổ quát của nó, nghệ thuật có khả năng tổng hợp, bổ sung, mở rộng và khơi nguồn cho các hình thái nhận thức khác trong đời sống tinh thần con người. Chẳng hạn, nghệ thuật không chỉ gắn bó với hệ tư tưởng chính trị ở khả năng tác động tư tưởng thẩm mỹ vào ý thức con người, do đó, để thực hiện các chức năng xã hội của mình, các giai cấp đã sử dụng nghệ thuật để tuyên truyền cho những tư tưởng chính trị của họ. Bằng hình thức phản ánh độc đáo, nghệ thuật có thể khai thác, khơi dậy tầng sâu ý thức của con người thông thường bị “che lấp” trước sự khái quát của khoa học. Chính điều đó đã khiến cho nghệ thuật không chỉ đơn thuần đem lại sự thoả mãn những nhu cầu thẩm mỹ, mà cùng các hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật còn là phương thức đặc thù của sự nhận thức thế giới một cách toàn vẹn và tinh tế hơn. Thông qua hệ thống hình tượng toàn vẹn – cảm tính, nghệ thuật tái hiện đời sống, tình cảm - lý trí con người theo quy luật của tình cảm. Khi tác động vào thế giới tinh thần con người, nghệ thuật trở thành động lực kích thích năng lực cảm xúc, trở thành cội nguồn mạnh mẽ nhất của cái khả năng tích luỹ năng lượng tinh thần của xã hội của con người. Về mặt này, nghệ thuật thể hiện mình như là cơ thể tổng hợp cảm xúc.

Nghệ thuật tác động vào tình cảm và trí tuệ, đem lại cho con người loại “tri thức” mà không một khoa học nào có thể đem lại. Đây không chỉ là sự cảm thụ tính thực tế, đây còn là tri thức về cuộc đời. Bởi lẽ, cái đẹp đưa chúng ta gần với chân lý hơn. Sự hiểu biết, sự hiền minh là một trong những cội nguồn của khoái cảm thẩm mỹ do nghệ thuật đem lại là điều kiện giúp con người nắm bắt được tri thức. Tri thức do sự hưởng thụ nghệ thuật, giúp con người hiểu và thể nghiệm những bí ẩn của cuộc sống. Nghệ thuật đạt đến điều này bằng cách trình bày những quy luật khái quát những hình tượng nghệ thuật cụ thể. Tri thức có được thông qua chức năng nhận thức của nghệ thuật chính là lý tưởng thẩm mỹ - xã hội được thể hiện ở nội dung tư tưởng mà các tác phẩm nghệ thuật chân chính có khả năng cung cấp cho con người về những giá trị của chính bản thân cuộc sống.

Trong hoạt động nhận thức của loài người, dù được thể hiện dưới hình thức cá nhân hay ý thức xã hội, thì nhận thức của con người điều liên quan trực tiếp đến hoạt

44

động trí nhớ; không có sự xuất hiện của trí nhớ thì cũng không có sự tồn tại và phát triển của hoạt động nhận thức cũng như sự phát triển của lịch sử tư tưởng xã hội.

Thông qua hoạt động nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật có vai trò đánh thức những năng lực sáng tạo, hoàn thiện năng lực tư duy của con người. Sự sáng tạo của con người chính là khả năng tạo ra cái mới từ cái ban đầu, điều đó có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực của con người. Năng lực sáng tạo trong nghệ thuật là ý thức ở trình độ cao, vì thế “năng lực sáng tạo của thẩm mỹ có giá trị hoàn thiện các năng lực riêng và là bí quyết phát triển con người toàn diện” (Đỗ Huy, Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987, tr. 64). Nghệ thuật được xem là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để giáo dục nhân cách con người. Sự tác động của nghệ thuật diễn ra cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thông qua những hình tượng sinh động, nghệ thuật tạo ra một thế giới mới sinh động như chính thế giới mà nó phản ánh. Sự hoà quyện giưac các yếu tố đã làm nên tính độc đáo của nghệ thuật. Ở nghệ thuật, trong hình tượng nghệ thuật luôn có sự thống nhất giữa cái chung và cái cá biệt, cái trừu tượng và cái cụ thể, ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan.

45

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay| luận văn thạc sỹ triết học (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)