Kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nhân cách người Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay| luận văn thạc sỹ triết học (Trang 60 - 63)

người Việt Nam

Vấn đề định hướng cơ bản của phát triển văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật đã được Đảng quan tâm từ lâu trong đường lối phát triển văn hóa - nghệ thuật của Đảng. Từ đề cương văn hóa Việt Nam 1943, qua mỗi thời kỳ Đại hội Đảng và những bức thư gửi cho các văn nghệ sĩ, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng lớn định hướng cho sự phát triển văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật, cụ thể là phát triển văn hóa - nghệ thuật, nhằm giải quyết những yêu càu và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau cua cách mạng Việt Nam.

Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc vạch ra và xây dựng cơ sở lý luận, ý nghĩa khoa học của những phương châm lớn, định hướng cho sự phát triển văn hóa - nghệ thuật nhằm mang lại những thành quả tao lớn cho hoạt động nghệ thuật. Việc định hướng phát triển nhân cách, một mặt xuất phát từ việc định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mặt khác xuất phát từ yêu cầu về mặt chất lượng của các sáng tác nghệ thuật sao cho phù hợp

61

với nội dung của thời kỳ chuyển tiếp của những giá trị tinh thần, thẩm mỹ truyền thống, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống với quá trình xây dựng nền nghệ thuật mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Một trong những vấn đề có tính định hướng chung nhất khi nghien cứu vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần là phải gắn liền với quá trình xây dựng và định hướng các giá trị tinh thần mới, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những định hướng chung cơ bản đó, phải thể hiện ra những giải pháp lớn và có ý nghĩa lâu dài của sự phát triển nghệ thuật nhằm nâng cao và làm phong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam. Định hướng cơ bản có tính nguyên tắc đầu tiên là tăng cường mối quan hệ giữa nghệ thuật với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chu nghĩa là một giá trị, mà mục tiêu vươn tới giá trị đó là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi vì nó không chỉ là phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay mà còn là khát vọng gàn đời của dân tộc, của nhân dân. Cho nên, nói đến sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến tập hợp những giá trị tổng quát có liên quan chặc chẽ và ràng buộc với nhau, bản thân nó luôn bao hàm sự thống nhất khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng chủ quan của nhân dân ta; giữa điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển tất yếu của thời đại.

Trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và ở mỗi lĩnh vực của hoạt động tinh thần xã hội nói riêng, các chủ thể xã hội khác nhau đều có thể góp phần khẳng định, bảo vệ và xây dựng cũng như đẩy mạnh quá trị hiện thực hóa những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta; xây dựng hệ giá trị cao đẹp nhất trong mọi giá rị của cách mạng Việt Nam hiện nay.

Nghệ thuật là một bộ phận khăn khít của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận”, “Ạnh chị em là một chiến sĩ trên mặt trận ấy”, cần phải nâng cao tính chiến đấu

62

trong sáng tác, lý luận phê bình để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật đã tham gia tích cực vào sự nghệp đổi mới bằng việc phản ánh sôi động tính hiện thực của đất nước, xây dựng hình tượng sinh động con người Việt Nam trong đổi mới, nhằm khẳng định mạnh mẽ những nhân tố, những xu hướng tích cực trong cuộc sống, những giá trị cao đẹp của xã hội và kiên quyết phê phán những trợ lực phát triển của đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trên thực tế, trong sự nghiệp đổi mới đất nước đã có rất nhiều nhân tố khách quan tác động tiêu cực đến hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh những tac động to lớn của kinh tế thị trường, mặt trái của nó gây nên những biến động lớn về tư tưởng, tình cảm của tầng lớp văn nghệ sĩ, làm xuất hiện những nhận thức lệch lạc về sự nghiệp cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, trong một thời gian dài về mặt chủ quan, sự nhìn nhận của chúng ta cũng có những phiến diện nhất định về mối quan hẹ giữa văn học nghệ thuật với hiện thực cuộc sống. Chủ nghĩa nhận thức luận thẩm mỹ có khuynh hướng đề cao những mặt hạn chế của truyền thống. Về “công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn hóa trong quá trình đổi mới; trong việc xã định những giá trị truyền thống cũng như hệ thống giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý mối quan hệ truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế…” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987. tr.10). Điều này dẫn đến tình trạng một vài tác phẩm văn học nghệ thuật đã phủ nhận thành tựu cách mạng và văn hóa văn nghệ cách mạng, tách văn nghệ khỏi sự lãnh đạo của Đảng, xúc phạm anh hùng, vĩ nhân của dân tộc; khuynh hướng thương mại hóa, truyền bá lối sống thực dụng, sa đọa, bạo lực phát triển … Tính chất chung của tác phẩm này it hiều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy mỹ, tái du nhập chủ nghĩa duy mỹ.

Sự mỹ hóa phản giá trị của những tác phẩm có khuynh hướn tái hiện chủ nghĩa duy mỹ hiện nay dẫn đến sự nghi ngờ về sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, ít ra là trong một bộ phận nhân dân. Nghệ thuật không né tránh việc phản ánh mặt trái của xã hội, những để so sánh, để khẳng định những xu hướng tích cực, giá trị tốt đẹp của xã hội, nó cần phải lên án cái sai, cái ác, cái xấu, hướng con người tới những cái đúng, cái

63

thiện và cái đẹp. Bởi vậy, tăng cường mối quan hệ của nghệ thuật với sự nghiệp đổi mới đất nước trước hết phải xã định định hướng và mục tiêu của nghệ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường. Một bên là định hưỡng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu vì con người, còn bên kia là những mặt tích cực và tiêu cực còn hết sức ề bộn mới được hình thành, chưa phát triển đầy đủ ở nước ta. Những cũng phải thừa nhận rằng, những bước đi ban đầu vào nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tác động phước tạp đến đời sống tinh thần nói chung, văn hóa, văn nghệ nói riêng; làm sáo trộn không ít suy nghĩ của nghệ sĩ, cả sự phản ánh nội dung cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay| luận văn thạc sỹ triết học (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)