Chính sách kinh tế trong văn hóa, nghệ thuật phải gắn hoạt động văn hóa, nghệ thuật với phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế tài chính hỗ trợ cho việc phát triển văn hóa, nghệ thuật theo hướng xã hội hóa. Đồng thời phải bảo đảm yêu cầu chính trị tư tưởng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây về mặt chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta chưa có sự cụ thế hóa nhưng trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn xuất hiện khá phổ biến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức Nhà nước, đoàn thể hoặc tư nhân đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, báo chí, xuất bản, đặc biệt đối với các loại hình truyền thống cũng cần có sự bảo trợ cao hơn của ngân sách Nhà nước, cho phép các thành phần kinh tế, tư nhân, người nước ngoài thực hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với các cơ sở hoạt động văn hóa, nghệ thuật từ đào tạo, sử dụng nhân tài đến việc xuất bản phát hành các tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước, cũng như trong việc giao lưu văn hóa.
Chính sách văn hóa, nghệ thuật trong kinh tế đảm bảo cho văn hóa, nghệ thuật thể hiện rõ các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Việc nâng cao đời sống vật chất gắn với mục tiêu, giải pháp của văn hóa, nghệ thuật, chăm lo con người, đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới.
Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa đã mở rộng việc xã hội hóa hoạt động nghệ thuật, động viên sức người, sức của trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển nghệ thuật; và đến lượt nó sự phát triển nghệ thuật lại có khả năng nâng cao và phát triển phong phú thế giới tinh thần con người Việt Nam. Chính sách này, trước hết phải được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước và của các cơ quan chủ quản về văn hóa, nghệ thuật, làm tốt chức năng quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động xã hội hóa của văn hóa, nghệ thuật. Chính sách
75
này gắn liền với việc bảo tồn các di sản văn hóa, truyền thống của dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại của sự phát triển nghệ thuật.
Dưới góc độ xã hội hóa hoạt động nghệ thuật, phải thiết lập một hệ thống pháp luật đủ để quản lý và bảo đảm cho nghệ thuật phát triển đa dạng, phong phú mà không gây nên sự hỗn loạn như trong một số ngành nghệ thuật như hiện nay. Quan trọng hơn là phải có luật hành nghề cho người sáng tác, nghiên cứu, phê bình, biểu diễn và kể cả cho người làm kinh tế xung quanh các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi chân chính của người sáng tác chuyên nghiệp, của các nhà nghiên cứu để họ có thể sống được và sống tốt hơn với sản phẩm sáng tạo của chính mình. Pháp luật cũng phải bảo vệ tự do cho người sáng tạo trong việc tìm tòi, phát kiến cái mới, dù cái mới đó có thể chưa thật hoàn thiện, nhưng lại có ý nghĩa đột phá mang tính chất mở đường, định hướng và dự báo cho sự phát triển nghệ thuật. Đồng thời, phải có cơ chế chống lại những hoạt động xấu một cách cố tình và ngăn chặn sự vu cáo không lành mạnh đã từng xảy ra trong hoạt động nghệ thuật. Nhà nước cũng phải quy định rõ trách nhiệm của người quản lý trong việc sử dụng sai dẫn đến thui chột tài năng. Cố nhiên, trong việc đòi hỏi trách nhiệm của bản thân người nghệ sĩ và người có trách nhiệm quản lý, cũng cần chú ý làm sao cho các quy định của pháp luật không tự hạn chế tự do sáng tạo chân chính của người nghệ sĩ.
Ở nước ta hiện nay, những vấn đề mới của hiện thực thẩm mỹ đã được đặt ra cho hoạt động nghệ thuật theo hướng tích cực và tiêu cực bởi sự tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường. Một trong những hiện thực thẩm mỹ mang tính tích cực là sự khẳng định nhân tố phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới của mọi yếu tố hợp thành mối quan hệ thẩm mỹ và quan hệ nghệ thuật. Đó là sự thay đổi từ đối tượng đến chủ thể, từ sự tác động của hình tượng nghệ thuật đến hiệu quả của sự tác động ấy trong các quan hệ phong phú và phức tạp của quan hệ thẩm mỹ, mặt khác chính quan hệ mới đó cũng đòi hỏi nghệ thuật phải đưa vào trong nó những nhân tố tác động tiêu cực.
Chính sách kinh tế trong văn hóa, nghệ thuật phải gắn hoạt động văn hóa, nghệ thuật với phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế tài chính hỗ trợ cho việc phát triển văn hóa, nghệ thuật theo hướng xã hội hóa. Đồng thời phải bảo đảm yêu cầu chính trị tư tưởng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây về mặt chính sách của
76
Đảng và Nhà nước, chúng ta chưa có sự cụ thế hóa nhưng trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn xuất hiện khá phổ biến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức Nhà nước, đoàn thể hoặc tư nhân đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, báo chí, xuất bản, đặc biệt đối với các loại hình truyền thống cũng cần có sự bảo trợ cao hơn của ngân sách Nhà nước, cho phép các thành phần kinh tế, tư nhân, người nước ngoài thực hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với các cơ sở hoạt động văn hóa, nghệ thuật từ đào tạo, sử dụng nhân tài đến việc xuất bản phát hành các tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước, cũng như trong việc giao lưu văn hóa.