Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội ở

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội ở

Vit Nam

Trong quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là nội dung quan trọng số một và là bước gần như quyết định đến tất cả các hoạt động của công tác quản lý đất đai của một địa phương, của một vùng và cả quốc gia. Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn và cả thời kỳ sẽ giúp cho các cấp quản lý của nhà nước có tầm nhìn chiến lược cho định hướng sử dụng nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả và bền vững (Lương Văn Hinh và cs., 2020).

Xây dựng QHSDĐ và thực thi quy hoạch đó là việc tổ chức sử dụng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng đất đai có hiệu quả chính là việc thực thi bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bản quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có khả thi thì các hoạt động sử dụng đất được triển khai theo đúng yêu cầu phát triển chung của vùng và quốc gia (Tôn Gia Huyên, 2015).

Quản lý đất đai bằng quy hoạch, KHSDĐ là một nội dung quản lý đất đai rất quan trọng, có tác động khá mạnh tới phát triển KTXH, cụ thể:

nh hưởng tích cc

Đất đai là yếu tố đầu vào thiết yếu cho mọi dự án đầu tư phát triển KTXH. QHSDĐở Việt Nam bắt đầu được vận hành một cách chính thức theo Luật từ năm 1987. Trải qua gần 30 năm vận hành, có thể thấy QHSDĐđã dần đi vào nền nếp và là cơ sở quan trọng đểđịnh hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ; là công cụđể quản lý, và phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. QHSDĐ cũng đã hỗ trợ tích cực cho phát triển KTXH; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất, tạo cơ sở thực tế cho các giao dịch về đất đai và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ). Theo Luật Đất đai 2013, KHSDĐ hàng năm của cấp huyện phải thể hiện các khu vực phải THĐ là một quy định hợp lý theo phương pháp luận

phân vùng sử dụng đất. Do vậy, quy hoạch, KHSDĐ có tính khả thi cao sẽ tạo được hiệu quả cao cho quá trình đầu tư phát triển KTXH, tạo ra được bước đi tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng đất và đầu tư vào đất (Lương Văn Hinh và cs., 2020).

Quá trình tổ chức thực hiện QHSDĐ cũng đã huy động được sự tham gia của người dân. Chính hoạt động này đã góp phần cho nhận thức của người dân được nâng cao, thực hiện pháp luật được tốt hơn, an ninh trật tự xã hội được củng cố và là tiền đề cho xây dựng chính quyền ở cấp cơ sở được vững mạnh (Tôn Gia Huyên, 2015).

Mặt khác, do quy hoạch mang tính dài hạn nên sẽ tạo sự an tâm cho người dân đầu tư vào việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả.

nh hưởng tiêu cc

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong lập và thực hiện QHSDĐ hạn chế. QHSDĐ còn thiên về hình thức, nặng về thống kê, phân bố số lượng mà thiếu những tính toán về hiệu quả KTXH môi trường... nên tính khả thi của QHSDĐ không cao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Điều này làm cho người dân không an tâm đầu tư vào sử dụng đất hiệu quả, lâu dài. Quy hoạch, KHSDĐ dự tính quỹđất không hợp lý sẽ gây khó khăn cho bố trí đất đai theo nhu cầu phát triển KTXH (Nguyễn Quang Học và cs., 2011).

Một số địa phương tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển QSDĐ không đúng với quy hoạch, KHSDĐ đã phê duyệt và hiện tượng “dự án treo” vẫn còn dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực có QHSDĐ. QHSDĐ chưa thực sự trở thành “Bản hiến pháp của đời sống”.

Việc chuyển đổi số lượng lớn đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo QHSDĐ trong một thời gian ngắn đã đe doạ mục tiêu đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia; tác động rất lớn đến việc làm, thu nhập và đời sống của người dân trong vùng.

Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địa phương nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng đã gây trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Diện tích cho phát triển đô thị và công nghiệp tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý; quy hoạch còn dàn trải, thiếu sự thống nhất và tính liên vùng; không phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp và còn để hoang đất. Trong khi đó các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu. Quy hoạch đất bãi thải và xử lý chất thải còn nhiều hạn chế.

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong QHSDĐ chưa được áp dụng ở Việt Nam. Nếu phương pháp luận này được áp dụng sẽ tránh được tình trạng quy hoạch "treo" gây nên tác động tiêu cực về xã hội, tạo ra cuộc sống "treo" của các hộ dân trong khu quy hoạch.

Việc lấy ý kiến của dân về dự thảo quy hoạch, KHSDĐ gần như chưa được thực hiện, trong khi người dân thực sự có nhu cầu muốn biết quy hoạch phát triển ra sao để có những quyết định riêng đối với mảnh đất của mình. Người dân biết kỹ về phương án QHSDĐ mới có điều kiện để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, tránh được những trường hợp quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ... không phù hợp quy hoạch, cũng như giải quyết tốt những trường hợp quy hoạch "treo". Đây là tác động cơ bản của chính sách quản lý đất đai bằng quy hoạch lên khía cạnh xã hội của quá trình phát triển (Đặng Tiến Sĩ, 2016).

Nói chung, dưới góc độ lý thuyết thì quy hoạch, KHSDĐ có mối tương tác trực tiếp với quá trình phát triển KTXH vì đất đai là yếu tố đầu vào của

các kịch bản phát triển. Chắc chắn, quy hoạch, KHSDĐđược xây dựng hợp lý chỉ có thể có tác động tích cực lên phát triển KTXH. Nhưng do quy hoạch, KHSDĐở nước ta còn một số nhược điểm lớn nên quy hoạch, KHSDĐ có thể gây một số tác động tiêu cực lên cả mặt kinh tế lẫn mặt xã hội như đã phân tích ở trên. Do yêu cầu của hội nhập và hợp tác quốc tế, QHSDĐ của Việt Nam cần nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này để hoàn thiện quy trình và chính sách, tăng khả năng thu hút đầu tư và thích nghi với những định hướng mới của cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)