3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.1. Cơ sở lý luận của đề xuất giải pháp
- Phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các yếu tố bên ngoài là thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, không chỉ trong cả nước mà cả khu vực. Các yếu tố bên trong bao gồm: định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch và thực thi phát triển từng năm cũng như giai đoạn, nguồn lực bên trong, chính sách quản lý chung và các ngành của địa phương…. Trong đó hoạt động của công tác quản lý đất đai được đánh giá là rất quan trọng.
- Công tác quản lý đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên. Trong đó, công tác quy hoạch sử dụng đất; công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là những yếu tố hàng đầu và tác động mạnh đến các mặt của kinh tế và xã hội.
- Trong phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên, có 6 chỉ tiêu quan trọng chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp của công tác quản lý đất đai, đó là: Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; quá trình phát triển cơ sở hạ tầng;
thu hút vốn đầu tư; thu nhập và mức sống của người dân; tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệđói nghèo.
- Mức độ ảnh hưởng của từng công tác quản lý đất đai đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên tương đối khác nhau giữa 3 vùng của thị xã. Vì vậy các đề xuất giải pháp cần được xem xét cho thích hợp giữa các vùng.
3.4.2. Đề xuất giải pháp cụ thể
Trên cơ sở lý luận ở trên và từ đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội cũng như thực trạng công tác quản lý đất đai, phân tích ảnh hưởng của công tác quản lý đất đai, đề tài rút ra các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của quản lý đất đai đến phát triển kinh tế xã hội thị xã Phổ Yên như sau:
- Nâng cao tính khả thi của bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng cách tăng cường công tác điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu quả công tác dự báo, bảo đảm sự tham gia phản biện của các nhà khoa học, tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch.
- Đề cao hoạt động lấy ý kiến nhân dân tham gia đóng góp về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần coi đó là khâu trọng yếu trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật Đất đai cần xác định rõ ràng hơn nữa trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của nhân dân; xác định rõ cách thức xử lý khi đa số nhân dân không đồng tình với phương án quy hoạch sử dụng đất cũng như trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không tổ chức lấy ý kiến nhân dân hoặc lấy ý kiến nhân dân không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, ngoài các căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tốc độ gia tăng dân số, điều kiện tự nhiên, tập quán sử dụng đất của người dân, cần tuân thủđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xem xét đến xu hướng phát triển của khu vực. Như vậy cần làm các dự báo cho dài hạn và ngắn hạn trong thiết kế quy hoạch sử dụng đất.
- Lập quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên các quy định của các văn bản quy phạm chặt chẽ của ngành quản lý đất đai và áp dụng thống nhất văn bản quy phạm của các ngành khác.
- Công tác lập quy hoạch nên đưa ra những mục tiêu mang tính định hướng dựa trên cơ sở thực tế sẽ tìm ra lời giải thích và đưa ra các biện pháp điều chỉnh quy hoạch. Nên điều chỉnh quy hoạch chi tiết hàng năm thay vì 3 – 5 năm như hiện nay thì mới đảm bảo được tính khả thi của bản quy hoạch.
- Để làm tốt công tác quản lý thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần bám sát vào bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để chi tiết hóa các nội dung theo từng năm và kịp thời có những đề xuất điều chỉnh hợp lý.
- Tăng cường trách nhiệm cho cán bộ quản lý quy hoạch và cán bộ thực thi quy hoạch.
- Thực hiện nghiêm minh và minh bạch toàn bộ các khâu trong thực thi quy hoạch sử dụng đất. Đây là vấn đề nan giải nhất hiện nay, nên đòi hỏi các cấp quản lý phải vào cuộc.
- Cần có cơ chế đánh giá, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch để đảm bảo quy hoạch được thực hiện đúng, có giải pháp tháo gỡ những bất cập kịp thời, tránh quy hoạch treo.
- Đối với cả 3 vùng của thị xã, cần nâng cao hiệu quả thực hiện phương án QHSDĐ đểđảm bảo tác động tích cực ở mức độ cao của QHSDĐđến quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển CSHT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Phổ Yên là thị xã có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Phổ Yên có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. Trong giai đoạn 2015 – 2019, phát triển kinh tế xã hội của thị xã đã đạt được những thành tựu lớn và ngày càng có nhiều đột phá.
Qua đánh giá quá trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên cho thấy có 6 chỉ tiêu quan trọng và được thực hiện tốt trong giai đoạn 2015 – 2019. Đó là các chỉ tiêu: Đô thị hóa và công nghiệp hóa; Phát triển cơ sở hạ tầng; Thu hút vốn đầu tư; Thu nhập và mức sống của người dân; Tăng cơ hội việc làm và Giảm tỷ lệ đói nghèo.
- Đánh giá về thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất của thị xã Phổ Yên cho thấy về cơ bản công tác quản lý của địa phương đã thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất được thực hiện đã giúp cho địa phương quản lý đất đai được tốt và có tác động tốt cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác quy hoạch sử dụng đất của thị xã vẫn còn những tồn tại, trong đó đáng chú ý là công tác quy hoạch sử dụng đất còn thiếu tính khả thi.
- Đã đánh giá được ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến 6 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên (Đô thị hóa và công nghiệp hóa; Phát triển cơ sở hạ tầng; Thu hút vốn đầu tư; Thu nhập và mức sống của người dân; Tăng cơ hội việc làm và Giảm tỷ lệ đói nghèo). Kết quả cụ thể:
Công tác quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng mạnh đến quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng ở cả 3 vùng của thị
xã Phổ Yên, với chỉ sốđánh giá đạt 3,68 – 4,02 và mối tương quan ở mức khá với hệ số 0,267 – 0,379. Nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình (hệ số tương quan đạt 0,147 – 0,249) đến 4 chỉ tiêu phát triển xã hội là thu hút VĐT, thu nhập và MSND, tăng cơ hội VL và giảm tỷ lệ ĐN ở cả 3 vùng.
-Để nâng cao nâng cao vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong sự phát triển KTXH của thị xã Phổ Yên cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp:
Cần nâng cao chất lượng phương án QHSDĐ; quản lý thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần bám sát vào bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện nghiêm minh và minh bạch toàn bộ các khâu trong thực thi QHSDĐ.
2. Kiến nghị
- Có thể áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này đối với các vùng có điều kiện tương tự như thị xã Phổ Yên trong việc xây dựng bộ giải pháp về công tác quản lý đất đai.
- Cần có thêm các nghiên cứu ở các địa bàn khác để có thêm cơ sở khẳng định những tác động của công tác quản lý đất đai đến sự phát triển KTXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh (2018), Công tác quản lý, sử dụng đất đai: Cái nhìn tổng quan từ Kiểm toán nhà nước, Báo Kiểm toán số 52/2018, Kiểm toán nhà nước Việt Nam
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm (2015 – 2020).
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT, ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Quy
định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất.
4. Bộ Xây dựng (2019), Quyết định 530/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2019 về việc công nhận thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là
đô thị loại III.
5. Vũ Đình Chuyên (2008), Đô thị hóa - nhân tố tác động mạnh tới quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 2/2017.
6. Chi cục Thống kê Phổ Yên (2016 - 2020), Niên giám thống kê năm 2015 - 2019.
7. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Thu Thùy (2020), Giáo trình Thổ nhưỡng,
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.
8. Nguyễn Hữu Đống và Nguyễn Thành Trung (2019), Nhận thức khái niệm tăng trưởng, phát triển kinh tế và chính sách tái cơ cấu đầu tư công ở
Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Bùi Thanh Hải (2018), Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Lương Văn Hinh, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Quang Thi (2020), Quy hoạch Sử dụng đất đai, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.
11. Nguyễn Thế Hoàn (2020), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
12. Nguyễn Quang Học, Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Thị Tám, Vann Varth, Vũ Thị Thu, Nguyễn Khắc Việt Ba (2011). Đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học đất, số
37/2011.
13. Tôn Gia Huyên (2015), Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập, Tạp chí Khoa học đất 2015.
14. Tôn Gia Huyên (2019), Lý luận về địa chính hiện đại, Dịch và chuyển ngữ từ nghiên cứu của Lý Thừa Gia – Đại học Quốc lập Trung Hưng, Đài Loan.
15. Phùng Văn Nghệ (2018), Công tác quản lý đất đai - những vấn đề đang đặt ra, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 3/2017.
16. Phòng Kinh tế Phổ Yên (2019), Báo cáo kết quả phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 – 2019.
17. Phòng Tài nguyên và Môi trường Phổ Yên (2010), Báo cáo Quy hoạch sử
dụng đất thị xã Phổ Yên, giai đoạn 2010 – 2020.
18. Phòng Tài nguyên và Môi trường Phổ Yên (2019), Báo cáo hiện trạng sử
dụng đất 2010, 2015 – 2019 thị xã Phổ Yên.
19. Phòng Tài nguyên và Môi trường Phổ Yên (2019), Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã Phổ Yên so sánh quy hoạch, giai đoạn 2015 – 2019.
20. Nguyễn Sỹ Phương (2020), Chính sách đất đai ở Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam, Đại học Tổng hợp Leipzig, CHLB Đức.
21. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013. 22. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) cấp quốc gia. 23. Quốc hội (2019), Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11/11/2019 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. 24. Đặng Tiến Sĩ (2016), Nghiên cứu tác động của chính sách đất đai đến sự
phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
25. Đỗ Anh Tài (2008), Giáo trình phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
26. Đỗ Thị Tám và Kha Văn Ót (2014), Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 - 2010 huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học đất, số 43/2014.
27. Nguyễn Xuân Thanh (2021), Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
28. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
29. Nguyễn Trọng Tuấn (2017), Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên Thế giới, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 03/2017.
30. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2019), Một số bất cập trong đấu giá quyền sử
dụng đất ở Quy Nhơn, Sở Tài nguyên và Môi trường Quy Nhơn.
Tài liệu tiếng Anh
31. Christian C. S. & Stewart G. A. (1986), Methodology of integrated surveys In: Aerial Surveys and Integrated Studies. Proceedings of Toulouse Conference. UNESCO natural resources series 6: 233-280.
32. Giridhari S.Paudel and Gopal B.Thapa (2004), Impact of social, institutional and ecological factors on land management practices in mountain watersheds, Applied Geography Volume 24, China
33. Terry, G. (1988), Principles of Management, Homewood III, Irwin.
Tài liệu trên internet
34. Bách khoa toàn thư (2020), Phát triển kinh tế - xã hội, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_kinh_t%E 1%BA%BF
PHỤ LỤC
Thị xã Phổ Yên
Địa chỉ: ... Ngày phỏng vấn: ...
PHIẾU ĐIỀU TRA
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Họ tên người được phỏng vấn: ……... Chức vụ/nhiệm vụ...
Đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ:
Không: Ngắn hạn: Sơ cấp: Trung cấp: Đại học: Chuyên môn được đào tạo:
...
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ XÃ PHỔ YÊN
Mức độđánh giá: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Có thểđồng ý hoặc không
đồng ý;4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý
Công tác quản lý
đất đai
Ông (bà) có đồng ý với những câu hỏi dưới đây?
Mức độđánh giá 1 2 3 4 5 1. Công tác quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
1. Bản QHSDĐđược xây dựng trên cơ sởđầy đủ căn cứ?
2. Bản QHSDĐđược xây dựng trên tinh thần dân chủ? 3. Bản QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) phù hợp thực tế?
4. Bản QHSDĐđược thực hiện theo kế hoạch từng năm? 5. Bản QHSDĐđược điều chỉnh phù hợp theo thời gian? 6. Trình tự và thủ tục thực hiện công tác QHSDĐđược tiến hành tốt?
7. Kết quả thực hiện công tác QHSDĐở mức tốt? 8. Bản QHSDĐ là khả thi?
2. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3. Trình tự, thủ tục thực hiện công tác thu hồi đất tốt? 4. Trình tự, thủ tục thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tốt?
5. Công tác thu hồi đất được thực hiện theo đúng kế
hoạch?
6. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện tốt?
7. Nhu cầu được hỗ trợ và tái định cư ngày càng lớn? 8. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất ngày càng giảm?
Ý kiến khác:
...
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ PHỔ YÊN
Mức độđánh giá: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Có thểđồng ý hoặc