3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên
3.1.3.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2019
Phổ Yên được công nhận là thị xã vào năm 2015 và đến năm 2019 đã được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 530/QĐ-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Xây dựng.
Lãnh đạo thị xã đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, điều hành các phòng ban, cơ quan, địa phương tập trung phát triển kinh tế xã hội và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Theo số liệu thống kê, kết quả phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2019 của thị xã Phổ Yên được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
TT Ngành, lĩnh vực ĐVT Năm
2015 2016 2017 2018 2019
1 Giá trị sản xuất Nghìn tỷđ. 579,1 596,0 631,0 755,2 886,0 1.1 Công nghiệp, xây dựng Nghìn tỷđ. 333,3 338,6 363,3 438,6 517,6 1.2 Thương mại - dịch vụ Nghìn tỷđ. 112,4 119,8 128,3 156,5 186,9 1.3 Nông lâm nghiệp, thủy
sản
Nghìn tỷđ.
133,4 137,6 139,4 160,1 181,5 2 Tăng trưởng kinh tế % 26,7 28,7 31,2 33,8 35,2
Ghi chú: Theo giá so sánh 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 – 2019)
Từ số liệu bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 1015 – 2019 Phổ Yên tổng giá trị sản xuất từ 579,1 nghìn tỷđồng năm 2015 lên 886,0 nghìn tỷ năm 2019.
Trong tăng trưởng giá trị sản xuất, đáng chú ý là tăng trưởng của sản xuất công nghiệp là chủ yếu, đạt 57,55 – 58,42 % của tổng giá trị sản xuất của
thị xã. Còn tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp chỉ có 20,49 – 23,04 % trong tổng giá trị. Đặc biệt, tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng từ 19,41 % năm 2015 lên 21,10 % trong tổng giá trị sản xuất của thị xã.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2015 – 2019 rất cao, từ 26,7 % năm 2015 lên 35,2 % vào năm 2019.
So sánh tăng trưởng kinh tế, qua số liệu tổng giá trị sản xuất qua các năm so sánh với dân số của thị xã ở hình 3.2 cho thấy mức tăng sản xuất hơn hẳn tốc độ tăng dân số.
Hình 3.2. Sự tăng trưởng kinh tế và dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
Về cơ cấu kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2015 – 2019, số liệu bảng
3.2 cho thấy rõ thực trạng phát triển kinh tế của thị xã Phổ Yên theo hướng đô thị hóa.
Cơ cấu kinh tế của thị xã đã đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra là tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông – lâm - thủy sản.
Từ số liệu diễn biến tỷ trọng cơ cấu kinh tế cho thấy:
- Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 57,56 % (năm 2015) lên 58,42% vào năm 2019. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2015 2016 2017 2018 2019 Giá trị sản xuất (Nghìn tỷ) Dân số (Nghìn người)
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2015 2016 2017 2018 2019 Cơ cấu kinh tế (GDP) % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Công nghiệp, xây dựng % 57,56 56,81 57,58 58,08 58,42 2 Dịch vụ - thương mại % 19,41 20,10 20,33 20,72 21,10 3 Nông, lâm, thủy sản % 23,04 23,09 22,09 21,20 20,49
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 – 2019)
- Tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại tăng từ 19,41 % (năm 2015) lên 21,10 % vào năm 2019.
- Tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm rõ, từ 23,04 % (năm 2015) xuống chỉ còn 20,49 % vào năm 2019.
3.1.3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội
a. Đô thị hóa và công nghiệp hóa
•Tình hình chung
Về quá trình công nghiệp hóa, một đặc điểm thuận lợi của Phổ Yên là có vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội và các hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ có thể lưu thông trao đổi hàng hoá dễ dàng giữa các địa phương trong khu vực. Phổ Yên có khả năng phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Số liệu về thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2019 tại bảng 3.3 cho thấy:
Bảng 3.3. Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên
ĐVT: Cơ sở
TT Cơ sở công nghiệp 2010 2015 2016 Năm 2017 2018 2019
2 Ngoài quốc doanh (QD) 2.097 1.889 1.864 1.961 1.934 1.938
2.1 Hợp tác xã 15 15 14 14 14 14
2.2 Doanh nghiệp ngoài QD 28 38 34 34 63 72 2.3 Cá thể 2.054 1.836 1.816 1.913 1.857 1.852
3 Có vốn nước ngoài 2 14 16 16 22 24
Tổng 2.100 1.904 1.881 1.991 1.957 1.963
(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – 2019)
- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp của thị xã đạt xung quanh 2.000, trong đó chủ yếu là các cơ sở ngoài quốc doanh.
- Đáng lưu ý là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua các năm, nếu năm 2010 chỉ có 28 doanh nghiệp thì đến năm 2019 đã tăng lên thành 72 doanh nghiệp.
Thực trạng diện tích đất được cấp của các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 – 2019 (Bảng 3.4) cho thấy với 11 khu công nghiệp thị xã đã cấp 712,8 ha đất.
Bảng 3.4. Thực trạng diện tích đất được cấp của các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019
TT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha)
1 Khu công nghiệp Nam Phổ Yên 97
2 Khu công nghiệp Yên Bình 2 51,2
3 Khu công nghiệp Yên Bình Samsung 190 4 Khu công nghiệp Điềm Thụy 180
5 Khu công nghiệp Yên Bình 1 90
8 Cụm công nghiệp Vân Thượng 47
9 Cụm công nghiệp số 2 Cảng Đa Phúc 30 10 Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc 19,6 11 Cụm công nghiệp Làng nghề Tiên Phong 8
Tổng 712,8
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Phổ Yên)
Kết quả khảo sát từ phiếu điều tra được đánh giá theo thang đo Likert có kết quả tại bảng 3.5 cho thấy:
Có sự khác nhau khá rõ trong đánh giá đối với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của thị xã Phổ Yên, cụ thể:
- Trong đánh giá chung 3 nội dung của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vùng 1 đánh giá chung với chỉ số rất cao 4,28, đạt mức rất tốt. Trong khi vùng 2 và vùng 3 lại chỉđánh giá ở mức tốt, đạt chỉ số 4,00 – 4,16.
- Đánh giá cụ thể từng nội dung của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vùng 1 đánh giá nội dung Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa (CNH) được quan tâm và Kết quả thực hiện quá trình đô thị hóa và CNH tốt đạt ở mức đánh giá rất tốt, chỉ số 4,29 – 4,34. Trong khi đó, cả 2 vùng 2 và 3 đều chỉđánh giá mức độ tốt, chỉ sốđạt 3,94 – 4,17.
Bảng 3.5. Đánh giá quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
TT Vùng Mức độđánh giá Trung bình chung Quá trình ĐTH và CNH được quan tâm Trình tự và thủ tục thực hiện quá trình ĐTH và CNH phù hợp Kết quả thực hiện quá trình ĐTH và CNH tốt 1 Vùng 1 4,29 4,19 4,34 4,28 2 Vùng 2 4,17 4,14 4,17 4,16 3 Vùng 3 4,01 4,05 3,94 4,00
Ghi chú: 1,00 - 1,79: Hoàn toàn không tốt 1,80 - 2,59: Không tốt
2,60 - 3,39: Tốt trung bình 3,40 - 4,19: Tốt
Như vậy, cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2015 – 2019 là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt tốt.
b. Phát triển cơ sở hạ tầng
• Tình hình chung
Trong những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng của thị xã đã được đầu tư mạnh mẽ. Cùng với nhiều dự án phát triển kinh tế được đầu tư như các khu công nghiệp Sam Sung, Điềm Thụy,…Các cơ sở y tế, giáo dục, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư hạ tầng vật chất và trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu của người dân. Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách được duy trì tốt ở tất cả các luồng tuyến; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3, cụm cảng Đa Phúc) tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc lưu thông và phát triển kinh tế xã hội của thị xã.
Thị xã Phổ Yên còn là điểm nút giao lưu, thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực: có đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Cạn, cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, cụm cảng Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên. Ngoài ra, Phổ Yên kết nối rất thuận tiện với các công trình giao thông quốc gia như Sân bay Nội Bài (20km), hành lang kinh tế xuyên Á (Cao tốc Lao Cai – Hà Nội - Quảng Ninh), Quốc lộ 37....
Thực trạng cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên đến năm 2019 được tổng hợp tại bảng 3.6 cho thấy:
Bảng 3.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên đến năm 2019
TT Hạng mục ĐVT Kết
quả Ghi chú
1 Đường giao thông liên tỉnh
Đườn g
3 Cao tốc TN-HN, QL3, TL.261
2 Đường giao thông nông thôn
Km 720 Nâng cấp và làm mới 3 Đê, kênh, trạm bơm và
hồđập
Dự án 100 Tưới 7.600ha đất SX nông nghiệp
4 Xã đạt nông thôn mới Xã 14 Đạt 100 % số xã của thị xã 5 Điện lưới % 100 100 % địa phương sử dụng
điện lưới
6 Trường học theo yêu cầu % 100 100 % trường học đạt chuẩn 7 Cơ sở y tế, khám chữa bệnh Cơ sở 23 5 bệnh viện, TT và 18 trạm y tế 8 Cơ sở TDTT, nhà văn hóa Cơ sở 267 6 Cơ sở TDTT, 261 nhà văn hóa
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên )
Có tới 8 hạng mục cơ sở hạ tầng của thị xã đều đạt kết quả tốt. Các tiêu chí về “điện, đường, trường, trạm” đều đạt yêu cầu. Đặc biệt, có 100 % số xã của thị xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Như vậy, có thể thấy cở sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên đã có sự đầu tư thích đáng, đáp ứng được tiêu chuẩn của một thị xã và tiến tới thành lập thành phố.
•Đánh giá công tác phát triển cơ sở hạ tầng
Kết quả phân tích 309 phiếu điều tra tại 9 xã phường của 3 vùng thị xã tại bảng 3.7 cho thấy:
Có sự khác nhau khá rõ trong đánh giá đối với công tác phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên, cụ thể:
- Trong đánh giá chung 3 nội dung của công tác phát triển cơ sở hạ tầng, vùng 1 đánh giá chung với chỉ số rất cao 4,20, đạt mức rất tốt. Trong khi vùng 2 và vùng 3 lại chỉđánh giá ở mức tốt, đạt chỉ số 4,04 – 4,11.
- Đánh giá cụ thể từng nội dung của công tác phát triển cơ sở hạ tầng, vùng 1 đánh giá nội dung Công tác phát triển cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng đạt ở mức đánh giá rất tốt, chỉ số là 4,27. Trong khi đó, vùng 2 và 3 đều chỉđánh giá mức độ tốt, chỉ sốđạt 4,09 – 4,13.
Bảng 3.7. Đánh giá công tác phát triển cơ sở hạ tầng
TT Vùng Mức độđánh giá Trung bình chung Công tác phát triển cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng Trình tự và thủ tục thực hiện việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp Kết quả thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng tốt 1 Vùng 1 4,27 4,19 4,14 4,20 2 Vùng 2 4,13 4,14 4,08 4,11 3 Vùng 3 4,09 4,02 4,01 4,04
Ghi chú: 1,00 - 1,79: Hoàn toàn không tốt 1,80 - 2,59: Không tốt
2,60 - 3,39: Tốt trung bình 3,40 - 4,19: Tốt
4,20 - 5,00: Rất tốt.
Như vậy, cho thấy công tác phát triển cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2015 – 2019 là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt tốt.
c. Công tác thu hút vốn đầu tư
Phổ Yên là địa phương đạt thành tựu lớn trong việc thu hút các dự án đặc biệt, dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình.
Cùng với đó, Phổ Yên tập trung quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia, hỗ trợ sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa đi đôi với bảo vệ môi trường như KCN Yên Bình mở rộng, KCN Điềm Thụy, KCN Nam Phổ Yên, Dự án đường vành đai 5....
Tổng hợp về nguồn đầu tư trong nước, số liệu bảng 3.8 cho thấy:
Bảng 3.8. Dự án đầu tư thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019 ĐVT: Tr.đồng TT Loại dự án đầu tư Năm 2015 2016 2017 2018 2019 1 Dự án đầu tư vốn trung ương 13.125 12.142,2 11.852 9.683 8.752 2 Dự án đầu tư vốn tỉnh 23.980 25.415 68.255 50.447 53.256 3 Dự án đầu tư vốn thị xã 120.050 119.151 113.812 81.105 77.595 Tổng 157.155 156.708 193.919 141.235 139.603
(Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên )
Các dự án đầu tư vốn của thị xã là rất lớn, tiếp sau là nguồn đầu tư của tỉnh. Còn vốn đầu tư của trung ương chỉ khoảng 9 – 10 tỷ/năm.
• Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư
Kết quả đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư từ ý kiến của người dân và các tổ chức tại bảng 3.9 cho thấy:
Không có sự khác nhau trong đánh giá đối với công tác thu hút vốn đầu tư của thị xã Phổ Yên, cụ thể:
- Trong đánh giá chung 3 nội dung của công tác thu hút vốn đầu tư, cả 3 vùng đều đánh giá chung đạt mức tốt với chỉ số 3,65 – 3,85. Nhưng vùng 1
đánh giá ở chỉ số cao hơn 2 vùng còn lại. Đặc biệt vùng 3 là đánh giá với chỉ số đạt tốt nhưng thấp nhất. Điều này phản ánh tính khách quan của chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư, các địa phương vùng 3 và 2 đã tiếp nhận được ít các nguồn đầu tư.
Bảng 3.9. Đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư
TT Vùng Mức độđánh giá Trung bình chung Thu hút vốn đầu tư cho phát triển là nhiệm vụ quan trọng Trình tự và thủ tục thu hút vốn đầu tư cho phát triển phù hợp Kết quả thực hiện thu hút vốn đầu tư cho phát triển tốt 1 Vùng 1 3,85 3,87 3,82 3,85 2 Vùng 2 3,83 3,70 3,60 3,71 3 Vùng 3 3,73 3,70 3,53 3,65
Ghi chú: 1,00 - 1,79: Hoàn toàn không tốt 1,80 - 2,59: Không tốt
2,60 - 3,39: Tốt trung bình 3,40 - 4,19: Tốt
4,20 - 5,00: Rất tốt.
- Đánh giá cụ thể từng nội dung của công tác thu hút vốn đầu tư, cả 3 vùng đều đánh giá các nội dung đạt ở mức tốt, nhưng nằm về phía cận dưới của tiêu chí đánh giá.
Như vậy, cho thấy công tác thu hút vốn đầu tư của thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2015 – 2019 là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt khá tốt.
d. Thu nhập và mức sống của người dân
•Tình hình chung
- Số liệu thống kê tại bảng 3.10 cho thấy thực trạng dân số của thị xã từ