Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4. Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Từ việc nghiên cứu tổng quan tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra một số nhận xét:

- Quản lý đất đai là công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào nguồn lực đất đai nhằm thực hiện các mục tiêu được đặt ra. Quản lý đất đai là một bộ phận trong hệ thống chính sách phát triển KTXH của đất nước. Đó là các phương thức hành động, bao gồm cả Hiến pháp, Luật, văn bản dưới luật, các quy định và biện pháp được cơ quan nhà nước ban hành và thực hiện nhằm chi phối cấu trúc, quan hệ và sự vận hành của đất đai trong thực tiễn để khai thác đất đai một cách hợp lí, có hiệu quả với những điều kiện nhất định và trong những thời hạn nhất định. Muốn sử dụng đất có hiệu quả phải tuân thủ các quy luật vận động của yếu tốđất đai trong các hoạt động KTXH.

- Các nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác quản lý đất đai ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội cho thấy: Quản lý đất đai là một trong các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Sự tác động này nhiều ít phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động cũng như từng giai đoạn khác nhau. Thực tế cho thấy cùng với tiến trình phát triển của xã hội, các hoạt động quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Từ những vấn đề rút ra ở trên, cho thấy theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở xem xét mối quan hệ tác động đa chiều giữa quản lý đất đai với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; giữa tiềm năng đất đai với với khả năng khai thác; giữa sử dụng đất đai với quản lý đất đai trong mối tương quan với các nguồn lực khác đểđảm bảo cho sự phát triển bền vững của một vùng lãnh thổ là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài "Đánh giá nh hưởng ca công tác quy hoch s dng đất đến mt s ch tiêu phát trin kinh tế xã hi ti th Ph Yên tnh Thái Nguyên, giai đon 2015 - 2019” đã được thực hiện là có ý nghĩa thiết thực.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

- Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên. - Phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi không gian: trong phạm vi địa giới hành chính thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện từ 2016 - 2019.

2.2. Nội dung thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá điu kin t nhiên và thc trng phát trin kinh tế xã hi th xã Ph Yên th xã Ph Yên

- Điều kiện tự nhiên. - Thực trạng môi trường.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Đánh giá thc trng công tác quy hoch s dng đất trên địa bàn thxã Ph Yên, tnh Thái Nguyên xã Ph Yên, tnh Thái Nguyên

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thực trạng thực hiện kế hoạch sử dụng đất. - Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Đánh giá của người sử dụng đất về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

2.2.3. Đánh giá nh hưởng ca công tác quy hoch s dng đất đến phát trin kinh tế xã hi ca th xã Ph Yên, tnh Thái Nguyên trin kinh tế xã hi ca th xã Ph Yên, tnh Thái Nguyên

- Tại vùng 2. - Tại vùng 3.

- Tổng hợp ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên.

2.2.4. Mt s gii pháp nhm phát huy nh hưởng tích cc ca quy hoch s dng đất đến phát trin kinh tế xã hi th xã Ph Yên, tnh Thái Nguyên s dng đất đến phát trin kinh tế xã hi th xã Ph Yên, tnh Thái Nguyên

- Cơ sở lý luận của đề xuất giải pháp. - Đề xuất giải pháp cụ thể.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu, tài liu th cp

- Nội dung số liệu, tài liệu cần điều tra thu thập:

+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng môi trường của thị xã Phổ Yên

+ Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2019

+ Thực trạng công tác quản lý đất đai của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2019

+ Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của thị xã giai đoạn 2010 - 2019 + Các số liệu tài liệu liên quan đề tài khác…

- Nơi cần điều tra thu thập:

+ Tại cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê…

+ Tại thị xã: Các cơ quan hành chính, các phòng ban (phòng Kinh tế, Ban Quản lý các khu kinh tế, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Thống kê, Văn phòng UBND… ).

+ Tại các xã, phường, thị trấn: UBND, cán bộđịa chính.

+ Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài được thu thập từ thư viện, các trung tâm nghiên cứu và trên mạng internet.

2.3.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu sơ cp

2.3.3.1. Chọn mẫu điều tra

– Điều tra thu thập số liệu sơ cấp là số liệu điều tra thu thập trực tiếp, ban đầu từđối tượng nghiên cứu.

- Nội dung điều tra :

+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng môi trường của thị xã Phổ Yên

+ Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý đất đai của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2019

+ Các số liệu tài liệu liên quan đề tài khác…

- Tiêu chí chọn các hộđiều tra được phân thành 3 vùng như sau:

+ Vùng 1 (Vùng trung tâm): Nơi đây có các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của thị xã. Tại vùng này, kinh tế phát triển mạnh và ổn định. Vùng 1 bao gồm 4 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến, Bắc Sơn và 1 xã: Nam Tiến. Vùng 1 chọn 3 phường là Ba Hàng, Bãi Bông và Đồng Tiến.

+ Vùng 2 (Vùng cận trung tâm): Là vùng quy hoạch phát triển. Hiện tại, nơi đây phát triển ở mức độ trung bình. Theo quy hoạch đây là vùng có nhiều dự án đầu tư trọng điểm phát triển khu kinh tế của Phổ Yên. Vùng này chủ yếu các xã nằm trong các khu công nghiệp, bao gồm 7 xã: Hồng Tiến, Trung Thành, Tiên Phong, Đông Cao, Tan Phú, Tân Hương, Thuận Thành. Vùng 2 chọn 3 xã là Hồng Tiến, Trung Thành và Tiên Phong.

+ Vùng 3 (Vùng ngoại ô): Là vùng phát triển kinh tế xã hội theo hướng nông nghiệp, sinh thái. Vùng này bao gồm 6 xã: Thành Công, Phúc Thuận, Phúc Tân, Vạn Phái, Minh Đức, Đắc Sơn. Vùng 3 chọn 3 xã là Thành Công, Vạn Phái và Phúc Thuận.

- Số lượng mẫu điều tra:

+ Mỗi xã phường chọn 3 thôn/tổ tiêu biểu đại diện cho địa phương, tổng số hộ của 27 thôn/tổ của 9 xã phường là 1.350 hộ.

Thanh Lộc, 2010), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau: N

n = --- 1 + N.e2

Trong đó:

n: Dung lượng mẫu điều tra

N: Tổng số hộ/tổ chức nằm trong vùng điều tra; n: số hộđại diện e: Độ tin cậy 95 % (Sai số cho phép, thường lấy bằng 0,05)

Áp dụng công thức Slovin, từ số lượng 1.350 hộ của 27 thôn/tổ của 9 xã phường, tính toán được tổng số mẫu cần điều tra là 308,5714. Làm tròn là 309 mẫu – 309 phiếu điều tra.

Trên cơ sở số mẫu cần điều tra như đã xác định ở trên, mỗi vùng lựa chọn điều tra 103 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng.

2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên các phần mềm SPSS và Excel.

- Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu điều tra xã hội học của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Cụ thể ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 cho phân tích số liệu điều tra xã hội học. Áp dụng cho phân tích số liệu điều tra từ 309 phiếu theo thang đo Likert đểđánh giá kết quả nghiên cứu (Đỗ Anh Tài, 2008).

- Đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ:

+ Hoàn toàn không đồng ý/rất ít quan tâm/rất kém/rất nhỏ/rất thấp/rất yếu: 1

+ Không đồng ý/ít quan tâm/kém/nhỏ/thấp/yếu: 2 + Phân vân/trung bình/bình thường: 3

+ Đồng ý/quan tâm/tốt/lớn/cao: 4

- Từ thang đo Likert, phân cấp đánh giá cụ thể cho 5 cấp như sau: 1,00 - 1,79: Rất thấp 1,80 - 2,59: Thấp 2,60 - 3,39: Trung bình 3,40 - 4,19: Cao 4,20 - 5,00: Rất cao.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế xã hội thị xã Phổ Yên thị xã Phổ Yên

3.1.1. Đ#ều k#ện tự nh#ên thị xã Phổ Yên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phổ Yên được thành lập năm 2015 từ huyện Phổ Yên, có vị trí địa lý trung gian giữa Hà Nội và thành phố Thái Nguyên (UBND thị xã Phổ Yên, 2020).

Thị xã Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công về phía Bắc. - Phía Nam giáp Thủđô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.

- Giáp huyện Phú Bình về phía Đông.

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Phổ Yên thuộc vùng trung du chuyển tiếp lên miền núi. của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của Phổ Yên chủ yếu với độ cao trung bình 8 – 15 m so với mực nước biển, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây gồm 3 xã, 1 phường, là vùng núi của thị xã địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 – 300 m.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy:

- Nhiệt độ bình quân năm 23,5oC, cao nhất là 36,8oC (tháng 6), thấp nhất là 8,8oC (tháng 12).

- Lượng mưa bình quân năm 1.321 mm, cao nhất là 1.780 mm (tập trung vào tháng 6,7,8), thấp nhất là 912 mm (tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1).

- Độẩm không khí bình quân năm đạt 81,9 %, cao nhất là 85 % và thấp nhất là 77 % vào tháng 12.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích của thị xã là 25.886,90 ha, theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã huyện Phổ Yên có các loại đất chính sau:

- Đất bạc màu, chiếm khoảng 2 % diện tích tự nhiên. - Đất đỏ vàng, chiếm khoảng 62 % diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ thung lũng, chiếm khoảng 1 % diện tích tự nhiên. b. Tài nguyên nước

Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt.

Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của thị xã. Sông Công chảy qua thị xã Phổ Yên chia thị xã thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13 m, độ dốc lưu vực 27,3 %, độ dốc lòng sông 1,03 %.

Hệ thống sông Cầu chảy qua thị xã khoảng 17,5 km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc địa giới phía Đông, giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.

Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận thị xã, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của thị xã là 704,1 ha.

c. Tài nguyên rừng

Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây của thị xã. Diện tích rừng của thị xã tính đến ngày 31/12/2019 là 6.643,91 ha, chiếm 25,67 % diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất, chiếm 4.249,27 ha.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Phổ yên nghèo nàn, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn thị xã có mỏ vàng ở xã Thành Công, mỏ đất sét Hộ Sơn ở xã Nam Tiến, mỏ sét Tam Sơn ở xã Đắc Sơn. Ngoài ra, còn một số nơi sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng không lớn.

e. Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê năm 2019 dân số Phổ Yên là 193.834 người, với 37.300 hộ cư trú ở 4 phường và 14 xã. Mật độ dân số là 749 người/km2. Chủ yếu là dân tộc Kinh.

3.1.2. Thc trng môi trường

3.1.2.1. Môi trường nước

- Nguồn nước mặt tại các sông hồ có dấu hiệu ô nhiễm và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân ô nhiễm là tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ ra các sông hồ.

- Nguồn nước ngầm: kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nguồn nước các giếng khoan và giếng khơi đều đảm bảo các chỉ tiêu quy định của TCVN 5944-1995, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

3.1.2.2. Môi trường không khí

Không khí trên địa bàn thị xã Phổ Yên tương đối sạch, các chỉ tiêu về nồng độ trung bình của bụi và các khí độc CO, SO2, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, ở một số khu vực tập trung sản xuất công nghiệp không khí cũng bắt đầu bị ô nhiễm.

3.1.2.3. Môi trường đất

- Hiện tượng xói mòn rửa trôi vùng đồi núi do thảm thực vật còn nghèo, dẫn đến đất nghèo dinh dưỡng, độc tố trong đất xuất hiện, làm mất cân bằng sinh thái.

- Sử dụng phân bón, nhất là phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách, bón quá mức làm cho đất bị nhiễm độc và chai cứng, vi sinh vật thủy sinh có lợi bị tiêu diệt. Ngoài ra, còn để dư lượng trên sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.3. Đánh giá thc trng phát trin kinh tế xã hi ca th xã Ph Yên

3.1.3.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2019

Phổ Yên được công nhận là thị xã vào năm 2015 và đến năm 2019 đã được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 530/QĐ-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Xây dựng.

Lãnh đạo thị xã đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, điều hành các phòng ban, cơ quan, địa phương tập trung

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)