Phương pháp điềutra thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Phương pháp điềutra thu thập số liệu sơ cấp

2.3.3.1. Chọn mẫu điều tra

– Điều tra thu thập số liệu sơ cấp là số liệu điều tra thu thập trực tiếp, ban đầu từđối tượng nghiên cứu.

- Nội dung điều tra :

+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng môi trường của thị xã Phổ Yên

+ Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý đất đai của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2019

+ Các số liệu tài liệu liên quan đề tài khác…

- Tiêu chí chọn các hộđiều tra được phân thành 3 vùng như sau:

+ Vùng 1 (Vùng trung tâm): Nơi đây có các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của thị xã. Tại vùng này, kinh tế phát triển mạnh và ổn định. Vùng 1 bao gồm 4 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến, Bắc Sơn và 1 xã: Nam Tiến. Vùng 1 chọn 3 phường là Ba Hàng, Bãi Bông và Đồng Tiến.

+ Vùng 2 (Vùng cận trung tâm): Là vùng quy hoạch phát triển. Hiện tại, nơi đây phát triển ở mức độ trung bình. Theo quy hoạch đây là vùng có nhiều dự án đầu tư trọng điểm phát triển khu kinh tế của Phổ Yên. Vùng này chủ yếu các xã nằm trong các khu công nghiệp, bao gồm 7 xã: Hồng Tiến, Trung Thành, Tiên Phong, Đông Cao, Tan Phú, Tân Hương, Thuận Thành. Vùng 2 chọn 3 xã là Hồng Tiến, Trung Thành và Tiên Phong.

+ Vùng 3 (Vùng ngoại ô): Là vùng phát triển kinh tế xã hội theo hướng nông nghiệp, sinh thái. Vùng này bao gồm 6 xã: Thành Công, Phúc Thuận, Phúc Tân, Vạn Phái, Minh Đức, Đắc Sơn. Vùng 3 chọn 3 xã là Thành Công, Vạn Phái và Phúc Thuận.

- Số lượng mẫu điều tra:

+ Mỗi xã phường chọn 3 thôn/tổ tiêu biểu đại diện cho địa phương, tổng số hộ của 27 thôn/tổ của 9 xã phường là 1.350 hộ.

Thanh Lộc, 2010), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau: N

n = --- 1 + N.e2

Trong đó:

n: Dung lượng mẫu điều tra

N: Tổng số hộ/tổ chức nằm trong vùng điều tra; n: số hộđại diện e: Độ tin cậy 95 % (Sai số cho phép, thường lấy bằng 0,05)

Áp dụng công thức Slovin, từ số lượng 1.350 hộ của 27 thôn/tổ của 9 xã phường, tính toán được tổng số mẫu cần điều tra là 308,5714. Làm tròn là 309 mẫu – 309 phiếu điều tra.

Trên cơ sở số mẫu cần điều tra như đã xác định ở trên, mỗi vùng lựa chọn điều tra 103 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng.

2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả

- Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê toán học trên các phần mềm SPSS và Excel.

- Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu điều tra xã hội học của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Cụ thể ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 cho phân tích số liệu điều tra xã hội học. Áp dụng cho phân tích số liệu điều tra từ 309 phiếu theo thang đo Likert đểđánh giá kết quả nghiên cứu (Đỗ Anh Tài, 2008).

- Đánh giá theo thang đo Likert 5 cấp độ:

+ Hoàn toàn không đồng ý/rất ít quan tâm/rất kém/rất nhỏ/rất thấp/rất yếu: 1

+ Không đồng ý/ít quan tâm/kém/nhỏ/thấp/yếu: 2 + Phân vân/trung bình/bình thường: 3

+ Đồng ý/quan tâm/tốt/lớn/cao: 4

- Từ thang đo Likert, phân cấp đánh giá cụ thể cho 5 cấp như sau: 1,00 - 1,79: Rất thấp 1,80 - 2,59: Thấp 2,60 - 3,39: Trung bình 3,40 - 4,19: Cao 4,20 - 5,00: Rất cao.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)