Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế xã hội thị xã

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế xã hội thị xã

thị xã Phổ Yên

3.1.1. Đ#ều k#ện tự nh#ên thị xã Phổ Yên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phổ Yên được thành lập năm 2015 từ huyện Phổ Yên, có vị trí địa lý trung gian giữa Hà Nội và thành phố Thái Nguyên (UBND thị xã Phổ Yên, 2020).

Thị xã Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công về phía Bắc. - Phía Nam giáp Thủđô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.

- Giáp huyện Phú Bình về phía Đông.

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Phổ Yên thuộc vùng trung du chuyển tiếp lên miền núi. của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của Phổ Yên chủ yếu với độ cao trung bình 8 – 15 m so với mực nước biển, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây gồm 3 xã, 1 phường, là vùng núi của thị xã địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200 – 300 m.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy:

- Nhiệt độ bình quân năm 23,5oC, cao nhất là 36,8oC (tháng 6), thấp nhất là 8,8oC (tháng 12).

- Lượng mưa bình quân năm 1.321 mm, cao nhất là 1.780 mm (tập trung vào tháng 6,7,8), thấp nhất là 912 mm (tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1).

- Độẩm không khí bình quân năm đạt 81,9 %, cao nhất là 85 % và thấp nhất là 77 % vào tháng 12.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích của thị xã là 25.886,90 ha, theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã huyện Phổ Yên có các loại đất chính sau:

- Đất bạc màu, chiếm khoảng 2 % diện tích tự nhiên. - Đất đỏ vàng, chiếm khoảng 62 % diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ thung lũng, chiếm khoảng 1 % diện tích tự nhiên. b. Tài nguyên nước

Phổ Yên có hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc chủ động trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp và sinh hoạt.

Phổ Yên có 2 hệ thống sông: Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng cao và vùng giữa của thị xã. Sông Công chảy qua thị xã Phổ Yên chia thị xã thành hai khu vực khác biệt về địa hình. Lòng sông có chiều rộng trung bình 13 m, độ dốc lưu vực 27,3 %, độ dốc lòng sông 1,03 %.

Hệ thống sông Cầu chảy qua thị xã khoảng 17,5 km, cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng. Sông chảy dọc địa giới phía Đông, giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.

Ngoài hai con sông chính chảy qua địa phận thị xã, còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của thị xã là 704,1 ha.

c. Tài nguyên rừng

Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung ở các xã phía Tây của thị xã. Diện tích rừng của thị xã tính đến ngày 31/12/2019 là 6.643,91 ha, chiếm 25,67 % diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất, chiếm 4.249,27 ha.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Phổ yên nghèo nàn, theo kết quả thăm dò địa chất, trên địa bàn thị xã có mỏ vàng ở xã Thành Công, mỏ đất sét Hộ Sơn ở xã Nam Tiến, mỏ sét Tam Sơn ở xã Đắc Sơn. Ngoài ra, còn một số nơi sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng không lớn.

e. Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê năm 2019 dân số Phổ Yên là 193.834 người, với 37.300 hộ cư trú ở 4 phường và 14 xã. Mật độ dân số là 749 người/km2. Chủ yếu là dân tộc Kinh.

3.1.2. Thc trng môi trường

3.1.2.1. Môi trường nước

- Nguồn nước mặt tại các sông hồ có dấu hiệu ô nhiễm và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân ô nhiễm là tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đổ ra các sông hồ.

- Nguồn nước ngầm: kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nguồn nước các giếng khoan và giếng khơi đều đảm bảo các chỉ tiêu quy định của TCVN 5944-1995, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

3.1.2.2. Môi trường không khí

Không khí trên địa bàn thị xã Phổ Yên tương đối sạch, các chỉ tiêu về nồng độ trung bình của bụi và các khí độc CO, SO2, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, ở một số khu vực tập trung sản xuất công nghiệp không khí cũng bắt đầu bị ô nhiễm.

3.1.2.3. Môi trường đất

- Hiện tượng xói mòn rửa trôi vùng đồi núi do thảm thực vật còn nghèo, dẫn đến đất nghèo dinh dưỡng, độc tố trong đất xuất hiện, làm mất cân bằng sinh thái.

- Sử dụng phân bón, nhất là phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách, bón quá mức làm cho đất bị nhiễm độc và chai cứng, vi sinh vật thủy sinh có lợi bị tiêu diệt. Ngoài ra, còn để dư lượng trên sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng (Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.3. Đánh giá thc trng phát trin kinh tế xã hi ca th xã Ph Yên

3.1.3.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2019

Phổ Yên được công nhận là thị xã vào năm 2015 và đến năm 2019 đã được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 530/QĐ-BXD ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Xây dựng.

Lãnh đạo thị xã đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, điều hành các phòng ban, cơ quan, địa phương tập trung phát triển kinh tế xã hội và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.

Theo số liệu thống kê, kết quả phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2019 của thị xã Phổ Yên được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019

TT Ngành, lĩnh vực ĐVT Năm

2015 2016 2017 2018 2019

1 Giá trị sản xuất Nghìn tỷđ. 579,1 596,0 631,0 755,2 886,0 1.1 Công nghiệp, xây dựng Nghìn tỷđ. 333,3 338,6 363,3 438,6 517,6 1.2 Thương mại - dịch vụ Nghìn tỷđ. 112,4 119,8 128,3 156,5 186,9 1.3 Nông lâm nghiệp, thủy

sản

Nghìn tỷđ.

133,4 137,6 139,4 160,1 181,5 2 Tăng trưởng kinh tế % 26,7 28,7 31,2 33,8 35,2

Ghi chú: Theo giá so sánh 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 – 2019)

Từ số liệu bảng 3.1 cho thấy giai đoạn 1015 – 2019 Phổ Yên tổng giá trị sản xuất từ 579,1 nghìn tỷđồng năm 2015 lên 886,0 nghìn tỷ năm 2019.

Trong tăng trưởng giá trị sản xuất, đáng chú ý là tăng trưởng của sản xuất công nghiệp là chủ yếu, đạt 57,55 – 58,42 % của tổng giá trị sản xuất của

thị xã. Còn tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp chỉ có 20,49 – 23,04 % trong tổng giá trị. Đặc biệt, tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng từ 19,41 % năm 2015 lên 21,10 % trong tổng giá trị sản xuất của thị xã.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2015 – 2019 rất cao, từ 26,7 % năm 2015 lên 35,2 % vào năm 2019.

So sánh tăng trưởng kinh tế, qua số liệu tổng giá trị sản xuất qua các năm so sánh với dân số của thị xã ở hình 3.2 cho thấy mức tăng sản xuất hơn hẳn tốc độ tăng dân số.

Hình 3.2. Sự tăng trưởng kinh tế và dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019

Về cơ cấu kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2015 – 2019, số liệu bảng

3.2 cho thấy rõ thực trạng phát triển kinh tế của thị xã Phổ Yên theo hướng đô thị hóa.

Cơ cấu kinh tế của thị xã đã đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra là tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông – lâm - thủy sản.

Từ số liệu diễn biến tỷ trọng cơ cấu kinh tế cho thấy:

- Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 57,56 % (năm 2015) lên 58,42% vào năm 2019. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2015 2016 2017 2018 2019 Giá trị sản xuất (Nghìn tỷ) Dân số (Nghìn người)

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015 2016 2017 2018 2019 Cơ cấu kinh tế (GDP) % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Công nghiệp, xây dựng % 57,56 56,81 57,58 58,08 58,42 2 Dịch vụ - thương mại % 19,41 20,10 20,33 20,72 21,10 3 Nông, lâm, thủy sản % 23,04 23,09 22,09 21,20 20,49

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 – 2019)

- Tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại tăng từ 19,41 % (năm 2015) lên 21,10 % vào năm 2019.

- Tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm rõ, từ 23,04 % (năm 2015) xuống chỉ còn 20,49 % vào năm 2019.

3.1.3.2. Đánh giá một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội

a. Đô th hóa và công nghip hóa

Tình hình chung

Về quá trình công nghiệp hóa, một đặc điểm thuận lợi của Phổ Yên là có vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội và các hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ có thể lưu thông trao đổi hàng hoá dễ dàng giữa các địa phương trong khu vực. Phổ Yên có khả năng phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Số liệu về thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 – 2019 tại bảng 3.3 cho thấy:

Bảng 3.3. Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên

ĐVT: Cơ sở

TT Cơ sở công nghiệp 2010 2015 2016 Năm 2017 2018 2019

2 Ngoài quốc doanh (QD) 2.097 1.889 1.864 1.961 1.934 1.938

2.1 Hợp tác xã 15 15 14 14 14 14

2.2 Doanh nghiệp ngoài QD 28 38 34 34 63 72 2.3 Cá thể 2.054 1.836 1.816 1.913 1.857 1.852

3 Có vốn nước ngoài 2 14 16 16 22 24

Tổng 2.100 1.904 1.881 1.991 1.957 1.963

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – 2019)

- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp của thị xã đạt xung quanh 2.000, trong đó chủ yếu là các cơ sở ngoài quốc doanh.

- Đáng lưu ý là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua các năm, nếu năm 2010 chỉ có 28 doanh nghiệp thì đến năm 2019 đã tăng lên thành 72 doanh nghiệp.

Thực trạng diện tích đất được cấp của các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 – 2019 (Bảng 3.4) cho thấy với 11 khu công nghiệp thị xã đã cấp 712,8 ha đất.

Bảng 3.4. Thực trạng diện tích đất được cấp của các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2015 - 2019

TT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha)

1 Khu công nghiệp Nam Phổ Yên 97

2 Khu công nghiệp Yên Bình 2 51,2

3 Khu công nghiệp Yên Bình Samsung 190 4 Khu công nghiệp Điềm Thụy 180

5 Khu công nghiệp Yên Bình 1 90

8 Cụm công nghiệp Vân Thượng 47

9 Cụm công nghiệp số 2 Cảng Đa Phúc 30 10 Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc 19,6 11 Cụm công nghiệp Làng nghề Tiên Phong 8

Tổng 712,8

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Phổ Yên)

Kết quả khảo sát từ phiếu điều tra được đánh giá theo thang đo Likert có kết quả tại bảng 3.5 cho thấy:

Có sự khác nhau khá rõ trong đánh giá đối với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của thị xã Phổ Yên, cụ thể:

- Trong đánh giá chung 3 nội dung của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vùng 1 đánh giá chung với chỉ số rất cao 4,28, đạt mức rất tốt. Trong khi vùng 2 và vùng 3 lại chỉđánh giá ở mức tốt, đạt chỉ số 4,00 – 4,16.

- Đánh giá cụ thể từng nội dung của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vùng 1 đánh giá nội dung Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa (CNH) được quan tâm và Kết quả thực hiện quá trình đô thị hóa và CNH tốt đạt ở mức đánh giá rất tốt, chỉ số 4,29 – 4,34. Trong khi đó, cả 2 vùng 2 và 3 đều chỉđánh giá mức độ tốt, chỉ sốđạt 3,94 – 4,17.

Bảng 3.5. Đánh giá quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

TT Vùng Mức độđánh giá Trung bình chung Quá trình ĐTH và CNH được quan tâm Trình tự và thủ tục thực hiện quá trình ĐTH và CNH phù hợp Kết quả thực hiện quá trình ĐTH và CNH tốt 1 Vùng 1 4,29 4,19 4,34 4,28 2 Vùng 2 4,17 4,14 4,17 4,16 3 Vùng 3 4,01 4,05 3,94 4,00

Ghi chú: 1,00 - 1,79: Hoàn toàn không tốt 1,80 - 2,59: Không tốt

2,60 - 3,39: Tốt trung bình 3,40 - 4,19: Tốt

Như vậy, cho thấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2015 – 2019 là một chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt tốt.

b. Phát trin cơ s h tng

Tình hình chung

Trong những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng của thị xã đã được đầu tư mạnh mẽ. Cùng với nhiều dự án phát triển kinh tế được đầu tư như các khu công nghiệp Sam Sung, Điềm Thụy,…Các cơ sở y tế, giáo dục, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư hạ tầng vật chất và trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu của người dân. Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách được duy trì tốt ở tất cả các luồng tuyến; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3, cụm cảng Đa Phúc) tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc lưu thông và phát triển kinh tế xã hội của thị xã.

Thị xã Phổ Yên còn là điểm nút giao lưu, thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực: có đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Cạn, cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, cụm cảng Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên. Ngoài ra, Phổ Yên kết nối rất thuận tiện với các công trình giao thông quốc gia như Sân bay Nội Bài (20km), hành lang kinh tế xuyên Á (Cao tốc Lao Cai – Hà Nội - Quảng Ninh), Quốc lộ 37....

Thực trạng cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên đến năm 2019 được tổng hợp tại bảng 3.6 cho thấy:

Bảng 3.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng của thị xã Phổ Yên đến năm 2019

TT Hạng mục ĐVT Kết

quả Ghi chú

1 Đường giao thông liên tỉnh

Đườn g

3 Cao tốc TN-HN, QL3, TL.261

2 Đường giao thông nông thôn

Km 720 Nâng cấp và làm mới 3 Đê, kênh, trạm bơm và

hồđập

Dự án 100 Tưới 7.600ha đất SX nông nghiệp

4 Xã đạt nông thôn mới Xã 14 Đạt 100 % số xã của thị xã

Một phần của tài liệu Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Tại Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2019 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)